Luận Văn Tình hình thực hiện chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa thành phố hồ chí minh và t

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 2/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
    GIỮA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ TỈNH CÀ MAU GIAI ĐOẠN 2009 - 2015

    [TABLE="width: 979"]
    [TR]
    [TD]TT
    [/TD]
    [TD]ĐƠN VỊ, NỘI DUNG HỢP TÁC
    [/TD]
    [TD]CÔNG VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN
    (đến tháng 6/2011)
    [/TD]
    [TD]KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NĂM 2011 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1
    [/TD]
    [TD]Sở Công Thương
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]Sở Công Thương của hai địa phương đã ký kết Kế hoạch phối hợp các lĩnh vực:
    - Hợp tác trao đổi thông tin, kinh nghiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực công thương như: Xây dựng chính sách quản lý xây dựng và phát triển các khu, cụm điểm CN-TTCN, trung tâm thương mại, siêu thị, quản lý thị trường, bán hàng đa cấp, nhượng quyền thương mại, kinh doanh xăng dầu và bình ổn giá, xúc tiến thương mại, .
    - Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp danh sách, giới thiệu các đơn vị sản xuất công nghiệp có nhu cầu di dời để tỉnh Cà Mau nghiên cứu và tiếp xúc, đồng thời Cà Mau sẽ giới thiệu các khu công nghiệp thuộc thành phố Hồ Chí Minh đến Hiệp hội doanh nghiệp, các Hội nghề và các Tổng công ty, các đơn vị của Cà Mau có nhu cầu đầu tư tại thành phố Hồ Chí Minh.
    - Hợp tác kêu gọi đầu tư vào các ngành công nghiệp trọng điểm của hai địa phương: chế biến nông - lâm - thủy - hải sản, sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc - gia cầm - thủy cầm, dệt may, da dày, bao bì, cơ khí phục vụ nông nghiệp, điện tử - công nghệ thông tin và các ngành công nghiệp phụ trợ.
    - Hợp tác kêu gọi các nhà doanh nghiệp của thành phố đầu tư xây dựng khai thác các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
    - Hợp tác phát triển về thương mại điện tử.
    [/TD]
    [TD] - Hai Sở Công thương trao đổi, thống nhất phương án thực hiện Kế hoạch chung đã ký kết, phân kỳ thực hiện.
    - Kết hợp với các cơ quan hữu quan Cà Mau làm việc với Tập Đoàn dệt may và Công ty CP may Nhà Bè trao đổi, khảo sát thực tế thống nhất vị trí triển khai dự án may mặc xuất khẩu tại Cà Mau.
    - Hợp tác kêu gọi, xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực công thương trọng điểm;
    - Hợp tác trong lĩnh vực trao đổi kinh nghiệm về cải cách hành chính, hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý nhà nước của hai Sở.
    - Liên kết hợp tác trao đổi thông tin trong các lĩnh vực đấu tranh chống buôn lậu, buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm, chống sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quy định về sở hữu công nghiệp; chống các hành vi đầu cơ, lũng đoạn thị trường, gian lận thương mại của các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn.
    - Cà Mau giới thiệu các khu công nghiệp tỉnh Cà Mau, các dự án đầu tư trung tâm thương mại đến các doanh nghiệp, hiệp hội ở TP. Hồ Chí Minh.
    - TP.HCM giới thiệu, cung cấp danh sách các đơn vị sản xuất công nghiệp có nhu cầu di dời, các đầu mối tiêu thụ nông sản, hải sản của Cà Mau
    [/TD]
    [TD]- Tiếp tục kêu gọi các nhà hảo tâm trên địa bàn TP.HCM ủng hộ tài chính xây dựng cầu giao thông nông thôn
    - Dự kiến thời gian tới sẽ tổ chức gặp gỡ, trao đổi thông tin, thống nhất lại Chương trình hợp tác cho phù hợp với tình hình hiện nay; tiếp tục mời gọi đầu tư các dự án có trong chương trình phát triển ngành công thương của hai địa phương. Danh mục dự án của Cà Mau trong tập Danh mục dự án mời gọi đầu tư do Trung tâm Xúc tiến Thương mại Du lịch & Đầu tư cập nhật trong cuốn Cà Mau Tiềm năng & Cơ hội 2010.


