Tiểu Luận Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm kẹo truyền thống

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU
    NỘI DUNG
    Chương 1: Tổng quan ngành kẹo truyền thống 4
    1.1. Quá trình phát triển ngành kẹo truyền thống 4
    1.2. Đặc điểm ngành kẹo truyền thống 5
    1.3. Môi trường kinh doanh ngành kẹo truyền thống 6
    Chương 2: Tình hình tiêu thụ các sản phẩm kẹo truyền thống 9
    2.1. Sức tiêu thụ các sản phẩm kẹo truyền thống 9
    2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức tiêu thụ các sản phẩm kẹo truyền thống 9
    2.2.1. Giá đường 9
    2.2.2. Sở thích và xu hướng tiêu dùng 9
    Chương 3: Phân tích thực trạng ngành kẹo truyền thống 10
    3.1. Điểm mạnh 10
    3.2. Điểm yếu 12
    3.3. Cơ hội 12
    3.4. Thách thức 13
    Chương 4: Những triển vọng và định hướng cho ngành kẹo truyền thống 15
    4.1. Những triển vọng phát triển ngành kẹo truyền thống 15
    4.1.1. Sở thích và xu hướng tiêu dùng sản phẩm bánh kẹo trong năm 15
    4.1.2. Triển vọng về nguồn nguyên vật liệu 16
    4.1.3. Triển vọng thị trường 16
    4.1.4. Triển vọng về công nghệ sản xuất 17
    4.1.5. Triển vọng về doanh số và sản lượng bánh kẹo trong thời gian tới 18
    4.1.6. Triển vọng về giá bánh kẹo 19
    4.1.7. Triển vọng về sự hợp tác liên doanh giữa các công ty bánh kẹo 20
    4.2. Định hướng cho ngành kẹo truyền thống 20
    4.2.1. Định hướng về chất lượng sản phẩm 20
    4.2.2. Định hướng khách hàng 20
    4.2.3. Định hướng về cung ứng vật tư nguyên liệu 21
    4.2.4. Các định hướng khác 21
    Chương 5: Một số công ty sản xuất kẹo truyền thống 22
    5.1. Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh 22
    5.2. Công ty TNHH Mè xửng Thiên Hương 23
    5.1. Công ty TNHH sản xuất kinh doanh Đông Á 25
    5.2. Doanh nghiệp tư nhân Thiên Long 25
    5.2. Doanh nghiệp tư nhân Thanh Long 27
    KẾT LUẬN

    LỜI MỞ ĐẦU
    Nói đến Việt Nam thì không thể nào không nói đến ẩm thực Việt Nam. Nó đã góp phần tạo nên hồn Việt qua các đặc sản rất ngon mà không quá cầu kì. Chẳng hạn như nói về kẹo thì ai mà không biết tiếng tăm của kẹo dừa Bến Tre, mè xửng của kinh đô Huế, kẹo Cu Đơ Hà Tĩnh, kẹo mạch nha Quảng Ngãi Tận dụng nguồn nguyện liệu địa phương, những người dân nơi đây làm ra những món kẹo rất riêng cho mình.
    Khi trên thị trường tràn ngập các sản phẩm kẹo công nghiệp, đã không ít các cơ sở sản xuất kẹo truyền thống phải điêu đứng, chỉ những cơ sở với lòng đam mê, yêu nghề mới có thể vượt qua thử thách này. Trải qua nhiều năm cạnh tranh thị trường, không ít cơ sở sản xuất thủ công nay đã phát triển thành các công ty và có một vị trí thương hiệu nhất định. Sự thành công của họ là nhờ vào sự kiên trì trước thời vận, sự đam mê nhiệt huyết và học hỏi, sẵn sàng đầu tư để đem đến những sản phẩm tốt nhất. Điều này đã minh chứng rằng hoàn toàn có thể khai thác và phát huy những sản phẩm truyền thống, tưởng như chỉ có thể tồn tại như một món quà dân giã, trở thành những sản phẩm mang giá trị thương mại không kém những sản phẩm hiện đại.
    Tuy nhiên, con đường phía trước của ngành kẹo truyền thống còn nhiều thử thách phải vượt qua. Dưới đây là những nhận định chung về “Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm kẹo truyền thống”.

