ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH THAM GIA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM NĂM 2010 Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dân số nước ta hiện đứng hàng thứ 13 trên thế giới, xấp xỉ 87 triệu người. Dân số Việt Nam tiếp tục tăng, với mức tăng hơn 1 triệu người/năm, tương đương với dân của một tỉnh trung bình. Trong đó, dân số trẻ chiếm 66%, số người truy cập internet cao đó là cơ hội cho sự phát triển Thương mại điện tử ở nước ta.Việt Nam được đánh giá là một quốc gia rất có tiềm năng trong việc phát triển Thương mại điện tử Sau 5 năm triển khai Quyết định số 222/2005/QĐ – TTg ngày 15 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006 – 2010 (Quyết định 222), Thương mại điện tử Việt Nam đã khẳng định được vị trí của mình trong các hoạt động kinh tế xã hội, góp phần tích cực cho sự phát triển nhanh và bền vững của doanh nghiệp và đất nước. E-commerce (Electronic commerce - thương mại điện tử) là hình thái hoạt động thương mại bằng phương pháp điện tử; là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch. (nên còn được gọi là “thương mại không giấy tờ”) Thương mại điện tử có thể được chia ra làm 3 loại : B2B, B2C, và P2P . B2B có nghĩa là giao dịch Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp (DN) và DN (business-to-business). B2C là giao dịch Thương mại điện tử giữa DN và cá nhân người tiêu dùng (business-to-consumer). P2P là giao dịch Thương mại điện tử giữa các cá nhân với nhau (Peer-to-Peer). Từ năm 2009 đến nay, việc mua bán qua mạng trở thành một hình thức được nhiều người tiêu dùng trẻ ưa chuộng, đặc biệt là những người làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp, văn phòng tại các đô thị lớn như TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội. Theo kết quả khảo sát của Bộ Công Thương trong năm 2010 về tình hình ứng dụng TMĐT tại 500 hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội thì có 49% hộ gia đình đã kết nối internet, trong đó 18% cho biết mục đích truy cập có liên quan đến thương mại điện tử và 4% từng qua sử dụng dịch vụ thanh toán hay ngân hàng trực tuyến khi truy cập internet. Việc bán hàng trực tuyến được rất nhiều doanh nghiệp triển khai thực hiện, đi đầu là doanh nghiệp trong các lĩnh vực hàng không, du lịch, phân phối, bán lẻ hàng tiêu dùng, v.v . Tới nay, việc mua bán qua mạng đã trở nên khá phổ biến đối với nhiều loại chủng loại hàng hóa và dịch vụ đa dạng như vé máy bay, hàng điện - điện tử, đồ nội thất, điện thoại di động, máy tính, sách, tour du lịch, đặt phòng khách sạn, v.v . Phương thức thanh toán được người bán thực hiện rất linh hoạt, đáp ứng