    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2
    [/TD]
    [TD]Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]Sở Nông nghiệp và PTNT của hai địa phương đã ký kết bản thỏa thuận hợp tác:
    - Hợp tác quản lý nhà nước về phòng chống dịch bệnh, quản lý chất lượng sản phẩm:
    + Phối hợp thực hiện quản lý kiểm dịch, vận chuyển quản lý chất lượng thuốc thú y, thủy sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón.
    + Cung cấp, trao đổi thông tin, kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, kiểm dịch động vật và kiểm soát giết mổ, công tác chẩn đoán điều trị bệnh gia súc, gia cầm và vệ sinh an toàn thực phẩm.
    + Phối hợp quản lý, trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý giống, kiểm dịch động vật, thực vật sau nhập khẩu.
    - Hợp tác trong ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật:
    + Thông tin và trao đổi kinh nghiệm khuyến nông, chú trọng khuyến nông đô thị, khuyến ngư, nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất an toàn (GAP).
    + Phối hợp giới thiệu chuyển giao các giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản có năng suất, chất lượng cao (tùy theo khả năng thế mạnh của mỗi địa phương).
    + Hỗ trợ các mô hình sản xuất kinh doanh dịch vụ, kinh tế tập thể và trang trại theo công nghệ mới và an toàn.
    + Phối hợp nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ, khai thác tổng hợp có hiệu quả tài nguyên rừng ngập mặn ven biển.
    + Liên kết đào tạo cán bộ nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp.
    - Hợp tác trong lĩnh vực đầu tư phát triển vùng nguyên liệu nông nghiệp - thủy sản gắn với chế biến và tiêu thụ, nghiên cứu xây dựng các mô hình nông thôn.
    + Trên cơ sở quy hoạch ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ giới thiệu và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư thành phố Hồ Chí Minh đầu tư vào tỉnh Cà Mau xây dựng vùng nguyên liệu (lúa, rau màu, cây ăn trái, thủy sản, ) và đầu tư sản xuất kinh doanh giống cây trồng vật nuôi, sơ chế biến, chế biến hàng xuất khẩu.
    + Trao đổi kinh nghiệm phát triển các mô hình quản lý bền vững trên cơ sở bảo vệ, duy trì hệ sinh thái gắn với đời sống của người dân vùng rừng, tham quan học tập các mô hình sản xuất hiệu quả, bền vững.
    + Trao đổi kinh nghiệm trong việc xây dựng dự án phát triển sản xuất rau an toàn tại các huyện Năm Căn, Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình và thành phố Cà Mau (thuộc tỉnh Cà Mau).
    + Tăng cường các mối quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Cà Mau. Làm đầu mối để giới thiệu các hiệp hội, ngành nghề, các doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác hoặc đầu tư sản xuất kinh doanh nông nghiệp - thủy sản trên địa bàn hai địa phương.
    - Ứng dụng công nghệ thông tin và xúc tiến thương mại:
    + Trao đổi hỗ trợ nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý, ứng dụng các phần mềm quản lý; xây dựng thương hiệu.
    + Tổ chức tập huấn và trao đổi kinh nghiệp, kỹ năng về công tác thông tin thị trường nông - lâm - thủy sản.
    + Hỗ trợ xúc tiến thương mại với nhiều hình thức để quảng bá, tiêu thụ các loại nông sản có thế mạnh của hai địa phương, nhất là vận động, tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các hội chợ, phiên chợ Nông nghiệp - Thủy sản tại tỉnh Cà Mau và tại thành phố Hồ Chí Minh.

    [/TD]
    [TD]- Sở NN&PTNT Tp. HCM hướng dẫn Văn phòng Sở Nông nghiệp và PTNT Cà Mau thành lập BCĐ ISO; xây dựng các quy trình xử lý công việc của Văn phòng Sở; biện pháp kiểm tra, đánh giá khi thực hiện các quy trình ISO.
    - Về lĩnh vực Phát triển nông thôn: Bản thỏa thuận đã được ký kết (14/10/2009); Ngày 20/01/2010 Chi cục PTNT Tp. Hồ Chí Minh có đoàn công tác về khảo sát hiện trạng sản xuất muối tại xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. Qua đó chuyển giao kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất muối sạch theo phương pháp kết tinh muối trên ruộng trải bạt cho Chi cục PTNT Cà Mau. Tuy nhiên mô hình này vẫn chưa triển khai thực hiện vì nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, diêm dân tại xã Tân Thuận không thuộc đối tượng này. Đồng thời đoàn công tác Tp. HCM có tổ chức chuyến thăm quan vùng nguyên liệu: chuối, cá đồng, mật ong, tại khu rừng đặc dụng Vồ Dơi.
