Báo Cáo Tình hình tiêu thụ mặt hàng gốm sứ của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ATEXTPORT tại

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    205090775" MỤC LỤC 1
    205090776" I. Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport: 2
    205090777" 1.Quá trình hình thành và phát triển: 2
    205090778" 2. Lĩnh vực kinh doanh: 3
    205090779" 3. Cơ cấu tổ chức của công ty: 3
    205090780" Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty. 4
    205090781" 4. Phân tích môi trường kinh doanh. 4
    205090782" 4.1. Thị trường: 4
    205090783" 4.2. Nhà cung cấp: 5
    205090784" 4.3. Một số đối thủ cạnh tranh: 5
    205090785" 4.3.1. Tổng công ty thương mại Hà Nội (Hapro): 5
    205090786" 4.3.2. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ (Hartexco): 6
    205090787" 4.3.3. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam (Generalexim): 6
    205090788" II. Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport năm 2007: 7
    205090789" 1.Một số vấn đề lý thuyết về phân tích tài chính doanh nghiệp. 7
    205090790" 1.1. Một số khái niệm về phân tích tài chính: 7
    205090791" 1.2. Ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp: 7
    205090792" 1.2.1. Ý nghĩa: 7
    205090793" 1.2.2. Nhiệm vụ: 8
    205090794" 1.3. Mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp: 8
    205090795" 1.4. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp: 9
    205090796" 2. Phân tích tình hình tài chính của công ty trong năm 2007: 10
    205090797" 2.1. Phân tích khái quát báo cáo tài chính của công ty: 10
    205090798" 2.1.1. Bảng cân đối kế toán: 10
    205090799" 2.1.2. Báo cáo kết quả kinh doanh: 13
    205090800" 2.1.3. Bảng lưu chuyển tiền tệ: 14
    205090801" 2.2. Phân tích các chỉ số tài chính: 15
    205090802" 2.2.1. Khả năng thanh toán: 15
    205090803" 2.2.2. Hiệu quả sử dụng tài sản: 17
    205090804" 2.2.3. Khả năng trả nợ: 18
    205090805" 3. Đánh giá chung: 21
    205090806" 3.1. Điểm mạnh: 21
    205090807" 3.2. Hạn chế và nguyên nhân: 21
    205090808" III. Đề xuất – giải pháp: 22
    205090809" 1. Đề xuất: 22
    205090810" 2. Báo cáo quá trình thực tập tại công ty: 23
    205090811" Tài liệu tham khảo. 24

    I. Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport:


    1.Quá trình hình thành và phát triển:

    Ngày 23/12/1964, theo Quyết định số 617/BNgT-TCCB của Bộ Ngoại Thương (nay là Bộ Thương Mại) công ty XNK Thủ công mỹ nghệ (nay là công ty cổ phần XNK Thủ công mỹ nghệ Việt Nam) được thành lập.

    Trước năm 1975 khi đất nước còn chiến tranh ác liệt, Mỹ và các nước tư bản thực hiện cấm vận kinh tế Việt Nam nên việc xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là hàng thủ công mỹ nghệ .Tuy nhiên, với sự nỗ lực cố gắng của mình, công ty vẫn duy trì hoạt động xuất khẩu, hoàn thành được nhiệm vụ mà Nhà nước và Bộ giao.

    Thời kỳ từ năm 1976 đến trước năm 90 mặc dù là thời kỳ hoà bình thống nhất đất nước nhưng công ty chủ yếu xuất khẩu trả nợ và xuất khẩu theo nghị định thư với các nước XHCN. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, công ty vẫn tổ chức tốt việc triển khai sản xuất và thu gom hàng nên kim ngạch xuất khẩu hàng năm đều tăng, năm sau tăng hơn năm trước mà đỉnh cao là năm 1988 công ty xuất khẩu được gần 100 triệu rúp , đồng thời công ty đưa mở rộng thị trường ra một số nước tư bản phát triển như Pháp, Đức, Tây Ban Nha

    Năm 1991 đánh dấu bước chuyển quan trọng của Công ty từ cơ chế bao cấp sang cơ chế hạch toán kinh doanh, việc xuất khẩu theo nghị định thư và độc quyền không còn nữa, vậy nên công ty gặp rất nhiều khó khăn do cơ chế cũ để lại, cả về con người lẫn cơ sở vật chất và công nợ. Tuy nhiên dưới sự lãnh đạo sáng suốt của tập thể lãnh đạo công ty và sự chỉ đạo sát sao của Bộ Thương Mại, công ty đã dần dần đẩy mạnh xuất khẩu với kim ngạch hàng năm khoảng 30 triệu đô la.

    Thời kỳ từ năm 2000 đến nay chứng kiến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và Đông Nam á, cạnh tranh gay gắt giữa những người sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, song công ty đã biết kết hợp giữa sản xuất, xuất khẩu và quảng bá thương hiệu, tạo lập vị trí xứng đáng trên thị trường. Ghi nhận những thành tích lớn lao của tập thể cán bộ công nhân viên, Nhà nước đã trao tặng Công ty Huân Chương Lao Động hạng nhất năm 2004.

    Tới năm 2005, công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần, buộc công ty phải tự vươn lên để khẳng định vị trí và thương hiệu của mình, trên con đường hội nhập và phát triển. Việc kinh doanh và quản lý có hiệu quả, tạo ra lợi nhuận và mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đóng vai trò quyết định. Do đó Artexport cam kết xây dựng một thương hiệu vững chắc, khẳng định bước tiến của công ty trên con đường hội nhập và trở thành địa chỉ tin cậy cho các bạn hàng trong nước và quốc tế.



    2. Lĩnh vực kinh doanh:

    - Kinh doanh xuất nhập khẩu (trực tiếp, uỷ thác) hàng thủ công mỹ nghệ, nguyên vật liệu, vật tư, máy móc, thiết bị các loại (thi công xây dựng, ngành điện, văn phòng, trang thiết bị y tế), vật liệu xây dựng, nôị thất, hoá chất(trừ hoá chất Nhà nước cấm), hàng tiêu dùng, hàng nông, lâm, hải sản, khoáng sản, hàng công nghệ phẩm, dệt may, hàng da,sản xuất và gia công chế biến các sản phẩm gỗ mỹ nghệ, thêu ren, các hàng hoá tiêu dùng.
    - Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng và nhà ở, kho bãi , nhà xưởng sản xuất;
    - Kinh doanh dịch vụ đại lý bán hàng hoá cho các nhà sản xuất, thương mại, tổ chức hội chợ, triển lãm thủ công mỹ nghệ ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
    - Kinh doanh phương tiện vận tải.
    - Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...