Luận Văn Tình hình thực hiện lợi nhuận tại công ty dược phẩm Trung ương 1.

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP
    TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
    I. LỢI NHUẬN VÀ VAI TRÒ CỦA LỢI NHUẬN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
    1. Khái niệm
    Doanh nghiệp là một tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân thuộc các thành phần kinh tế và các lĩnh vực sản xuất như: thương mại, dịch vụ người ta có thể căn cứ vào tính chất sở hữu để phân chia các doanh nghiệp thành doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân hoặc căn cứ vào mục tiêu kinh doanh để phân chia ra những doanh nghiệp kinh doanh vì mục đích lợi nhuận và kinh doanh không vì mục đích lợi nhuận mà vì mục đích công ích phục vụ nền kinh tế xã hội. Ngoại trừ các doanh nghiệp kinh doanh không vì mục đích lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường để tồn tại và phát triển bền vững, đòi hỏi các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh phải thu được lợi nhuận. Vậy lợi nhuận là gì?
    Theo David Ricado: lợi nhuận là phần giá trị thừa ra ngoài tiền công, giá trị hàng hoá do người lao động tạo ra luôn lớn hơn số tiền công họ được trả, phần chênh lệch đó chính là lợi nhuận.
    Theo Các Mác: Lợi nhuận là số tiền nhà tư bản thu được nhiều hơn so với chi phí tư bản bỏ ra.
    Theo Adam Smith: Lợi nhận là khoản khấu trừ vào gía trị sản phẩm người lao động tạo ra.
    Đứng dưới góc độ tài chính thì lợi nhuận là phần chênh lệch giữa thu nhập và chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được thu nhập đó cho một thời kỳ. Với khoản thu nhập này doanh nghiệp tiến hành bù đắp các khoản chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh như: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao máy móc thiết bị, chi phí tiêu thụ sản phẩm, chi phí quản lý nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh tiếp diễn bình thường. Phần thu nhập còn lại sau khi đã bù đắp các khoản chi phí chính là lợi nhuận. Thực chất lợi nhuận phản ánh phần giá trị thạng dư vượt quá phần giá trị tât yếu mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
    Như vậy ta có thể xác định được công thức tổng quát của lợi nhuận trong các doanh nghiệp.
    Lợi nhuận = Thu nhập – Chi phí
    2. Vai trò của lợi nhuận
    - Lợi nhuận giữ một vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì theo cơ chế thị trường, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì điều quyết định vẫn là doanh nghiệp đó phải tạo ra được lợi nhuận. Vì vậy, lợi nhuận được coi là đòn bẩy kinh tế quan trọng đồng thời là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó biểu hiện bằng tiền toàn bộ sản phẩm thặng dư do kết quả của người lao động mang lại.
    - Lợi nhuận tác động đến tất cả các hoạt động của doanh nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có lợi nhuận ngày càng cao thì tình hình tài chính sẽ ổn định và tăng trưởng, tạo sự tín nhiệm cao trên thương trường, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị phần trong và ngoài nước.
    - Lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nói lên kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu doanh nghiệp phấn đấu cải tiến hoạt đông sản xuất kinh doanh làm giảm giá thành sản phẩm thì lợi nhuận sẽ tăng một cách trực tiếp. Ngược lại nếu chi phí cao, giá thành sản phẩm tăng thì lợi nhuận sẽ bị giảm. vì vậy lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng sản xuất kinh doanh.
    - Lợi nhuận là nguồn tích luỹ quan trọng để tái sản xuất mở rộng, bù đắp thiệt hại, rủi ro cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động có lợi nhuận sẽ có điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, đảm bảo quyền lợi cho người lao động, có điều kiện trích lập các quỹ như quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng, quỹ dự phòng tài chính, quỹ phúc lợi
    - Đối với Nhà nước lợi nhuận là một nguồn thu quan trọng cho NSNN thông qua việc thu thuế thu nhập doanh nghiệp, trên cơ sở đó đảm bảo nguồn lực tài chính của nền kinh tế quốc dân, củng cố tăng cường tiềm lực quốc phòng, duy trì bộ máy quản lý hành chính Nhà nước.
    Đặc biệt lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động và các doanh nghiệp ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trên cơ sở chính sách phân phối lợi nhuận đúng đắn, phù hợp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...