Chuyên Đề tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 3

    NỘI DUNG:

    CH ƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6

    A. NGOẠI THƯƠNG 6

    I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ NGOẠI THƯƠNG 6

    II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA NGOẠI THƯƠNG 6

    1. Chức năng của ngoại thương 6

    2. Nhiệm vụ của ngoại thương 8

    a. Căn cư để xác định nhiệm vụ của ngoại thương 8

    b, Nhiệm vụ của ngoại thương 8

    III. LỢI ÍCH CỦA NGOẠI THƯƠNG 11

    1. Đối với quốc gia 11

    2. Đối với các doanh nghiệp 11

    IV.HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG 12

    1. Chỉ tiêu tổng hợp 12

    2. Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả cụ thể của các hoạt động xuất, nhập khẩu 13

    B. XUẤT KHẨU 14

    I. VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU 14

    1. Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá đất nước 14

    2. Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển 15

    3. Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân. 16

    4. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta. 16

    II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG XUẤT KHẨU 16

    1. Mục tiêu của xuất khẩu 16

    2. Nhiệm vụ xuất khẩu 16

    3. Phương hướng xuất khẩu giai đoạn 2000 – 2010 17

    a. Căn cứ để xác định phương hướng xuất khẩu 17

    b, Phương hướng xuất khẩu 17

    III. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU 18

    1. Chính sách hình thành và phát triển các vùng sản xuất hàng xuất khẩu 18

    2. Chính sách phát triển các ngành hàng sản xuất và xuất khẩu 20

    3. Chính sách chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu. 22

    CHƯƠNG 2: THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN CỦA SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM 24

    I. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất gạo của Việt Nam 24

    1. Thuận lợi 24

    2. Khó khăn 27

    II. Đánh giá khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới 31

    III. Định hướng cụ thể cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thế kỷ 21 34

    CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2010 37

    1. Năm 2000 37

    2. Năm 2001 37

    3. Năm 2002 37

    4. Năm 2003 37

    5. Năm 2004 38

    6. Năm 2005 39

    7. Năm 2006 40

    8. Năm 2007 41

    9. Năm 2008 44

    10. Năm 2009 46

    11. Năm 2010 49

    CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 53

    I. Phương hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tới 53

    II. Cách nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng lúa gạo Việt Nam trên thị trường thế giới 57

    KẾT LUẬN 60

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

    PHỤ LỤC 67




    LỜI MỞ ĐẦU


    Đã từ lâu cây lúa luôn giữ một vị trí trung tâm trong ngành nông nghiệp và nền kinh tế của Việt Nam. Hình ảnh đất Việt thường được mô tả như là một chiếc đòn gánh khổng lồ với hai đầu là hai vựa thóc lớn đó là ĐBSH và ĐBSCL. Đây là hai đồng bằng châu thổ có mật độ dân cư và thâm canh sản xuất nông nghiệp thuộc loại cao nhất trên thế giới. Điều kiện thời tiết khí hậu và địa lý thích hợp đã tạo một môi trường lý tưởng cho sản xuất lúa gạo tại hai đồng bằng châu thổ này.

    Với cơ chế kế hoạch hoá sản xuất tập trung trong thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 80, ngành lúa gạo đã lâm vào cảnh trì trệ, năng suất lúa giảm và các nguồn tiềm năng tự nhiên phục vụ cho sản xuất lúa gạo không được khai thác hết. Kể từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu sự nghiệp đổi mới kinh tế. Hộ gia đình đã thực sự được coi là một đơn vị sản xuất quan trọng trong nông thôn và được trao quyền tự chủ trong các quyết định sản xuất và tiêu thụ nông sản. Cơ chế khoán hộ cùng với những cải cách về chế độ sử dụng ruộng đất và thuế đã tạo ra một bước nhảy vọt trong nông nghiệp. Sản xuất lúa gạo tăng mạnh bắt đầu từ đầu thập kỷ 90.

    Bên cạnh chính sách đổi mới nhằm khuyến khích phát triển sản xuất trong nước, hoạt động thương mại quốc tế đối với ngành hàng lúa gạo cũng đã được đẩy mạnh. Một trong những bước thay đổi quan trọng nhất trong chính sách thương mại đó là việc xoá bỏ hạn ngạch xuất khẩu và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động xuất khẩu gạo, và cũng nhờ đó mà đã tăng nhanh được lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Không những đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà hàng năm còn xuất khẩu được 3-4 triệu tấn gạo. Việt Nam đã từ một nước phải nhập khẩu gạo tiến lên trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới.Trong giai đoạn 1997-2001, Việt Nam xuất khẩu trung bình hàng năm khoảng 3,8 triệu tấn, cung cấp gạo cho hơn 120 quốc gia trên thế giới, thuộc tất cả các Châu lục khác nhau, tuy nhiên chủ yếu vẫn là xuất sang Châu Á (52%), Châu Âu (20%) và Trung Đông (12,7%). 5 nước đứng đầu trong danh sách nhập khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn 1997-2001 đó là: Indonesia (14,8%), Philippin (12,6%), Sin-ga-po (9,9%), Irắc (9,8%) và Thuỵ sĩ (8,4%).

    Hiện nay, theo mức kim ngạch xuất khẩu, gạo được xem là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với giá trị và khối lượng xuất khẩu ngày càng tăng. Ngành sản xuất và xuất khẩu lúa gạo đã, đang và sẽ tiếp tục đóng góp vào công trình phát triển kinh tế của đất nước trong thế kỷ 21.

    Mặc dù là nước xuất khẩu ngành hàng gạo đứng thứ hai thế giới chỉ sau Thái Lan, nhưng Việt Nam cũng nhập một số lượng lúa gạo từ các nước láng giềng, chủ yếu Campuchia, ngoài ra còn có của Thái Lan, Indonexia, Lào, . Trong tháng 4-1999, nhà nước tăng thuế nhập khẩu từ 10 lên 20% cho mọi loại gạo, ngoại trừ lúa được miễn thuế. Trong tháng 7-2000, thuế này tăng lên 30%. Đến tháng 11-2007, Chính phủ đã quyết định miễn thuế và đặt hạn ngạch nhập khẩu gạo của Campuchia và Lào.

    Theo ước tính, mỗi năm có khoảng 300.000 T lúa từ Campuchia NK vào Việt Nam trong đó có khoảng 80.000 T là các giống lúa ngắn ngày của các tỉnh có chung biên giới với nước ta được các thương lái cung ứng cho XK, số còn lại là các giống lúa mùa dài ngày (từ 140 – 150 ngày) chất lượng cao được tiêu dùng chủ yếu cho thị trường nội địa VN dưới tên gọi gạo Thái Lan.

    Tuy nhiên, việc nhập khẩu gạo của Việt Nam chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong hoạt động ngoại thương của nước ta. Vì vậy sau đây em xin trình bày về “Tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo ở nước ta giai đoạn từ 2000 đến 2010”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...