Luận Văn Tình hình thực tế kế toán mua bán hàng hóa tại liên hiệp HTX Thương Mại TP.HCM Sài Gòn CO.OP

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    CHƯƠNG I.
    CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KẾ TOÁN QUÁ TRÌNH MUA BÁN HÀNG HOÁ

    I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN HÀNG HOÁ
    I.1 Đặc diểm hoạt động kinh doanh thương mại

    Khái niệm: Quá trình đưa sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất đến lĩnh vực tiêu dùng thông qua hình thức mua bán gọi là lưu chuyển hàng hoá. Hàng hoá lưu thông trong nước gọi là nội thương, hàng hoá mua bán ra nước ngoài gọi là kinh doanh xuất nhập khẩu.
    Phân loại hàng hoá: Hàng hoá trong kinh doanh thương mại thường được phân theo các ngành như sau:
    + Hàng vật tư, thiết bị
    + Hàng công nghệ phẩm tiêu dùng
    + Hàng lương thực – thực phẩm
    Đặc điểm hoạt động thương mại: Ngành thương mại thực hiện chức năng nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng. Đối tượng kinh doanh của ngành thương mại là hàng hoá – đó là những sản phẩm lao động được các doanh nghiệp thương mại mua về để bán ra nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu.
    Quá trình bán hàng trong doanh nghiệp thường được thực hiện theo 2 phương thức: bán buôn và bán lẻ. Đặc trưng của bán buôn là bán với số lượng lớn, khi chấm dứt quá trình mua, bán thì hàng hoá chưa đến tay người tiêu dùng mà phần lớn hàng hoá vẫn còn trong lĩnh vực lưu thông, hoặc vào lĩnh vực sản xuất để chế biến rồi trở lại lĩnh vực lưu thông. Còn đặc trưng của bán lẻ hàng hoá là bán trực tiếp cho người tiêu dùng, kết thúc quá trình bán lẻ là hàng hoá đó đã vào lĩnh vực tiêu dùng.Hoạt động bán buôn và bán lẻ, tuy mỗi hoạt động có những đặc trưng khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau trong việc hoàn thành phân phối lưu thông hàng hoá, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng trong xã hội phát triển cân đối
    Trong các doanh nghiệp thương mại, vốn hàng hoá là vốn chủ yếu nhất và nghiệp vụ kinh doanh hàng hóa là nghiệp vụ phát sinh thường xuyên và chiếm 1 khối lượng công việc rất lớn và quản lý hàng hoá là nội dung quản lý quan trọng hàng đầu trong doanh nghiệp thương mại. Vì vậy, việc tổ chức tốt công tác kế toán lưu chuyển hàng hoá có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp.
    I.2 Nhiệm vụ cơ bản của kế toán hàng hoá
    - Ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời về tình hình lưu chuyển hàng hoá ở doanh nghiệp về mặt giá trị và hiện vật. Tính toán phản ánh đúng đắn trị giá vốn hàng nhập kho, xuất kho và trị giá vốn của hàng tiêu thụ.
    - Kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về quá trình mua hàng, bán hàng. Xác định đúng kết quả kinh doanh hàng hoá. Đồng thời chấp hành đúng các chế độ tài chính về chứng từ, sổ sách nhập, xuất kho, bán hàng hoá và tính thuế. Cung cấp thông tin tổng hợp và thông tin chi tiết cần thiết về hàng hoá kịp thời phục vụ cho quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
    - Theo dõi chặt tình hình tồn kho hàng hoá, giảm giá hàng hoá tổ chức kiểm kê hàng hoá đúng quy định, báo cáo kịp thời hàng tồn kho.
    I.3 Nguyên tắc hạch toán hàng hoá
