Luận Văn Tình hình thực hiện luật thuế GTGT tại công ty dệt may Hà Nội

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tình hình thực hiện luật thuế GTGT tại Cty dệt may Hà Nội
    PHẦN I
    TỔNG QUAN VỀ THUẾ GTGT
    I.Một số nhận thức cơ bản về thuế
    1.Khái niệm thuế:
    Nghiên cứu về lịch sử tồn tại và phát triển của Nhà nước qua các triều đại, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mình, Nhà nước chỉ có thể và cần phải dùng quyền lực để bắt buộc các thành viên trong xã hội có nghĩa vụ đóng góp một phần sản phẩm, một phần thu nhập cho Nhà nước. Hình thức đóng góp ấy chính là nộp thuế. Ngay từ khi Nhà nước ra đời thì thuế cũng xuất hiện, thuế là “sản phẩm” tất yếu từ sự xuất hiện của bộ máy Nhà nước. Ngược lại, đến lượt nó, thuế là công cụ đảm bảo cung cấp phương tiện vật chất đảm bảo cho sự tồn tại và hoạt động của hệ thống bộ máy Nhà nước. Bàn về mối quan hệ giữa thuế và Nhà nước, Mac viết : “Thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy Nhà nước, là thủ đoạn đơn giản để kho bạc thu được tiền hay tài sản của người dân để dùng vào việc chi tiêu của Nhà nước” (Mac-Enghen tuyển tập-NXB Sự thật, Hà Nội, 1961, tập 2). Enghen cũng viết : “Để duy trì quyền lực công cộng, cần phải có sự đóng góp của công dân cho Nhà nước, đó là thuế má” (Enghen: Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và Nhà nước-NXB Sự thật, Hà Nội, 1962).
    Ra đời và tồn tại cùng Nhà nước, từ đó đến nay thuế đã trải qua quá trình phát triển và hoàn thiện lâu dài, đồng thời người ta đưa ra không ít các khái niệm về thuế trên các góc độ khác nhau:
    - Các nhà kinh điển cho rằng “Thuế là cái mà Nhà nước thu của dân nhưng không bù lại” và “thuế cấu thành nên phần thu của chính phủ, nó được lấy ra từ sản phẩm của đất đai và lao động trong nước, xét cho cùng thì thuế được lấy ra từ tư bản hay thu nhập của người chịu thuế” (Lênin toàn tập-Tập 15).
    - Hiện nay, trong một số tài liệu, các tác giả viết “Thuế là khoản đóng góp theo quy định của pháp luật mà Nhà nước bắt buộc mọi tổ chức và cá nhân phải có nghĩa vụ nộp vào cho NSNN” (Giáo trình lý thuyết tài chính - Đại học Thương Mại).
    - Trên góc độ phân phối thu nhập, người ta đưa ra khái niệm về thuế như sau: “Thuế là hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước (Quỹ NSNN) để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng của Nhà nước”.
    Như vậy, có nhiều khái niệm khác nhau về thuế. Tuy nhiên, các khái niệm này chưa thể hiện hết bản chất kinh tế của thuế. Trong cơ chế kinh tế thị trường, khái niệm về thuế được đưa ra như sau: “ Thuế là một biện pháp động viên bắt buộc của Nhà nước đối với các thể nhân và pháp nhân nhằm bắt buộc các thể nhân và pháp nhân trích một phần thu nhập do kinh doanh, do lao động, do đầu tư Tài chính, do lưu giữ, chuyển dịch tài sản mang lại . nộp cho NSNN” (Giáo trình lý thuyết tài chính – Tiền tệ).
    2.Đặc điểm của thuế:
    Thứ nhất, thuế có tính cưỡng chế và tính pháp lý cao: Đặc điểm này của thuế xuất phát từ việc đảm bảo thu thuế thông qua hệ thống các văn bản về thuế cùng với các biện pháp cưỡng chế mang tính bắt buộc được thực hiện bởi các cơ quan thu thuế của Nhà nước.
    Thứ hai, thuế là khoản đóng góp không mang tính hoàn trả trực tiếp: Nhà nước thu thuế và không hoàn trả lại, mà để phục vụ cho những chi tiêu công cộng, phục vụ cho nhu cầu của Nhà nước và nhu cầu của mọi cá nhân trong xã hội. Đặc điểm này cũng phân biệt thuế với phí và lệ phí.
    Thứ ba, các chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế chịu ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, chính trị và xã hội trong những thời kỳ nhất định.
    Thứ tư, các chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế chỉ được giới hạn trong phạm vi biên giới quốc gia với quyền lực pháp lý của Nhà nước đối với con nguời và tài sản, hay nói cách khác, thuế mang tính lãnh thổ cao.
    Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế và sự gia tăng quyền lực của Nhà nước, thuế đang ngày càng được hoàn thiện hơn cả về nội dung và hình thức. Vai trò của thuế không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo nguồn thu cho NSNN mà còn góp phần quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thực hiện sự bình đẳng, điều hòa thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội và thực hiện việc phân phối lại của cải trong xã hội.
     
Đang tải...