Luận Văn Tình hình thương mại giữa việt nam và các nước khối nam Mỹ

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC


    1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NAM MỸ 1
    1.1. Lịch sử 1
    1.1.1. Trước thế kỷ 16 1
    1.1.2. Sau thế kỷ 16 1
    1.2. Địa lý 2
    1.3. Kinh tế 3
    1.4. Ngôn ngữ 4
    2. TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC KHỐI NAM MỸ 5
    2.1. Việt nam - Argentina 5
    2.1.1. Quan hệ ngoại giao 5
    2.1.2. Quan hệ chính trị 5
    2.1.3. Quan hệ thương mại 6
    2.1.4. Những thuận lợi và khó khăn 8
    2.1.5. Quan hệ đầu tư 9
    2.1.6. Du lịch 9
    2.1.7. Các lĩnh vực khác 10
    2.2. Việt Nam – Bolivia 11
    2.2.1. Quan hệ ngoại giao 11
    2.2.2. Quan hệ thương mại 11
    2.2.3. Hợp tác về đầu tư 12
    2.2.4. Những thuận lợi và khó khăn 13
    2.3. Việt Nam – Brasil 13
    2.3.1. Quan hệ ngoại giao 13
    2.3.2. Quan hệ chính trị 13
    Hai nước đã trao đổi nhiều đoàn nhiều đoàn cao cấp: 13
    2.3.3. Quan hệ thương mại 14
    2.3.4. Về đầu tư 15
    2.3.5. Những thuận lợi và khó khăn 15
    2.4. Việt Nam – Chilê 15
    2.4.1. Quan hệ ngoại giao 15
    2.4.2. Quan hệ chính trị 16
    2.4.3. Quan hệ thương mại 16
    2.4.4. Những thuận lợi và khó khăn 17
    2.5. Việt Nam – Colombia 18
    2.6. Việt Nam - Ecuador 19
    2.7. Việt Nam – Guyana 19
    2.8. Việt Nam – Paraguay 19
    2.8.1. Quan hệ ngoại giao 19
    2.8.2. Quan hệ thương mại 20
    2.8.3. Những thuận lợi và khó khăn 22
    2.9. Việt Nam – Peru 22
    2.9.1. Quan hệ ngoại giao 22
    2.9.2. Quan hệ thương mại 23
    2.9.3. Hợp tác đầu tư 25
    2.9.4. Những thuận lợi và khó khăn 25
    2.10. Việt Nam – Suriname 25
    2.11. Việt Nam – Uruguay 26
    2.11.1. Quan hệ ngoại giao 26
    2.11.2. Quan hệ chính trị 26
    2.11.3. Quan hệ thương mại 26
    2.11.4. Quan hệ đầu tư 29
    2.11.5. Những thuận lợi và khó khăn 29
    2.12. Việt Nam – Venezuela 29
    2.12.1. Quan hệ ngoại giao 29
    2.12.2. Quan hệ chính trị 29
    2.12.3. Quan hệ thương mại 30
    2.12.4. Quan hệ đầu tư 31
    2.12.5. Những thuận lợi và khó khăn 31


    1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NAM MỸ
    Diện tích : 17,840,000 km2
    (6,890,000 dặm vuông)
    Dân số : 385,742,554
    Mật độ dân số : 21.4/km2 (56.0/dặm vuông)
    Quốc gia : 12
    Phần phụ thuộc : 3
    Múi giờ : UTC-2 đến UTC-5
    Thành phố lớn nhất :


