Luận Văn Tình hình thực hiện nghiệp vụ tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn dài 80 trang
    Định dạng file word


    1
    CHƯƠNG 1: RỦI RO VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC HẠN CHẾ
    RỦI RO KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG
    CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ
    Trong ngoại thương, việc thanh toán giữa các nhà xuất khẩu và nhập khẩu
    thuộc hai quốc gia khác nhau phải được tiến hành thông qua ngân hàng bằng những
    phương thức thanh toán nhất định. Việc lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế
    nào tùy thuộc vào sự thương lượng giữa các bên và phù hợp với tập quán cũng như
    luật lệ trong thanh toán và buôn bán quốc tế. Trong các phương thức như chuyển
    tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ . thì phương thức tín dụng chứng từ được sử dụng
    rất phổ biến. Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn này chỉ đề cập đến phương thức
    TDCT. Trước tiên, ta hãy khái quát về thanh toán quốc tế.
    1.1 THANH TOÁN QUỐC TẾ
    1.1.1 Khái niệm
    Thanh toán quốc tế là việc thực hiện nghĩa vụ tiền tệ phát sinh từ hoạt động
    mậu dịch và phi mậu dịch giữa các cá nhân, tổ chức tại quốc gia này với cá nhân và
    tổ chức ở quốc gia khác hoặc giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế thông qua hệ
    thống ngân hàng.
    1.1.2 Các điều kiện trong thanh toán quốc tế
    Để thực hiện TTQT, điều khoản thanh toán quy định trong hợp đồng ngoại
    thương các bên tham gia phải quan tâm đến các điều kiện về tiền tệ, thời hạn thanh
    toán, phương thức thanh toán và bộ chứng từ thanh toán.
    Điều kiện về tiền tệ
    Hầu hết các quốc gia trên Thế giới đều có đồng tiền riêng của đất nước mình.
    Tỷ lệ trao đổi giữa các đồng tiền có thể thay đổi làm ảnh hưởng đến quyền lợi của
    các bên liên quan. Vì vậy, trong kinh doanh quốc tế các nhà xuất nhập khẩu đặc biệt
    lưu ý đến điều kiện về tiền tệ. Trong thương mại quốc tế thường xuất hiện hai loại
    tiền tệ: tiền tệ dùng để tính toán hợp đồng và tiền tệ dùng để thanh toán hợp đồng.
    Hai loại tiền tệ này có thể giống nhau hoặc khác nhau, có thể là tiền tệ của nước










    2
    xuất khẩu, tiền tệ của nước nhập khẩu hoặc tiền tệ của một nước thứ ba.
    Điều kiện về thời gian thanh toán
    Thời gian thanh toán có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận và gây ra rủi ro cho các
    doanh nghiệp xuất nhập khẩu.Vì vậy, điều kiện về thời gian thanh toán đặc biệt
    được lưu ý trong kinh doanh quốc tế để cân đối giữa rủi ro và lợi nhuận. Thông
    thường các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thỏa thuận thanh toán trước khi giao hàng,
    ngay khi giao hàng hoặc sau khi giao hàng.
    Điều kiện về phương thức thanh toán
    PTTT là cách thức hai bên trong quan hệ hợp đồng ngoại thương thực hiện
    chuyển tiền và nhận tiền. Hiện nay, các NHTM cung cấp nhiều PTTT tiện ích, đa
    dạng cho khách hàng như: chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ, . Mỗi PTTT
    đều có đặc điểm riêng và có thể gây rủi ro, bất lợi hoặc tạo thuận lợi cho các bên. Vì
    vậy, các bên cần phải lưu ý khi lựa chọn PTTT trong kinh doanh quốc tế.
    Điều kiện về bộ chứng từ thanh toán
    Bộ chứng từ mô tả hàng hóa, dịch vụ và toàn bộ quá trình thực hiện hợp đồng.
    Nhà xuất khẩu phải lập bộ chứng từ xuất trình để chứng minh việc giao hàng của
    mình. Nhà nhập khẩu sẽ nhận hàng dựa trên bộ chứng từ nhà xuất khẩu lập. Trong
    một số phương thức, việc quyết định thanh toán chỉ dựa vào bộ chứng từ nhà xuất
    khẩu xuất trình. Với mong muốn hạn chế rủi ro trong thương mại, nhà nhập khẩu
    thường đòi hỏi chứng từ đầy đủ về số lượng, nội dung, hoàn hảo đến từng chi tiết và
    đôi khi cả đơn vị phát hành chứng từ. Điều này có thể làm gia tăng chi phí, tốn thời
    gian cho nhà xuất khẩu, thậm chí đôi khi nhà xuất khẩu không thể thực hiện được.
    Vì vậy, ngay từ thời điểm ký hợp đồng, các bên cần phải quy định rõ ràng về bộ
    chứng từ thanh toán để tạo thuận lợi cho quá trình mua bán.
    1.1.3 Các phương thức thanh toán quốc tế thông dụng
    Phương thức TTQT là cách thức thực hiện chi trả một hợp đồng xuất nhập
    khẩu thông qua trung gian ngân hàng bằng cách trích tiền từ tài khoản của nhà nhập
    khẩu và chuyển vào tài khoản của nhà xuất khẩu căn cứ vào hợp đồng ngoại thương
    và chứng từ thương mại do hai bên cung cấp. Mỗi PTTT đều có đặc điểm riêng và