    Chương 1
    TỔNG QUAN NGÀNH KẸO TRUYỀN THỐNG
    1.1.Quá trình phát triển ngành kẹo truyền thống
    Mỗi loại kẹo truyền thống đều có xuất xứ khác nhau,và thành phần nguyên liệu cũng đặc trưng từng vùng như kẹo dừa thì nơi sản xuất chủ yếu là Bến Tre, kẹo cu đơ thì sản xuất từ Hà Tỉnh, kẹo gương thì từ Quảng Ngãi, mè xửng của Thừa Thiên Huế v.v .Tất cả các sản phẩm này trước đây chủ yếu sản xuất từ thủ công, nhưng cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự gia tăng trong quy mô dân số với cơ cấu trẻ thì tốc độ tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo tăng cao, sự cạnh tranh thị trường với các loại bánh kẹo khác của các công ty trong nước và các công ty nước ngoài ,đứng trước tình hình trên ngành kẹo truyền thống không ngừng cải tiến kỹ thuật,công nghệ sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng vẫn giữ được hương vị truyền thống và đạt độ an toàn cao về tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm.
    Trước những nổ lực trên thì sản phẩm kẹo truyền thống ngày càng thu hút nhiều khách hàng ngày càng đông, không chỉ là khách hàng trong nước mà khách hàng nước ngoài cũng tìm hiểu và ký hợp đồng. Hiện nay, các sản phẩm truyền thống đựơc phân phối hầu hết trên mọi miền đất nước và còn xuất khẩu sang các nước Campuchia, Lào, Thái Lan,Trung Quốc, Úc, Mỹ (California)
    Sau đây là một số sản phẩm truyền thông tiêu biểu:
    1.2. Đặc điểm ngành kẹo truyền thống
    Nguyên liệu chính của ngành kẹo truyền thống tùy thuộc vào từng sản phẩm kẹo cụ thể: kẹo dừa (cơm dừa và mạch nha), kẹo cu đơ (mật mía, đường, mạch nha, gừng có thêm lạc nhân và được đổ vào hai miếng bánh tráng), kẹo gương (đường cát trắng, mạch nha, mè, đậu phụng) v.v Nhìn chung, nguyên liệu chủ yếu là đường (được nhập khẩu một phần), một điều nữa là sản phẩm kẹo mang tính truyền thống thì sử dụng nguyên liệu chủ yếu từ thiên nhiên chẳng hạn như kẹo dừa thì sử dụng nguyên liệu là cơm dừa trong khi đó dừa còn sử dụng để xuất khẩu ở dạng dừa trái và một số sản phẩm khác và các sản phẩm kẹo khác cũng tương tự. Chính vì vậy, sự biến động của giá đường trên thị trường thế giới, cũng như nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên không ổn định sẽ có tác động nhất định đến giá thành của kẹo.
     Kẹo truyền thống Việt Nam được sản xuất theo tính chất mùa vụ khá rõ nét. Cũng như các sản phẩm bánh kẹo khác thì sản lượng tiêu thụ thường tăng mạnh vào thời điểm từ tháng 8 Âm lịch (Tết Trung thu) đến Tết Nguyên Đán.Trong khi đó, thời điểm sau Tết Nguyên Đán sản lượng tiêu thụ kẹo giảm do khí hậu nắng nóng.
     Dây chuyền công nghệ sản xuất kẹo truyền thống của các doanh nghiệp ngày càng trở nên khá hiện đại và đồng đều, trang thiết bị đều được nhập khẩu từ các quốc gia nổi tiếng .
     Việt Nam cũng là một thị trường tiềm năng với tốc độ tăng trưởng cao (10-12%) so với mức trung bình trong khu vực (3%) và trung bình của thế giới (1-1,5%). Nguyên nhân là do, tỷ lệ tiêu thụ bánh kẹo theo bình quân đầu người ở Việt Nam còn thấp so với tốc độ tăng trưởng dân số. Vì vậy mà nó cũng là một thị trường tiêu thụ tiềm năng trong tương lai cho sự các phát các sản phẩm kẹo truyền thống.

    1.3. Môi trường kinh doanh ngành kẹo truyền thống Việt Nam
     Ở thị trường trong nước:
    Nhờ lợi thế sử dụng nguyên liệu thiên nhiên tinh khiết và không ngần ngại đầu tư để đổi mới công nghệ ,tạo nên nhiều mẫu mã,kiểu dáng ngày càng hấp dẫn khách hàng. Cũng như theo truyền thống sản xuất từ xưa đến nay các sản phẩm truyền thống luôn xem trọng chất lượng, chữ tín, không sử dụng chất bảo quản, đường hóa học và các chất khác nhằm khẳng định thương hiệu. Từ điều này mà sản phẩm kẹo truyền thống ngày càng được phân phối phổ biến từ bắc vào nam thông qua các địa lý bán lẻ gồm hơn 200 địa lý bán lẻ và sỉ.
     Ở thị trường thế giới:
    Không chỉ khẳng định thương hiệu ờ thị trường trong nước mà các cơ sở sản xuất kẹo truyền thống ngày càng xâm nhập thị trường nước ngoài như(Campuchia, Lào, Thái Lan,Trung Quốc, Úc, Mỹ (California)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...