    Nam Mỹ (hay Nam Mĩ) là phần lục địa nằm ở phía Tây của Nam bán cầu Trái Đất thuộc châu Mỹ, bắt đầu từ phía nam kênh đào Panama trở xuống. Vùng này cũng chiếm phần lớn khu vực Mỹ Latinh do người dân ở đây chủ yếu sử dụng tiếng Tây Ban Nha và tiếng Bồ Đào Nha.
    1.1. Lịch sử
    1.1.1. Trước thế kỷ 16
    Vùng Nam Mỹ trước thế kỷ 16, là khu vực sinh sống của nhiều bộ tộc. Trong đó, bộ tộc Inca là hùng mạnh nhất, họ đã thành lập cho mình một đế chế hùng mạnh với mức độ tổ chức cao. Thời kỳ huy hoàng nhất, diện tích của đế chế đã chiếm phần lớn diện tích của Nam Mỹ. Họ đã xây dựng nên một nền văn hóa nông nghiệp phát triển rực rỡ trên dãy Andes.
    Nhưng đến năm 1532, khi Francisco Pizarro đổ bộ vào bờ biển Peru trong tháng 4 năm 1532, thì nền văn hóa Inca cũng như của các dân tộc khác của Nam Mỹ bắt đầu suy tàn. Dẫn đến việc, đến cuối thế kỷ 16, phần lớn Nam Mỹ đã trở thành thuộc địa của bọn thực dân phương Tây( Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Các dân tộc bị tàn sát đẫm máu vì những vũ khí hiện đại mà trước giờ họ chưa từng nhìn thấy.
    1.1.2. Sau thế kỷ 16
    Các thuộc địa Tây Ban Nha giành được độc lập trong khoảng những năm 1804 và 1824, Simón Bolívar và José de San Martín là những người lãnh đạo phong trào. Bolívar là tướng quân dẫn đầu cuộc Nam tiến trong khi Jose de San Martín đã đưa quân bản bộ của mình tiến dọc theo dãy Andes, và hội quân với tướng Bernardo O'Higgins tại Chile. Và từ Chile, các ông lại tiếp tục Bắc tiến sau khi đã tập trung được lực lượng. Hai cánh quân cuối cùng đã liên thủ được với nhau tại Guayaquil, Ecuador khi họ đụng đầu với cánh quân của Hoàng gia Tây Ban Nha. Cánh quân Hoàng gia này bị đánh bại và buộc phải đầu hàng.
    Tại Brasil, thuộc địa cũ của Bồ Đào Nha, chính Dom Pedro I, con trai của vua Bồ Đào Nha Dom Jõao VI, là người tuyên bố "Brasil độc lập" vào năm 1822. Ông này trở thành hoàng đế đầu tiên của Brasil. Hành động của Dom Pedro I nhận được sự chấp thuận của Hoàng gia Bồ Đào Nha.
    Dẫu cho Bolivar đã cố gắng kêu gọi và có những hành động nhằm nhất thể hóa về chính trị đối với những khu vực nói tiếng Tây Ban Nha mới giành được độc lập, nhưng sự kì khu của ông hầu như không có kết quả. Các khu vực này nhanh chóng tuyên bố độc lập, tham gia vào các cuộc cạnh tranh lẫn nhau và phần lớn đều giải quyết bằng bạo lực. Các cuộc chiến nổi tiếng trong quãng thời gian này là cuộc Chiến tranh Đồng minh Ba nước và Chiến tranh Thái Bình Dương.
    Một vài quốc gia mới giành được độc lập trong thế kỉ 20:


    Quốc gia Nước từng chiếm đóng Năm độc lập
    Trinidad và Tobago
    Anh Quốc
    1962
    Suriname
    Hà Lan
    1975
    Guyana
    Anh Quốc 1966


    Riêng lãnh thổ Guyane thuộc Pháp vẫn duy trì trạng thái chính trị là một phần nằm trong nước Cộng hòa Pháp, và mới đây lãnh thổ này là nơi mà Cơ quan Không gian châu Âu (European Space Agency) đặt một trong những trạm không gian chính yếu của họ - trạm Centre Spatial Guyanais.
    1.2. Địa lý
    Địa hình Nam Mỹ phân hóa rất rõ nét từ Tây sang Đông : Dãy Andes, trung du, và các đồng bằng phía Tây. Ngày nay Nam Mỹ gồm các quốc gia:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...