Luận Văn Tình hình thực hiện các dự án FDI ở Việt Nam trong thơì gian qua

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời Nói đầu

    Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là một nhân tố quan trọng cho sự phát triển kinh
    tế của các nước .Bên cạnh việc cung cấp , đầu tư trực tiếp nước ngoài còn tạo ra điều kiện
    chuyển giao công nghệ,kỹ năng và bí quyết quản lý tăng năng lực sản xuấtvà năng xuất
    lao động, mở rộng thị trường, xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh của công nghiệp nội
    địa, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
    Việt Nam đang trong quá trình phát triển và hội nhập,tham gia vào môi trường
    cạnh tranh đầy sôi động của khu vực nói riêng và thế giới nói chung.Bởi vậy khi mà
    chúng ta còn thiếu vốn, yếu kém về kỹ thuật thì nhu cầu về vốn và công nghệ là rất lớn và
    trở lên cần thiết hơn bao giờ hết.Nhân tố có thể đem lại điều nàý đó là đầu tư trực tiếp
    nước ngoài FDI. Xong vấn đề đặt ra là việc thu hút và sử dụng vốn này ra sao có đáp ứng
    dược nhu cầu phát triển của nền kinh tế không?Một trong những khâu quan trọng góp
    phần có thể nói là quyết định đến công cuộc đầu tư .Đó là thực hiện các dự án đầu tư .
    Do dự án đầu tư có các đặc điểm khác biệt :tồn tại lâu dài hoạt động lâu, tính cố
    định, tính cá biệt.Cho nên việc thực hiện các dự án diễn ra phức tạp và khó khăn nên
    chúng ta phải đưa ra các giải pháp này.
    Kết cấu của đề án gồm các phần:
    Lời nói đầu
    Chương I : Khái quát chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
    Chương II: Tình hình thực hiện các dự án FDI ở Việt Nam trong thơì gian qua
    Chương III:Giải pháp đẩy nhanh thực hiện các dự án FDI
    Kết luận

    Chương I
    Khái quát chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
    I. Tổng quan về nguồn vốn FDI trong đầu tư quốc tế.
    1. Khái niệm về đầu tư quốc tế
    Đầu tư quốc tế được định nghĩa là sự di chuyển tài sản như vốn, công nghệ, kỹ
    năng quản lý sang nước khác để kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận cao trên phạm
    vi toàn cầu. Nước nhận đầu tư gọi là nước chủ nhà, nước chủ đầu tư gọi là nước đầu tư.
    Đầu tư quốc tế còn mang một số đặc trưng khác với đầu tư nội địa:
    - Chủ sở hữu đầu tư là người nước ngoài: đặc điểm này có liên quan tới các
    khía cạnh về quốc tịch, luật pháp, ngôn ngữ, phong tục tập quán. Đây là yếu tố tăng thêm
    tính rủi ro và tăng chi phi đầu tư ở nước ngoài.
    - Các yếu tố đầu tư ra khỏi biên giới: Đặc điểm này có liên quan tới các khía
    cạnh chính sách, luật pháp, hải quan và cước phí vận chuyển.
    Vốn đầu tư được tính bằng ngoại tệ. Đặc điểm này có liên quan tới tỷ giá hối đoái
    và các chính sách tài chính tiền tệ của các nước tham gia đầu tư.
    - Đầu tư quốc tế được biểu hiện chủ yếu qua hai hình thức cơ bản: Đầu tư
    trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp nước ngoài.
    2. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
    Khái niệm.

    Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là loại hình di chuyển vốn quốc tế, trong đó
    người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản ký và điều hành hoạt động sử
    dụng vốn. Sự ra đời và phát triển của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài là kết quả tất
    yếu của quá trình quốc tế hoá và phân công lao động quốc tế.
    Theo hiệp hội luật quốc tế (1966): “đầu tư nước ngoài là sự di chuyển vốn từ nước
    của người đầu tư sang nước của người sử dụng nhằm xây dựng ở đó xí nghiệp kinh doanh
    hoặc dịch vụ”.
    Theo luật đầu tư nước ngoài ban hành tại Việt Nam năm 1987 và được bổ sung
    hoàn thiện sau bốn lần sửa đổi (1989, 1992, 1996, 2000) “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là
    việc các tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài
    hoặc bất kỳ tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác kinh doanh trên
    cơ sở hợp đồng hoặc thành lập doanh nghiệp liên doanh hay doanh nghiệp 100% vốn
    nước ngoài”.
    Như vậy, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động di chuyển vốn của cá
    nhân và tổ chức nhằm xây dựng các cơ sở, chi nhánh ở nước ngoài và làm chủ toàn bộ
    hay từng phần cơ sở đó. Xuất phát từ khái niệm, chúng ta có thể rút ra một vài đặc điểm
    về đầu tư trực tiếp nước ngoài.
    Đặc điểm.
    Một là: Các chủ đầu tư nước ngoài phải góp một số vốn tối thiểu vào vốn pháp
    định, tuỳ theo luật đầu tư nước ngoài (tại Việt Nam, khi liên doanh, số vốn góp của bên
    nước ngoài phải lớn hơn hoặc bằng 30% vốn pháp định).
    Hai là: Quyền quản lý xí nghiệp tuỳ thuộc vào mức độ góp vốn. Đối với doanh
    nghiệp liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh thì quyền quản lý doanh nghiệp và
    quản lý đối tượng hợp tác tuỳ thuộc vào mức vốn góp của các bên tham gia, còn đối với
    doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thì người nước ngoài (chủ đầu tư) toàn quyền quản
    lý doanh nghiệp.
    Ba là: Lợi nhuận của nhà đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh
    doanh và được chia theo tỷ lệ vốn góp.
    Bốn là: Đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện thông qua việc xây dựng
    doanh nghiệp mới, mua lại toàn bộ hoặc từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc sát
    nhập các doanh nghiệp với nhau.
    Năm là: Đầu tư nước ngoài không chỉ gắn liền với di chuyển vốn mà còn gắn với
    chuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm quản lý và tạo ra thị
    trường mới cho cả phía đầu tư và phía nhận đầu tư.
    Sáu là: Đầu tư nước ngoài hiện nay gắn liền với các hoạt động kinh doanh quốc tế
    của các công ty đa quốc gia.
    3. Các đặc trưng cơ bản của các hình thức FDI.
    Các đặc trưng chủ yếu của các hình thức đầu tư FDI là:
    - Hợp đồng hợp tác kinh doanh: là văn bản ký kết giữa hai bên hoặc nhiều
    bên, quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành
    kinh doanh ở nước chủ nhà, mà không thành lập pháp nhân mới. Nó có đặc trưng là các
    bên cùng nhau hợp tác kinh doanh trên cơ sở phân định trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa
    vụ rỏ ràng, không thành lập pháp nhân mới; mỗi bên làm nghĩa vụ với nước chủ nhà theo
    quy định riêng. Hình thức này khá phổ biến trong các nước đang phát triển và được áp
    dụng chủ yếu tại Việt Nam.
    - Doanh nghiệp liên doanh: là doanh nghiệp được thành lập tại nước chủ nhà
    trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký giữa bên chủ nhà và bên nước ngoài để đầu tư, kinh
    doanh tại nước chủ nhà và có tư cách pháp nhân. Hình thức này có đặc trưng: Dạng công
    ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo luật pháp của nước chủ nhà; mỗi bên
    liên doanh có trách nhiệm với bên kia, với doanh nghiệp liên doanh trong phạm vi phần
    vốn đóng góp của mình vào vốn pháp định. Hình thức liên doanh có nhiều ưu điểm hơn
    các hình thức FDI khác.
    - Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Là doanh nghiệp thuộc sỏ hữu của
    nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước chủ nhà, tự quản lý
    và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Đặc trưng là: Dạng đầu tư trách nhiệm hữu
    hạn, có tư cách pháp nhân theo luật pháp của nước chủ nhà; sở hữu hoàn toàn của nước
    ngoài; chủ đầu tư nước ngoài tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.
    - Hợp đồng BOT: là văn bản ký kết giữa các nhà đầu tư nước ngoài với cơ
    quan có thẩm quyền tại nước chủ nhà, để đầu tư xây dựng, mở rộng nâng cấp, khai thác
    công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định (Thu hồi vốn và có lợi nhuận
    hợp lý) sau đó chuyển giao không bồi hoàn toàn bộ công trình cho nước chủ nhà. Hình
    thức này có đặc trưng: Cơ sở pháp lý là hợp đồng, vốn đầu tư là của nước ngoài, hoạt
    động dưới hình thức các doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước
    ngoài, chuyển giao không bồi hoàn cho Việt Nam; đối tượng hợp đồng là các công trình
    hạ tần cơ sở.
     
Đang tải...