    - Hạch toán hàng hoá phải hạch toán chi tiết cả về giá trị và hiện vật. Kế toán phải theo dõi từng thứ, từng chủng loại quy cách theo từng địa điểm quản lý và sử dụng. Luôn đảm bảo sự khớp đúng về giá trị và hiện vật giữa thực tế với số liệu trên kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết
    - Trong từng trường hợp cụ thể, nếu xét thấy hàng hoá có khả năng giảm giá so với thực tế đã ghi sổ kế toán, thì doanh nghiệp được phép lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải được thực hiện theo đúng cơ chế quản lý tài chính hiện hành.
    - Một doan nghiệ chỉ được áp dụng một trong hai phương pháp hạch toán hàng hoá theo phương pháp kê khai thường xuyên hoặc phương pháp kiểm kê đinh kỳ. Việc lựa chọn phương pháp hạch toán nào phải căn vào đặc điểm, tính chất, số lượng chủng loại hàng hoá và yêu cầu quản lý để có sự vận dụng thích hợp và phải được thực hiện nhất quán trong niên độ kế toán.
    - Tổ chức kế toán hàng hoá phải đảm bảo nguyên tắc kiểm tra, chống thất thoát, gian lận, vì vậy kế toán hàng hoá và thủ kho thường được giao cho 2 nhân viên độc lập
    I.4 Tính giá hàng hóa
    Hàng hoá hiện có ở các doanh nghiệp bao giờ cũng được phải ánh trong sổ sách kế toán và trong báo cáo kế toán theo trị giá vốn thực tế – tức là đúng với số tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra về những hàng hoá đó. Sự hình thành trị giá vốn hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại có thể phân biệt ở các giai đoạn trong quá trình vận động của hàng hoá:
    (1) trị giá vốn của hàng hoá tại thời điểm mua hàng chính là trị giá mua thực tế phải thanh toán cho người bán theo hoá đơn (tính theo giá bán chưa có thuế GTGT)
    Trường hợp các doanh nghiệp thương mại mua hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để bán thì được khấu trừ thuế GTGT là 4% tính trên giá hàng hoá mua vào (trị giá mua hàng hoá theo hoá đơn được ghi sổ kế toán là 96%). Theo thông tư 106/1999/TT BTC)
    (2) Trị giá vốn hàng mua nhập kho = Trị giá mua ghi trên hoá đơn + Chi phí thu mua + Thuế nhập khẩu (nếu có)
    Trường hợp doanh nghiệp phải bỏ thêm chi phí để sơ chế, phân loại, chọn lọc nhằm làm tăng giá trị hoặc khả năng tiêu thụ của hàng hoá thì bộ phận giá trị này cũng được tính vào trị giá vốn hàng mua nhập kho.
    Nếu doanh nghiệp có tổ chức sản xuất để tao thêm nguồn hàng thì giá nhập kho là giá thành thực tế sản xuất ra sản phẩm hàng hoá.
    (3) Trị giá vốn của hàng hoá đã tiêu thụ trong kỳ = trị giá vốn hàng xuất kho để bán + chi phí bán hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho lượng hàng hoá đã tiêu thụ
    Trị giá vốn hàng hoá xuất bán = trị giá mua thực tế của hàng hoá xuất kho để bán (kể cả thuế nhập khẩu) + chi phí mua hàng phân bổ cho hàng đã bán.
    Trị giá mua thực tế hàng hoá xuất kho có thể được xác định theo 1 trong 4 phương pháp:
    + Nhập trước xuất trước (FIFO)
    + Nhập sau xuất trước (LIFO)
    + Bình quân gia quyền
    + Thực tế đích doanh
    Trong trường hợp doanh nghiệp ghi chép kế toán chi tiết hàng hoá theo giá hạch toán, cuối tháng khi đã tính được trị giá mua thực tế của hàng hoá nhập kho kế toán sẽ tính trị giá mua thực tế hàng hoá xuất kho theo công thức:
    Trị giá mua thực tế hàng hoá xuất kho = trị giá hạch toán của hàng hoá xuất kho trong tháng * hệ số giá hàng hoá
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...