    - Từ ngày 7-9/5/2010 Chi cục Phát triển nông thôn đã tổ chức chuyến làm việc và học tập kinh nghiệm tại Chi cục Phát triển nông thôn TP.HCM và một số địa phương có triển khai thực hiện một số lĩnh vực TP. HCM có kinh nghiệm và thế mạnh như: Phương pháp sản xuất muối sạch (muối được kết tinh trên nền trải bạt) tại HTX Muối Tiến Thành huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh; Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Củ Chi TP. HCM; Trao đổi kinh nghiệm về Phát triển Kinh tế Hợp tác, Kinh tế trang trại.
    - Ngày 29/10/2010 Chi cục PTNT Tp. Hồ Chí Minh tổ chức đoàn tham quan học tập kinh nghiệm mô hình HTX, THT nuôi cá kèo thâm canh tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau với 20 lượt người đến tham quan học tập kinh nghiệm.
    - Qua chuyến làm việc trên, Chi cục PTNT Cà Mau đã được đơn vị bạn chia sẻ một số kinh nghiệm và tài liệu tham khảo quan trọng ở một số mặt như: Kinh nghiệm tổ chức và cách thức thực hiện thí điểm Chương trình xây dựng nông thôn mới; Kinh nghiệm về hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại; Cách thức hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho Hợp tác xã nông nghiệp; Hiệu quả và kỹ thuật sản xuất của mô hình sản xuất muối trãi bạt, công nghệ - kỹ thuật bơm, điều tiết nước trong sản xuất muối bằng cơ giới (nhằm giảm công lao động, tăng hiệu quả sản xuất muối cho diêm dân).
    - Nuôi trồng thủy sản: Chỉ góp ý “Bản thỏa thuận chương trình hợp tác quản lý hoạt động thủy sản giữa Chi cục quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Tp. Hồ Chí Minh và Chi cục nuôi trồng thủy sản Cà Mau giai đoạn 2009 - 2015”. Đến nay chưa được Chi cục QLCL và BVNL thủy sản Tp. Hồ Chí Minh gửi lại để hai bên ký kết.
    - Nội dung cơ bản: quản lý, cách ly giống thủy sản nhập khẩu vào địa bàn tỉnh Cà Mau, nhưng từ khi phối hợp đến nay chưa có lô giống thủy sản nào nhập vào Cà Mau qua cửa khẩu trên địa bàn Chi cục QLCL và BVNL thủy sản TP. Hồ Chí Minh quản lý.
    - Thú y: Bước đầu thực hiện trao đổi thông tin về tình hình dịch bệnh, phối hợp trong kiểm dịch động vật và kinh nghiệm trong quản lý các lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung.
    - Khai thác & BVNL: Thông qua Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn - lợi thủy sản TP. Hồ Chí Minh, Chi cục KT&BVNLTS Cà Mau hợp đồng với Trường Trung học Kỹ thuật nông nghiệp Tp. Hồ Chí Minh tổ chức các lớp đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng và thuyền viên tàu cá ở các xã, thị trấn ven biển thuộc địa bàn tỉnh Cà Mau theo Đề án hỗ trợ đào tạo các chức danh trên tàu cá tỉnh Cà Mau giai đoạn 2010- 2012.
    - Đã đào tạo được 19 lớp (Trong đó: thuyền trưởng hạng 5: 01 lớp với 28 học viên; thuyền trưởng hạng nhỏ: 06 lớp với 292 học viên; Máy trưởng tàu cá hạng nhỏ 07 lớp với 270 học viên và thuyền viên: 05 lớp với 292 học viên).
    - Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản: Tp. Hồ Chí Minh và Cà Mau đã thống nhất về việc trao đổi hợp tác giữa hai đơn vị như: Hợp tác thử nghiệm, xét nghiệm bệnh thủy sản bằng phương pháp lamt; Trao đổi kinh nghiệm chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực thí nghiệm; Thường xuyên trao đổi thông tin, báo cáo số liệu, kỹ thuật chuyên môn về lĩnh vực xét nghiệm.
