Luận Văn Tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2010 và kế hoạch năm 2011 của ngành công thương

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 21/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN THỨ NHẤT
    TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VÀ
    HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI NĂM 2010
    I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NĂM 2010
    Năm 2010 là năm cuối cùng nước ta thực hiện kế hoạch 5 năm 2006 -2010, Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 - 2010 và cũng là năm đất
    nước ta có nhiều sự kiện quan trọng.
    Kinh tế Việt Nam năm 2010 chịu tác động của nhiều yếu tố từ bên
    ngoài: Kinh tế thế giới phục hồi chậm, chưa vững chắc, không đồng đều giữa
    các nước, khu vực; xuất hiện nhiều nguy cơ, thách thức mới; xu hướng tăng
    cường bảo hộ mậu dịch trên thế giới
    Trong nước, nền kinh tế đã lấy lại đà tăng trưởng, lạm phát được kìm
    chế, các cân đối vĩ mô được ổn định, nhiều nhóm giải pháp thực hiện mục tiêu
    năm 2010 do Chính phủ đề ra đã được thực hiện bước đầu có hiệu quả, không
    khí phấn khởi của cả nước, của toàn Đảng, toàn dân tập trung sức phấn đấu đạt
    mức cao nhất các mục tiêu Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, đại hội Đảng bộ
    các cấp và chuẩn bị cho đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI vào đầu năm
    2011. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách
    thức: kinh tế tăng trưởng nhưng chưa thực sự ổn định, khả năng tái lạm phát
    cao vẫn tiềm ẩn, nhập siêu còn lớn, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp
    Quán triệt các Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương, của Bộ Chính
    trị, của Quốc hội, Chính phủ đã ban hành các Nghị quyết về những giải pháp
    chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch (Nghị quyết số 03/NQ-CP và Nghị quyết
    số 18/NQ-CP). Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự phối hợp của các
    bộ, ngành và các địa phương, sự đồng thuận và sự hưởng ứng tích cực của toàn
    dân và doanh nghiệp, nền kinh tế nước ta tiếp tục giữ được sự ổn định và có
    chuyển biến tích cực. Các cân đối kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định. Xuất khẩu tiếp
    tục tăng. Nhịp độ tăng GDP năm 2010 ước đạt 6,78%, trong đó công nghiệp và
    xây dựng đạt 7,7% (riêng công nghiệp khoảng 7%). Đến cuối năm 2010, tỷ
    trọng ngành công nghiệp và xây dựng đạt 41,1% (riêng công nghiệp chiếm
    34,2%). Giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành tăng 14,0% so với năm 2009.
    II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2010
    CỦA NGÀNH CÔNG THƯƠNG
    1. Công tác triển khai thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Chính
    phủ và Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch năm 2010, trong đó có Nghị
    quyết số 03/NQ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2010 và Nghị quyết số 18/NQCP ngày 06 tháng 4 năm 2010
    Triển khai thực hiện Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 15 tháng 01 năm
    2010 và Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ,
    Bộ trưởng Bộ Công Thương đã có Quyết định số 0819/QĐ-BCT ngày 09
    2
    tháng 02 năm 2010 ban hành Chương tr ình hành động của ngành Công
    Thương thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ
    đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân
    sách nhà nước năm 2010 và Chỉ thị số 13/CT-BCT ngày 12 tháng 4 năm 2010
    triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp bảo đảm ổn
    định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đạt nhịp độ tăng trưởng kinh tế
    khoảng 6,5% trong năm 2010. Sau một năm thực hiện, những kết quả đạt được
    chủ yếu như sau :
    2. Các kết quả đạt được
    2.1. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp
    luật, các đề án, các quy hoạch phát triển
    2.1.1. Về xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật:
    Trong năm 2010, Bộ Công Thương đã chủ trì so ạn thảo, trình Quốc hội thông
    qua 2 Luật; trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ 14 dự thảo văn bản quy
    phạm pháp luật, trong đó Chính phủ đã ban hành 6 Nghị định thuộc lĩnh vực
    quản lý nhà nước ngành Công Thương. Ngoài ra, Bộ đã xây dựng và ban hành
    theo thẩm quyền 39 thông tư (trong đó có 8 Thông tư và 1 Quyết định của Thủ
    tướng Chính phủ nằm ngoài chương trình) trong các lĩnh vực hoạt động kinh
    doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, thị trường điện lực, khuyến công, cụm
    công nghiệp, kinh doanh phân bón, hóa chất nguy hiểm, năng lượng tái tạo,
    năng lượng nguyên tử, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, sử dụng năng lượng
    tiết kiệm và hiệu quả, thương mại điện tử, các quy định về xử phạt vi phạm
    hành chính .
    Bên cạnh công tác xây dựng pháp luật, Bộ đã triển khai nhiều chương
    trình phổ biến, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, theo dõi thực thi pháp luật với
    kết quả tốt. Bộ cũng đã có các hoạt động hợp tác pháp luật với nước ngoài (dự
    án MUTRAP III, ACWL) bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần
    nâng cao chất lượng công tác xây dựng, rà soát văn bản quy phạm pháp luật
    trong nước, phù hợp với các cam kết quốc tế về thương mại.
    2.1.2. Về xây dựng các đề án, các quy hoạch phát triển: Trong năm
    2010, Bộ đã chỉ đạo triển khai lập 22 quy hoạch, trong đó có 1 2 quy hoạch
    chuyển tiếp từ năm 2009 trên các lĩnh vực điện lực, khoáng sản, hóa chất, hạ
    tầng thương mại . Cho đến nay, tất cả các Quy hoạch đã và đang được triển
    khai khẩn trương theo đề cương và tiến độ đề ra; có 10 quy hoạch đã được
    thẩm định và trình các cấp có thẩm quyền ban hành. Tuy nhiên, tiến độ xây
    dựng các quy hoạch nhìn chung còn chậm so với kế hoạch đã đề ra.
    2.2. Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng, nâng
    cao năng lực sản xuất phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu
    2.2.1. Đẩy mạnh sản xuất công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp
    luôn tăng qua từng quý, cộng chung cả năm, toàn ngành tăng 14,0% so với
    năm 2009; trong đó: khu vực kinh tế nhà nước tăng 7,4%; khu vực ngoài nhà
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...