Tiểu Luận Tình hình tiếp nhận sử dụng vốn ODA ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tổng quan về vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

    1.1. Khái niệm về vốn hỗ trợ phát triển chính thức.

    ODA là tên viết tắt của cụm từ Official Development Assistance có nghĩa là: Hỗ trợ phát triển chính thức hay Viện trợ phát triển chính thức. Hiện nay trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về ODA nhưng nói chung những quan điểm này đều có chung một bản chất. Theo cách hiểu chung nhất thì ODA là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với những điều kiện ưu đãi của các cơ quan tài chính , các tổ chức quốc tế các nước, các tổ chức phi chính phủ nhằm hỗ trợ phát triển cho các nước khác.

    1.2. Phân loại.

    1.2.1. Phân loại theo nguồn cung cấp và nơi tiếp nhận:

    - Theo nguồn cung cấp :

    + ODA song phương: là viện trợ phát triển chính thức của chính phủ nước này dành cho chính phủ nước kia.

    + ODA đa phương: là viện trợ phát triển chính thức của một tổ chức quốc tế hoặc của chính phủ một nước dành cho chính phủ một nước khác nhưng được thực hiện thông qua các tổ chức Quốc tế. Ví dụ: Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP)

    - Theo nơi tiếp nhận :

    + ODA thông thường: là hỗ trợ cho nước có thu nhập bình quân đầu người thấp.

    + ODA đặc biệt: là hỗ trợ cho các nước đang phát triển với thời hạn cho vay ngắn, lãi suất cao hơn so với ODA thông thường.

    1.2.2. Phân loại theo tính chất:

    + Viện trợ không hoàn lại là viện trợ cấp không, không phải trả lại và thường được thực hiện dưới hai dạng: Hỗ trợ kỹ thuật, viện trợ nhân đạo bằng hiện vật.

    + Viện trợ có hoàn lại: Viện trợ có hoàn lại thực chất là vay tín dụng với điều kiện ưu đãi. Tính ưu đãi thể hiện qua mức lãi xuất cho vay thấp thường dưới 3%/năm, thời gian kéo dài.

    + Hình thức hỗn hợp: ODA theo hình thức nay bao gồm một phần là ODA không hoàn lại và một phần là ODA vốn vay ưu đãi.

    1.2.3. Phân loại theo điều kiện:

    + ODA không ràng buộc: Là việc sử dụng nguồn tài trợ không bị ràng buộc bởi người sử dụng hay mục đích sử dụng. VD: Thụy Điển là nước duy nhất cung cấp ODA không điều kiện.

    + ODA có ràng buộc: Là nguồn ODA được cung cấp chỉ giới hạn cho một số công ty.hay chỉ được cung cấp nguồn ODA với điều kiện là phải sử dụng nguồn vốn này cho những lĩnh vực nhất định hay những dự án cụ thể.

    + ODA ràng buộc một phần: Nước nhận viện trợ phải dành một phần ODA chi ở nước viện trợ (như mua sắm hàng hóa hay sử dụng các dịch vụ của nước cung cấp ODA), phần còn lại có thể chi ở bất cứ đâu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...