    - Trung tâm Công nghệ Sinh học Tp. Hồ Chí Minh thống nhất hỗ trợ theo Công Văn 144 ngày 07/5/2010 (cung cấp cho Trung tâm Kiểm nghiệm Chất lượng Nông Lâm Thủy sản Cà Mau, gồm: 50 mix Lamp sybr và 50 mix Lamp HNB; Hỗ trợ 19 mix MBV, 20 mix WSSV, 15 mix HPV, 20 mix IHHNV và 20 mix WSSV/IHHNV/MBV); Tham gia nhận xét ứng dụng tiến bộ kỹ thuật của Trung tâm Công nghệ Sinh học Tp. Hồ Chí Minh về 02 bộ kit WSSV gồm 02 phương pháp: PCR và Realtime PCR; Đào tạo nâng cao tay nghề các kiểm nghiệm viên về chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản và vi sinh trong thực phẩm; Tư vấn trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng và mua sắm trang thiết bị kiểm nghiệm.
    Bước sang năm 2011: Tiếp tục trao đổi kinh nghiệm về kiểm tra chẩn đoán bệnh tôm bằng phương pháp Real time PCR; Tiếp nhận Mix chẩn đoán bệnh đốm trắng trên tôm bằng phương pháp Real Time PCR nhằm kiểm chứng và so sánh độ nhạy cảm của bộ Mix.; Trao đổi kiến thức chuyên môn và chuyển giao công nghệ chẩn đoán bệnh đóm trắng trên tôm bằng bộ kit TQ WSSV; Đặt hàng và đưa vào sử dụng bộ kit TQ-MBV và TQ WSSV trong chẩn đoán bệnh trên tôm tại Trung tâm Kiểm nghiệm chất lượng Nông Lâm Thủy sản Cà Mau. Sở Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ cho Sở Nông nghiệp & PTNT Cà Mau 30 mix đốm trắng bằng phương pháp Lamp; 30 mix xét nghiệm gan tụy bằng phương pháp PCR; 30 mix xét nghiệm bệnh vỏ dưới và cơ quan tạo máu bằng phương pháp PCR.
    - Lâm nghiệp: Qua thực tế cho thấy, điều kiện tổ chức quản lý sản xuất của Tp. Hồ Chí Minh và Cà Mau về lĩnh vực này có nhiều khó khăn trong vấn đề hợp tác. Những khó khăn đó bao gồm: Rừng ngập mặn Cần Giờ của Tp. Hồ Chí Minh là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, không phải là rừng sản xuất và họ có cơ chế riêng cho quản lý khu vực này; trong khi ở Cà Mau, lĩnh vực quan tâm của chúng ta là vấn đề sản xuất bền vững. Đồng thời, Chi cục Lâm nghiệp Cà Mau là đơn vị quản lý Nhà nước chuyên ngành, phải hoạt động theo cơ chế quản lý chung của Nhà nước; Vị trí địa lý của khu vực rừng ngập mặn Cần Giờ và Cà Mau là khác nhau, do đó việc áp dụng các mô hình từ Tp. Hồ Chí Minh cho Cà Mau và ngược lại là chưa khả thi.
    Từ những khó khăn trên, hiện nay 2 đơn vị vẫn tiếp tục nghiên cứu cách tiếp cận hợp tác một cách hợp lý và khả thi trong điều kiện thực tế giữa 2 địa phương.
    - Kiểm lâm: Lãnh đạo hai đơn vị thường xuyên liên hệ trao đổi thông tin với nhau về các vấn đề có liên quan như: tình hình vi phạm và những khó khăn thuận lợi, vướng mắc trong việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản; việc cấp phép, quản lý các cơ sở gây nuôi động vật hoang dã, công tác bảo tồn thiên nhiên .
