Luận Văn Tình hình thanh toán tín dụng chứng từ và chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ đối với hàng nhập

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (L/C) - 4 -
    1.1 Thanh toán và phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C) - 4 -
    1.1.1 Tổng quan về thanh toán quốc tế - 4 -
    1.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của thanh toán quốc tế - 4 -
    1.1.1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế - 6 -
    1.1.1.3 Các phương thức thanh toán quốc tế - 7 -
    1.1.1.3.1 Phương thức chuyển tiền (Remittance) - 7 -
    1.1.1.3.2 Phương thức ghi sổ ( Open Account) - 7 -
    1.1.1.3.3. Phương thức nhờ thu (Collection of Payment) - 9 -
    1.1.1.3.4 Phương thức giao chứng từ trả tiến (Cash against documents- CAD) - 11 -
    1.1.2 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ - 12 -
    1.1.2.1 Khái niệm - 12 -
    1.1.2.2 Quy trình nghiệp vụ - 12 -
    1.1.2.3 Các loại thư tín dụng. - 13 -
    1.1.2.3.1 Thư tín dụng có thể hủy bỏ (Revocable letter of Credit) - 13 -
    1.1.2.3.2 Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable letter of Credit) - 14 -
    1.1.2.3.3 Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận (Confirmed irrevocable letter of Credit) - 14 -
    1.1.2.3.4 Thư tín dụng không thể hủy ngang miễn truy đòi: (Irrevocable without recource letter of Credit) - 15 -
    1.1.2.3.5 Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable letter of Credit) - 15 -
    1.1.2.3.6 Thư tín dụng giá (Back to back letter of Credit) - 16 -
    1.2 Chất lượng thanh toán phương thức tín dụng chứng từ - 16 -
    1.2.1 Chất lượng - 16 -
    1.2.1.1 Chất lượng là gì - 16 -
    1.2.1.1.1 Quan niệm chung về chất lượng - 16 -
    1.2.1.1.2 Quản lý chất lượng tại Việt Nam - 18 -
    1.2.1.2 Quản lý chất lượng trong lĩnh vực ngân hàng theo quan điểm hiện đại - 18 -
    1.2.2 Chất lượng thanh toán phương thức tín dụng chứng từ - 21 -
    1.2.2.1 Thế nào là chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ? - 21 -
    CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ ĐỐI VỚI HÀNG NHẬP KHẨU TẠI SACOMBANK - 27 -
    2.1 Giới thiệu tổng quan về ngân hàng TMCP Sacombank - 27 -
    21.1 Lịch sử hình thành - 27 -
    2.1.2 Sản phẩm - 33 -
    2.1.3 Tình hình hoạt động trong những năm qua - 36 -
    2.1.4 Định hướng chiến lược 2008-2010 - 40 -
    2.2 Tình hình thực hiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và đánh giá chất lượng thanh toán phương thức tín dụng chứng từ đối với hàng nhập khẩu tại Sacombank - 43 -
    2.2.1 Tình hình hoạt động phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank - 43 -
    2.2.2.1 Đánh giá chung về hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank - 43 -
    2.2.2.2 Tình hình thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ - 46 -
    2.2.2 Đánh giá chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank theo tiêu chuẩn chất lượng - 48 -
    2.2.2.1 Đánh giá chất lượng L/C được mở vào thời điểm hợp lý và có nội dung phù hợp - 49 -
    2.2.2.2 Đánh giá chất lượng việc kiểm tra chính xác tính chân thật bề ngoài của L/C và nhanh chóng chuyển L/C nhận được từ ngân hàng phát hành cho người xuất khẩu (khi đóng vai trò là ngân hàng thông báo) - 53 -
    2.2.2.3 Đánh giá chất lượng về tính hoàn hảo của bộ chứng từ do nhà xuất khẩu lập và chất lượng công tác tư vấn lập chứng từ của ngân hàng thông báo đối với nhà xuất khẩu - 54 -
    2.2.2.4 Đánh giá chất lượng ngân hàng phát hành thực hiện tốt trách nhiệm của mình khi tiếp nhận bộ chứng từ hàng hóa từ phía người xuất khẩu - 56 -
    2.2.2.5 Đánh giá chất lượng ngân hàng phát hành nhanh chóng thu được tiền hàng từ phía người nhập khẩu - 57 -
    2.2.2.6 Đánh giá chất lượng theo tiêu chuẩn tỷ lệ rủi ro trong thanh toán phải thấp. - 58 -
    KẾT LUẬN - 78 -


    CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (L/C)


    1.1 Thanh toán và phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C)
    1.1.1 Tổng quan về thanh toán quốc tế
    1.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của thanh toán quốc tế
    Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay, các mối quan hệ kinh tế, chính trị thương mại ngày càng phát triển mạnh mẽ và kết quả là hình thành nên các khoản thu và chi tiền tệ quốc tế giữa các đối tác ở các nước khác nhau. Các mối quan hệ tiền tệ này ngày một phong phú, đa dạng với quy mô ngày càng lớn. Chúng góp phần tạo nên tình hình tài chính của mỗi nước, có thể ở trạng thái bội thu hay bội chi. Trong các mối quan hệ quốc tế, các đối tác ở các nước khác nhau, do vậy có sự khác nhau về ngôn ngữ, cách xa nhau về địa lý nên việc thanh toán không thể tiến hành trực tiếp với nhau mà phải thông qua các tổ chức trung gian, đó chính là các ngân hàng thương mại cùng với mạng lưới hoạt động khắp nơi trên thế giới.
    Thanh toán quốc tế đã ra đời từ lâu, nhưng nó mới chỉ phát triển mạnh mẽ vào cuối thế kỷ 20 khi mà khối lượng mua bán, đầu tư quốc tế và chuyển tiền quốc tế ngày càng gia tăng, từ đó làm cho khối lượng các giao dịch thanh toán qua ngân hàng cũng tăng theo. Việc thanh toán qua ngân hàng làm gia tăng việc sử dụng đồng tiền của các nước để chi trả lẫn nhau. Thanh toán quốc tế đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động của nền kinh tế của các quốc gia hiện nay.
    Thanh toán quốc tế có thể được định nghĩa theo nhiều quan điểm khác nhau. Ở đây, xin nêu ra hai định nghĩa tiêu biểu về thanh tóan quốc tế:
    - Theo giáo trình thanh toán quốc tế của trường Đại học Ngân hàng TPHCM: “Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ phát sinh từ hoạt động mậu dịch và phi mậu dịch giữa các cá nhân, tổ chức tại quốc gia này với các cá nhân, tổ chức ở quốc gia khác hoặc giữa một quốc gia với các tổ chức quốc tế thông qua hệ thống ngân hàng”.
    - Theo Trầm Thị Xuân Hương (2006): “Thanh toán quốc tế là quá trình thực hiện các khoản thu chi tiền tệ quốc tế thông qua hệ thống ngân hàng trên thế giới nhằm phục vụ cho các mối quan hệ trao đổi quốc tế phát sinh giữa các nước với nhau”.
    Từ hai định nghĩa trên đây, chúng ta có thể thấy một số đặc điểm của thanh toán quốc tế. Trước hết, thanh toán quốc tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu, phục vụ các giao dịch thương mại, đầu tư, hợp tác quốc tế thông qua mạng lưới ngân hàng thế giới.
    Thanh toán quốc tế khác với thanh toán trong nước là ở đây nó liên quan đến việc trao đổi tiền của quốc gia này để lấy tiền của quốc gia khác. Vì vậy khi ký kết các hợp đồng mua bán ngoại thương các bên phải thỏa thuận với nhau về đồng tiền của nước nào sẽ là đơn vị tiền tệ tính toán và thanh toán trong hợp đồng, đồng thời phải tính toán thận trọng để lựa chọn các biện pháp phòng chống rủi ro khi tỷ giá hối đoái biến động.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...