    3
    ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các bên. Hiện nay, trong TTQT người ta
    thường sử dụng các PTTT như: chuyển tiền, nhờ thu, CAD, tín dụng chứng từ
    (tham khảo phụ lục 1)
    1.1.4 Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế
    Ngày nay, ngoại trừ những hoạt động mua bán nhỏ, một số giao dịch hạn chế
    tại biên giới được chi trả bằng tiền mặt; hầu như các hoạt động kinh doanh hợp
    pháp trên Thế giới đều được thực hiện thông qua các định chế tài chính trung gian.
    Với chức năng trung tâm thanh toán, hoạt động TTQT của NHTM đã trở thành một
    dịch vụ không thể thiếu và đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế hàng hóa.
    Trước hết hoạt động TTQT đẩy nhanh tiến độ toàn cầu hóa, hội nhập hóa của
    các nước trên Thế giới. Thật vậy, TTQT được nảy sinh từ các hoạt động thương
    mại, mua bán, trao đổi giữa các chủ thể trên Thế giới. Mối quan hệ giữa các bên
    tham gia và bản chất của các giao dịch thương mại sẽ quyết định hình thức chuyển
    tiền thanh toán. Tuy nhiên, trong quá trình chi trả, độ an toàn, tính chính xác, sự bảo
    mật, chi phí của nghiệp vụ thanh toán sẽ tác động mạnh và thúc đẩy quan hệ thương
    mại ngày càng mở rộng và phát triển. Vì vậy, hoạt động TTQT đóng một vai trò
    quan trọng trong việc thực hiện quá trình hội nhập của một quốc gia đối với phần
    còn lại của Thế giới.
    TTQT còn góp phần nâng cao tốc độ chu chuyển vốn trên toàn Thế giới. Thật
    vậy, sự gia tăng vượt trội của đầu tư quốc tế trong những năm qua đã tạo nên những
    dòng vốn khổng lồ trên toàn cầu. Thực trạng này đòi hỏi hoạt động TTQT phải
    nhanh chóng, chính xác. Thông qua mạng lưới TTQT, các NHTM đã đẩy nhanh tốc
    độ chu chuyển của luồng tiền, tăng nhanh vòng quay vốn, góp phần phân bổ nguồn
    vốn giữa các thị trường, các vùng, lãnh thổ trên toàn cầu ngày càng hiệu quả.
    Đối với hệ thống NHTM, TTQT là dịch vụ mang lại lợi nhuận cao. Nghiệp vụ
    TTQT có mối quan hệ tương hỗ và tạo điều kiện phát triển các hoạt động kinh
    doanh khác của ngân hàng như: kinh doanh ngoại tệ, tài trợ ngoại thương, bảo lãnh,
    đầu tư, ngân quỹ Và cùng với các nghiệp vụ này, hoạt động TTQT đã mở rộng
    phạm vi giao dịch, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng ra ngoài trụ sở










    4
    hành chính của nó.
    1.2 PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
    1.2.1 Khái niệm
    Tín dụng chứng từ là PTTT trong đó một ngân hàng (Ngân hàng phát hành thư
    tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (Người yêu cầu phát hành thư tín dụng) cam
    kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng hoặc chấp nhận hối phiếu do
    người này ký phát trong phạm vi số tiền khi người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ
    thanh toán phù hợp với những điều khoản và điều kiện nêu ra trong thư tín dụng.
    Qua khái niệm về phương thức tín dụng chứng từ, chúng ta có thể thấy các
    bên tham gia trong phương thức này gồm có: người yêu cầu mở thư tín dụng,
    người thụ hưởng, ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo, ngân hàng xác nhận .
    (tham khảo phụ lục 2)
    Thư tín dụng
    Trong phương thức TDCT thì thư tín dụng là văn bản quan trọng nhất. Thư tín
    dụng (Letter of Credit) gọi tắt là L/C là văn bản do một ngân hàng phát hành theo
    yêu cầu của khách hàng, cam kết sẽ thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán cho
    người thụ hưởng một số tiền nhất định vào một thời gian nhất định khi người thụ
    hưởng xuất trình các chứng từ phù hợp với điều khoản và điều kiện nêu ra trong thư
    tín dụng.
    Thư tín dụng được lập ra trên cơ sở hợp đồng ngoại thương cũng như các hợp
    đồng khác. Tuy nhiên, khi đã được phát hành thì thư tín dụng hoàn toàn độc lập với
    hợp đồng cơ sở bởi lẽ, khi thanh toán cho người thụ hưởng, ngân hàng chỉ căn cứ
    vào những quy định trong thư tín dụng mà không quan tâm đến điều kiện trong hợp
    đồng cơ sở. Bên cạnh đó, ngân hàng chỉ có trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ xuất
    trình và đưa tra quyết định thanh toán dựa trên bộ chứng từ xuất trình đó, ngân hàng
    hoàn toàn được miễn trách nhiệm đối với tình trạng hàng hóa được giao, mọi tranh
    chấp về hàng hóa do nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu tự giải quyết với nhau trên cơ
    sở hợp đồng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...