    Để góp phần làm phong phú thêm các loài, các cá thể động vật hoang dã ở vùng rừng tỉnh Cà Mau hai Chi cục đã trao đổi thống nhất việc Chi cục Kiểm lâm Tp. Hồ Chí Minh chuyển giao 57 cá thể động vật hoang dã gồm: Khỉ đuôi dài, kỳ đà, ba ba, rùa, rắn các loại . cho Chi cục Kiểm lâm Cà Mau để tổ chức thả vào Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau và Vườn Quốc gia U Minh hạ nhân dịp Tỉnh Cà Mau tổ chức tuần lễ văn hóa - Du lịch, công bố Quyết định công nhận khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau vào tháng 4/2010. Tháng 9/2010 Chi cục Kiểm lâm Cà Mau đã tổ chức đoàn cán bộ thăm quan học hỏi kinh nghiệm về QLBVR tại Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ; đầu tháng 11/2010 Ban lãnh đạo và lãnh đạo các phòng chức năng của Chi cục Kiểm lâm Cà Mau đã tổ chức trực tiếp đến Chi cục Kiểm lâm Tp. Hồ Chí Minh vào để trao đổi những nội dung phối hợp, qua đó nhằm củng cố mối quan hệ hợp tác ngày càng tốt hơn giữa hai đơn vị. Đồng thời lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm Tp. Hồ Chí Minh đã 03 lần đến Cà Mau để trao đổi, phối hợp công tác.
    - Bảo vệ thực vật: Chi cục BVTV Cà Mau đã liên hệ với Chi cục BVTV Tp. HCM và hẹn ngày hop để ký kết hợp tác nhưng đến ngày hợp thì ông Chi cục trưởng Chi cục BVTV TP.HCM phải đi công tác ở nước ngoài cho nên đến nay vẫn chưa ký kết hợp tác được. Mặt khác, khu vực Tp. HCM có diện tích cây nông nghiệp rất ít do đó sinh vật gây hại cây trồng cũng ít vì vậy việc hợp tác về chuyên môn có nhiều hạn chế.
    - Giống nông nghiệp: Đã liên hệ làm việc với Trung tâm Công nghệ sinh học thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tp. Hồ Chí Minh nhưng chưa chọn được mô hình phù hợp để hợp tác.
    - Trung tâm KN-KN: Đã tổ chức một chuyến làm việc, tham quan, học hỏi kinh nghiệm với Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư TP.Hồ Chí Minh vào ngày 14/4/2010:
    Tìm hiểu, tham khảo một số kinh nghiệm trong công tác điều hành hoạt động của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư TP.Hồ Chí Minh: Kinh nghiệm trong công tác dịch vụ tư vấn Khuyến nông – Khuyến ngư; Phát hành trang tin khuyến nông và thị trường; Xây dựng chuyên mục khuyến nông trên sóng phát thanh truyền hình; Xây dựng các mô hình khuyến nông công nghệ cao, khuyến nông đô thị
    Nhờ tư vấn hỗ trợ đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ khuyến nông khuyến ngư trong thời gian tới. Trong 8 tháng đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông TP.Hồ Chí Minh tổ chức tập huấn 01 lớp với 25 người tham dự, gồm 2 chuyên đề Kỹ thuật trồng rau an toàn và Khuyến nông đô thị do những cán bộ có nhiều kinh nghiệm của Trung tâm khuyến nông TP.Hồ Chí Minh giảng dạy.
    Tháng 04 năm 2011, Ban giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT cùng với Trung tâm KN-KN tỉnh Cà Mau có chuyến làm việc với Trung tâm Khuyến nông -Khuyến ngư Tp. Hồ Chí Minh, trao đổi một số chuyên đề sau: Trao đổi về lĩnh vực hoa kiểng, cá cảnh, rau an toàn, VietGap; Chuyển tải thông tin trên sóng phát thanh truyền hình; Hộp thư Khuyến nông; Xây dựng trang Web Khuyến nông; Mô hình “Cà phê Khuyến nông”.
    [/TD]
    [TD] - Đề nghị Văn phòng Sở NN&PTNT Tp. Hồ Chí Minh chỉ ra những kinh nghiệm trong quá trình tổ chức thực hiện và đánh giá nội bộ các quy trình xử lý công việc đang được áp dụng theo hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001: 2008; Trao đổi thông tin về hoạt động của các doanh nghiệp Tp. Hồ Chí Minh đang liên kết sản xuất tại địa bàn tỉnh Cà Mau về lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp; Giao lưu học tập kinh nghiệm trong công tác tổ chức Hội chợ, triển lãm.
    - Chi cục PTNT Cà Mau: Tiếp tục trao đổi kỹ thuật về sản xuất muối sạch để ứng dụng sản xuất tại xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi; Học hỏi mô hình mỗi làng 1 nghề, một sản phẩm tại Tp. HCM để áp dụng trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Cà Mau; Trao đổi kinh nghiệm và xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể tại các xã được chọn xây dựng nông thôn mới; Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm các mô hình đã được thực hiện tại xã phát triển nông thôn mới và liên kết tiêu thụ sản phẩm.
