Luận Văn Tình Hình Thực Hiện Hai Luật Thuế GTGT & TNDN Ở An Giang Và Các Giải Pháp Khắc Phục

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lý do chọn đề tài:
    Thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là hai luật thuế còn rất mới mẻ với nước ta, một nước có nền kinh tế đang trên đà phát triển, nhưng không lạ lắm đối với các nước phát triển. Việc áp dụng hai luật thuế mới này để thay thế cho thuế doanh thu (DT) và thuế lợi tức (LT) sẽ mang lại tính đúng đắn trong cách tính thuế, tránh trường hợp đánh thuế hai lần trên một đơn vị sản phẩm, giúp cho người kinh doanh chủ động hơn trong việc xác định thuế phải nộp ngân sách Nhà nước. Việc thi hành hai luật thuế mới này sẽ mở màn cho một giai đoạn phát triển mới của đất nước, phù hợp với xu hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
    Thời gian thực hiện thuế GTGT và TNDN của cả nước nói chung, An Giang nói riêng đến nay đã hơn hai năm. Trong hai năm này, được xem là thời gian khó khăn nhất của ngành thuế, của người kinh doanh do tính mới mẻ của luật thuế mới này. Cũng trong thời gian này đã phát sinh rất nhiều điều mới lạ ở công tác quản lý của ngành thuế và mới lạ phát sinh ở người kinh doanh.
    Nhưng từ khi thực hiện cho đến nay, ở tỉnh An Giang chưa có một đề tài khoa học nào nghiên cứu về chủ đề thuế GTGT và TNDN. Vì vậy tôi chọn đề tài này tổng kết lại hai năm đầu thực hiện thuế GTGT và TNDN, phát hiện ra một số nhược điểm còn hạn chế của Luật thuế và đề xuất giải pháp khắc phục.
    2. Giả thiết nghiên cứu:
    Trong thời gian thực hiện thuế GTGT và thuế TNDN vừa qua đã làm xuất hiện nhiều điều mới mẻ:
    Hình thức trốn thuế diễn ra ngày càng phong phú và đa dạng.
    Luật thuế GTGT chưa thật sự hòan chỉnh cần được bổ sung.
    Khâu mua bán từ cửa hàng thương mại bán trực tiếp cho người tiêu dùng, cán bộ quản lý không kiểm soát được doanh số thực của doanh nghiệp.
    Có doanh nghiệp cho rằng thuế GTGT phải nộp nhiều hơn thuế DT trước đây và chế độ kế toán sổ sách rườm rà, phức tạp khi áp dụng hai luật thuế này.
    Tất cả những vấn đề nảy sinh vừa nêu trên xuất phát từ việc áp dụng hai luật thuế mới ở An Giang. Thuế GTGT và thuế TNDN trong thời gian đầu áp dụng ở nước ta không thể tránh khỏi những trở ngại và khó khăn, nhưng điều quan trọng hơn hết là chúng ta cần phải tìm hiểu, phát hiện ra và tìm ra giải pháp nhằm khắc phục nó.
    3
    3. Mục tiêu nghiên cứu:
    Nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề nổi bật nhất về trở ngại trong công tác quản lý của cán bộ thuế và tình hình vi phạm tính trung thực của các nhà DN trong việc khai báo thuế GTGT và thuế TNDN với Cục thuế An Giang. Từ đó đề xuất một số giải pháp có tính thực thi cho công tác quản lý thuế ở An Giang, đề nghị khắc phục những nhược điểm mà Luật thuế đã thể hiện trong thời gian vừa qua. Và chính sự xuất hiện thuế GTGT đã làm cho ngành thuế có nhiều sự thay đổi, vì vậy thuế GTGT cũng là nội dung chính mà đề tài sẽ phân tích.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    4.1. Đối tượng nghiên cứu:
    Việc áp dụng Thuế GTGT và thuế TNDN ở các doanh nghiệp thuộc Cục thuế quản lý.
    Công tác quản lý thuế của Cục Thuế An Giang.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu:
    Những qui định của Luật thuế GTGT và thuế TNDN.
    Tình hình thu thuế của cơ quan thuế tỉnh An Giang.
    Những phát sinh thực tế trong thời gian đầu áp dụng hai luật thuế mới ở An Giang.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
    Đánh giá công tác quản lý thuế hai năm 1999 và 2000 ở An Giang.
    Tìm ra những ưu nhược điểm của luật thuế GTGT.
    Tính thực thi của việc áp dụng ở người kinh doanh về hai luật thuế mới.
    Đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho công tác quản lý và thực hiện của nhà kinh doanh.
    6. Phương pháp nghiên cứu:
    6.1. Phương pháp tiếp cận:
    Trao đổi với cán bộ quản lý cục thuế An Giang về kinh nghiệm trong quản lý, đề nghị Cục thuế cung cấp số liệu, thông tin được ngành tổng kết trong thời gian vừa qua.
    Trò chuyện với các Nhà doanh nghiệp về những diễn biến thuận lợi và bất lợi của thuế GTGT và thuế TNDN trên thị trường.
    Ðặt câu hỏi thông qua hình thức trò chuyện với người dân bán nông, lâm, thủy sản chưa qua chế biến khi bán sản phẩm làm ra.
    Trao đổi với người tiêu dùng về sự quan tâm khi mua sắm hàng hóa.
    6.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể:
    – Nghiên cứu lý thuyết:
    Nghiên cứu Luật thuế DT và LT, Luật thuế GTGT và TNDN, cùng việc tham khảo các tài liệu có liện quan trong quá trình thực hiện đề tài (xem danh mục tham khảo). 4
    – Nghiên cứu thực tiễn:
    Thu thập thông tin thông qua trao đổi với DN, cán bộ quản lý thuế, người bán các mặt hàng nông lâm, thủy sản chưa qua chế biến, người tiêu dùng.
    Kiến thức thực tiễn thu được trong thời gian tham gia công tác quản lý trong ngành thuế trước đây và được bổ sung từ báo chí, từ những người bạn cộng sự trong ngành trước đây.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...