Báo Cáo Tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh vận tải của liên hiệp đường sắt Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Lý luận về kế hoạch
    1. Khái niệm, vai trò của kế hoạch
    1.1 Khái niệm.

    Khi nhắc đến khái niệm kế hoạch các nhà kinh tế thường đề cập tới hai khái niệm liên quan, đó là khái niệm về lập kế hoạch và khái niệm Kế hoạch hoá. Đây là hai khái niệm rất quan trọng và không thể thiếu khi nhắc tới kế hoạch.
    a) Lập kế hoạch
    Đối với khái niệm lập kế hoạch, theo quan niệm phổ thông, lập kế hoạch được hiểu là vạch ra những công việc (các hoạt động) sẽ thực hiện trong tương lai theo một cách thức, trình tự, tiến độ nhất định nhằm đạt được mục tiêu đã định trước.
    Lập kế hoạch là khái niệm phổ biến riêng có ở mỗi con người. Mỗi người bình thường về trí tuệ đều có khả năng tự vạch ra hoạt động cho mình và cho những đối tượng mà mình quản lý. Lập kế hoạch là qía trình tìm kiếm các giải đáp cho các câu hỏi chủ yếu sau: Chúng ta đang đứng ở đâu ? Mục tiêu cần đạt là gì ? Nên làm cái gì và làm như thế nào ? Làm thế nào để biết chúng ta đã đi đến đích ?
    Như vậy, lập kế hoạch là qúa trình xây dựng một chương trình tiến độ tối ưu cho việc thực hiện các mục tiêu đã lựa chọn của hệ thống dựa trên cơ sở tính toán một cách đầy đủ và khoa học về các điều kiện, các phương tiện, các nguồn lực hiện có và sẽ có trong tương lai.
    Việc lập kế hoạch ngoài việc đề ra các chỉ tiêu có tác dụng:
    - Làm cho các tổ chức quan tâm, theo dõi tìm kiếm và duy trì các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu đã định.
    - Làm cho các hoạt động được thống nhất và hài hoà với các phương thức, mục tiêu đã chọn.
    - Cho phép theo dõi được các hoạt động, đánh giá, điều chỉnh để đi đến mục tiêu.
    b) Kế hoạch hoá
    Về khái niệm kế hoạch hoá,đây là một khái niệm tương đối rộng và có nhiều quan điểm khác nhau do tiếp cận từ những góc độ không giống nhau.
    - Theo Michael P. Todaro: “ Kế hoạch hoá kinh tế vỉ mô là một loại hình hoạt động của chính phủ nhằm phối hợp việc ra những quyết định tương đối dài hạn về kinh tế và nhằm tác động trực tiếp ( thậm chí trong một số trường hợp còn kiểm soát) đối với mức tuyệt đối và tốc độ tăng trửơng tuyệt đối của những biến số kinh tế chủ yếu ( như thu nhập , tiêu dùng, việc làm, đầu tư , tiết kiệm, xuất khẩu, nhập khẩu, .), để đạt được các mục tiêu phát triển đã xác định . Kế hoạch hoá là cơ chế mà nhà nước sử dụng để kiểm soát toàn bộ nền kinh tế .”
    - Theo Diana Conyer và Peter Hills: “ Kế hoạch hoá là quá trình quyết định, lựa chọn liên tục các phương án khác nhau về sử dụng nguồn lực có hạn chế để đạt được các mục tiêu đề ra cho một thời kỳ nhất định trong tương lai.”
    - Theo tổng hợp của giáo sư Tony Killick, khái niệm kế hoạch hoá ở các nước thế giới thứ ba bao gồm các đặc trưng sau:
    +Xuất phát từ những quan điểm và mục đích chính trị của chính phủ, Kế hoạch hoá xác định những mục tiêu chính sách liên quan đến sự phát triển trong tương lai của nền kinh tế .
    +Kế hoạch hoá phát triển không chỉ bao gồm những mục tiêu mà còn thể hiện những mục tiêu đó thành những chỉ tiêu cụ thể.
    + Kế hoạch hoá là quá trình xây dựng những qui tắc và chính sách nhất quán về mặt nội dung để thực hiện những mục tiêu đề ra cũng như hướng dẫn việc thực hiện những chỉ tiêu kế hoạch và những quyết định chính sách thường nhật.
    + Kế hoạch hoá là quá trình toàn diện tầm kinh tế quốc dân, đồng thời có thể kế hoạch hoá cho từng lĩnh vực.
    + Để đảm bảo tính tối ưu và tính nhất quán, kế hoạch hoá kinh tế quốc dân thường sử dụng một số mô hình kinh tế lượng ít nhiều đã được công nhận chính thức để dự báo những hướng phát triển của nền kinh tế trong tương lai.
     
Đang tải...