    - Chi cục nuôi trồng thủy sản: Phối hợp quản lý các chất xử lý môi trường, chế phẩm vi sinh dùng trong NTTS; Phối hợp quản lý, cách ly giống thủy sản nhập khẩu; Phối hợp về chuyển giao công nghệ sinh học và công nghệ thông tin.
    - Chi cục Thú y: Tiếp tục thực hiện Kế hoạch phối hợp giữa hai Chi cục.
    - Chi cục KT&BVNLTS Cà Mau tiếp tục phối hợp với trường Trung cấp Kỹ thuật Nông nghiệp Tp. Hồ Chí Minh đào tạo các chức danh trên tàu cá cho ngư dân theo Đề án “Hỗ trợ đào tạo các chức danh trên tàu cá giai đoạn 2010 – 2012”; Nghiên cứu hợp tác về bảo quản sản phẩm sau khai thác.
    - Chi cục QLCL Nông lâm sản và thủy sản: Phối hợp với Trung tâm Công nghệ Sinh học về chuyển giao công nghệ xét nghiệm bệnh trên động vật thủy sản bằng phương pháp LAMP; Hỗ trợ mix để xét nghiệm bệnh trên động vật thủy sản gồm các chỉ tiêu: MBV, WSSV, YHV, TSV, HPV, IHHNV ; Đào tạo kỹ thuật cho cán bộ của Trung tâm Kiểm nghiệm Chất lượng Nông Lâm Thủy sản Cà Mau về nghiên cứu nâng cao kỹ thuật phản ứng chuỗi PCR trong chẩn đoán bệnh động vật thủy sản; Tổ chức tham quan, tham gia học hỏi kinh nghiệm, thông tin khoa học phục vụ công tác kiểm nghiệm; Hỗ trợ kinh nghiệm học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn trong lĩnh vực phân tích dư lượng kháng sinh bằng phương pháp ELISA; kiểm tra chất lượng nước nuôi trồng thủy sản, nước sinh hoạt và nước uống; kiểm tra vi sinh trong thực phẩm.
    - Chi cục lâm nghiệp: Đang tiến hành nghiên cứu lập kế hoạch cụ thể cho từng nội dung nên chưa có hoạt động hợp tác nào cụ thể, sẽ tiến hành thảo luận cụ thể với phía đối tác rồi triển khai thực hiện.
    - Chi cục Kiểm lâm Cà Mau tiếp tục trao đổi tình hình quản lý bảo vệ rừng, quản lý, bảo vệ động vật hoang dã và tình hình công tác phòng cháy chữa cháy rừng, cung cấp cho nhau những thông tin có liên quan đến tình hình thực hiện nhiệm vụ của hai đơn vị; Tổ chức cho lãnh đạo các phòng nghiệp vụ và Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR đi tham quan, học tập các mô hình quản lý, gây nuôi các loài động vật hoang dã có hiệu quả tại Tp. Hồ Chí Minh; Chi cục Kiểm lâm Tp. Hồ Chí Minh cũng sẽ cử cán bộ chuyên môn nghiệp vụ xuống Chi cục Kiểm lâm Cà Mau để nghiên cứu học tập về mô hình Kiểm lâm địa bàn xã và công tác bảo tồn thiên nhiên; Chi cục Kiểm lâm Tp. Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục chuyển giao cho Chi cục Kiểm lâm Cà Mau một số loài động vật hoang dã mang tính đặc thù ở địa phương để thả vào hai Vườn quốc gia nhằm bảo tồn và phát triển.
    - Chi cục BVTV: Sẽ trao đổi về việc thực hiện các văn bản pháp luật trong lĩnh vực quản lý người sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV.
    - Trung tâm giống: Sẽ tiếp tục liên hệ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hồ Chí Minh tìm kiếm những mô hình giống cây trồng, vật nuôi phù hợp để chuyển giao đưa vào sản xuất.
    - Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Cà Mau: Tiếp tục thông tin trao đổi về khuyến nông và thị trường, chuyên mục khuyến nông trên sóng phát thanh truyền hình; khảo sát thực tế để xây dựng các mô hình khuyến nông công nghệ cao, khuyến nông đô thị.

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...