Tiểu Luận Tình hình thu hút và hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tình hình thu hút và hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI tại Việt Nam

    MỞ ĐẦU

    Muốn tiến hành sản xuất phải có tư liệu sản xuất và sức lao động. Trong nền kinh tế thị trường, tư liệu sản xuất và sức lao động mang hình thái hàng hoá và vì thế, các doanh nghiệp muốn có tư liệu sản xuất và sức lao động phải có tiền. Tư liệu sản xuất, sức lao động và tiền là những hình thức biểu hiện cụ thể của vốn. Nói một cách khái quát thì vốn là bộ phận tài sản được sử dụng để sản xuất kinh doanh. Vốn tồn tại dưới hai hình thức: vốn tài chính và vốn vật chất. Hai loại hình này không ngừng chuyển hoá lẫn nhau và tốc độ chuyển hoá đó là một nhân tố quyết định mức sinh lời.
    Vai trò của vốn với tăng trưởng kinh tế:
    Vốn đầu tư là chìa khoá, là nhân tố quyết định đối với quá trình tăng trưởng kinh tế.
    Đối với các nước đang phát triển, vốn càng trở lên quan trọng vì:
    - Đa số các nước đang phát triển có tiềm năng nhất định về sức lao động, đất đai, tài nguyên và thiếu vốn là “căn bệnh phổ biến của các nước đang phát triển”.
    - Hệ số ICOR ở các nước đang phát triển rất thấp: trong khi ICOR của Mỹ là 6,6; Nhật là 7,1; Na Uy 6,7 thì của Hàn Quốc là 3,3; Đài Loan 3,0 điều đó có nghĩa là hiệu quả sử dụng vốn ở các nước đang phát triển cao hơn. Đó cũng là lý do vì sao dòng vốn lại chảy từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển.
    Có hai nguồn hình thành vốn để tăng trưởng và phát triển kinh tế, đó là nguồn vốn trong nước và vốn ngoài nước. Trong đó nguồn vốn ngoài nước có nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) .
    Đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn đầu tư của các công ty tư nhân, trong đó các công ty xuyên quốc gia và các công ty đa quốc gia giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Hình thức đầu tư này nhằm giúp cho các nước đang phát triển trang trải sự thiếu hụt các nguồn lực: vốn, khoa học công nghệ Đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp trang trải những thiếu hụt về ngoại hối mà quốc gia đang phát triển nào cũng gặp phải. Đi liền với đầu tư nước ngoài là quá trình du nhập và chuyển giao công nghệ, các mô hình và phương thức quản lý. Các nước tiếp nhận đầu tư nước ngoài không làm tăng nợ nước ngoài như một số nguồn vốn khác.
    Nước ta là nước đang phát triển ,để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta cần rất nhiều vốn, khoa học công nghệ. Muốn vậy, ngoài các nguồn lực sẵn có trong nước cần thu hút nguồn lực từ bên ngoài: vốn, khoa học công nghệ bằng nhiều con đường như hợp tác với các nước phát triển, thực hiện chuyển giao công nghệ, khuyến khích đầu tư từ nước ngoài
    Bài tiểu luận đề cập đến tình hình thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong thời gian qua – giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
    Nội dung:
    I. TÌNH HÌNH VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
    II. ĐÁNH GIÁ
    III. GIẢI PHÁP

    MỤC LỤC
    Mở đầu 1
    I. Tình hình và giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài 3

    1. Kết quả thu hút vốn đầu tư năm 2003. 3
    2. Tình hình thực hiện các dự án 4
    3. Công tác xây dựng luật pháp, chính sách 4
    4. Công tác xúc tiến đầu tư 5
    5. Công tác thẩm định dự án 6
    II. Đánh giá 6
    1. Mặt tích cực 6
    2. Hạn chế 8
    III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư 9
    Tài liệu tham khảo 11
     
Đang tải...