Tài liệu Tình hình tài chính và phân tích tài chính của công ty vinamilk

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANG

    KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

    Môn học: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1


    Đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY VINAMILK

    Lớp K15TC5

    Gv:Ths Trần Thanh Vũ


    MỤC LỤC

    

    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

    I. CƠ SỞ LÝ LUẬN

    II. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

    CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY VINAMILK

    I. Giới thiệu về công ty

    II. Lịch sử hình thành

    III. Cơ cấu tổ chức Công ty

    IV. Cơ cấu bộ máy quản lý Công ty



    V. Ngành nghề kinh doanh


    VI. Vị thế Công ty


    VII. Mục tiêu hoạt động của Vinamilk


    VIII. Hoạt động của công ty


    IX. Những thành tựu Vinamilk đạt được

    X. Các định hướng và chiến lược của Vinamilk trong những năm tiếp theo


    XI. Phân tích tình hình tài chính của công ty


    CHƯƠNG IIII: KẾT LUẬN

    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN


    I. Cơ sở lý luận

    1.1. Khái niệm phân tích tài chính

    Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp, công cụ theo một hệ thống nhất định cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán cũng như các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp, giúp nhà quản lý kiểm soát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như dự đoán trước những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai để đưa các quyết định xử lý phù hợp tùy theo mục đích theo đuổi.

    1.2 Đối tượng của phân tích tài chính:

    Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có hoạt động trao đổi điều kiện và kết quả sản xuất thông qua những công cụ tài chính và vật chất. Chính vì vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải tham gia vào các mối quan hệ tài chính đa dạng và phức tạp. Các quan hệ tài chính đó có thể chia thành các nhóm chủ yếu sau:

    Thứ nhất: Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước

    Thứ hai: Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính và các tổ chức tài chính.

    Thứ ba: Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các thị trường khác huy động các yếu tố đầu vào (Thị trường hàng hóa, dịch vụ lao động ) và các quan hệ để thực hiện tiêu thụ sản phẩm ở thị trường đầu ra (Với các đại lý, các cơ quan xuất nhập khẩu, thương mại ).

    Thứ tư: Quan hệ tài chính phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp

    1.3 Mục đích, ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính:

    Có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như: chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng Mỗi đối tượng quan tâm với các mục đích khác nhau nhưng thường liên quan với nhau.

    Đối với chủ doanh nghiêp và các nhà quản trị doanh nghiệp, mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Ngoài ra, các nhà quản trị doanh nghiệp còn quan tâm đến mục tiêu khác như tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng doanh thu, giảm chi phí Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện các mục tiêu này nếu họ kinh doanh có lãi và thanh toán được nợ. Một doanh nghiệp bị lỗ liên tục sẽ bị cạn kiệt các nguồn lực và buộc phải đóng cửa, còn nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trả cũng buộc phải ngừng hoạt động.

    Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm của họ hướng chủ yếu vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp.Vì vậy họ đặc biệt chú ý đến số lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển đổi thành tiền nhanh, từ đó so sánh với số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp, bên cạnh đó họ cũng rất quan tâm đến số lượng vốn chủ sở hữu vì đó là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp doanh nghiệp gặp rủi ro.

    Đối với các nhà đầu tư, họ quan tâm đến lợi nhuận bình quân vốn của công ty, vòng quay vốn, khả năng phát triển của doanh nghiệp Từ đó ảnh hưởng tới các quyết định tiếp tục đầu tư và Công ty trong tương lai.

    1.4 Phạm vi nghiên cứu:

    Tiểu luận được tiến hành trong học kỳ II của đại học khoá 3 ở trường Đại học dân lập Văn Lang. Phạm vi nghiên cứu chủ yếu phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần Vinamilk qua 3 năm 2008-2009- 2010.

    1.5 Kết quả nghiên cứu:

    Tăng thêm hiểu biết của chúng ta về tài chính công ty và phương phân tích tài chính công ty.

    Đưa ra được những giải pháp để khắc phục những khó khăn trên cơ sở phân tích thực trạng về tài chính của công ty.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...