Luận Văn Tình hình quản lý, cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Bất Động Sản' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 25/1/13.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tình hình quản lý, cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai ở Việt Nam
     Thời kỳ trước khi Luật đất đai 1993:
    Do bị chi phối bởi quá trình phát triển của lịch sử, đối với huyện Bình Tân nói riêng và tỉnh Vĩnh Long nói chung, các mối quan hệ về sở hữu ruộng đất cũng diễn ra hết sức phức tạp. Trước năm 1975 phần lớn đất đai của huyện tập trung vào một số người quản lý như địa chủ, các nhà tư sản – tiểu tư sản và một số ít thuộc quyền sở hữu cá nhân.
    Sau năm 1975, với chính sách cải tạo nông nghiệp, xóa bỏ tính tư hữu về tư liệu sản xuất để đưa nền sản xuất nông nghiệp theo hướng sở hữu tập thể các dạng hợp tác xã nông nghiệp, tập đoàn sản xuất hoặc tổ hợp tác Việc phân chia lại quyền sử dụng đất trong giai đoạn này được thực hiện trên cơ sở phân chia theo định suất và bình quân dân số, mọi hoạt động sản xuất có liên quan đến đất đai đều phần lớn bị chi phối bởi hợp tác xã và tập đoàn xản xuất nông nghiệp. Vì vậy giai đoạn 1975-1980 tình hình sản xuất nông nghiệp đối với huyện Bình Tân cũng như tỉnh Vĩnh Long thường kém hiệu quả và đã tạo ra sự bất ổn làm ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực của tỉnh. Hiệu quả sản xuất không cao, tình trạng sử dụng đất kém hiệu quả, chưa khai thác được hết tiềm năng đất đai sẳn có do người dân chưa thật sự an tâm để đầu tư, việc quản lý và sử dụng đất đối với các đối tượng sử dụng đất trong giai đoạn này chưa được bảo vệ bởi hành lang pháp lý của Nhà nước.
    Đến những năm đầu của thập niên 1980, với việc thay đổi cơ chế quản lý trong sản xuất nông nghiệp bằng hình thức khoán sản phẩm theo chỉ thị 100/CT.TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chỉ thị số 35/CT.TW về khuyến khích và phát triển kinh tế gia đình, nền sản xuất nông nghiệp của huyện đã có sự chuyển biến mạnh mẽ nhưng trong quá trình chuyển biến này vẫn chưa tạo ra sự được sự thay đổi trong đời sống người dân và chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đến tháng 7/1988, Luật Đất đai được ban hành, với dự Luật này các mối quan hệ về quản lý và sử dụng đất đã được xác lập, thể hiện được quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện Luật Đất đai vẫn còn một số hạn chế, nhất là về tính pháp lý quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
     Thời kỳ sau khi có Luật đất đai 1993:
    Tháng 7/1993 Quốc hội đã thông qua việc điều chỉnh bổ sung Luật Đất đai năm 1988, về cơ bản Luật Đất đai mới đã xác lập được quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất và kích thích người sử dụng đất đầu tư vào đất để khai thác tiềm năng từ đất. Tuy nhiên với Luật Đất đai điều chỉnh, bổ sung lần này vẫn còn những bất cập chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là đối với nền kinh tế thị trường. Vì vậy đến năm 2000 Quốc hội tiếp tục điều chỉnh và sửa đổi Luật Đất đai. Sau việc sửa đổi và điều chỉnh Luật Đất đai năm 2000 đã thể hiện được tính tích cực đã quy định cụ thể hơn quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, từ đó người dân có thể an tâm đầu tư trên mảnh đất của mình, từ đó người dân được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai. Ngoài ra trong giai đoạn này Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, nhiều văn bản pháp quy nhằm bảo vệ và kích thích người sử dụng đất trong việc đầu tư khai thác tiềm năng đất đai, đặc biệt Chính phủ đã banh hành Nghị định số 68/20010NĐ.CP ngày 01/10/2010. Với Nghị định này đã quy định cụ thể trách nhiệm quản lý và khai thác sử dụng đất phải được đảm bảo đúng theo quy hoạch và kế hoạch được duyệt. Mặc khác, với việc ban hành quyết định số 173/2001QĐ.TTg ngày 09/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ cho phép người sử dụng đất có thể mạnh dạng chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất trong phát triển nông nghiệp sao cho mang lại hiệu quả cao nhất.
    Tóm lại, thời kỳ này có nhiều thay đổi và có thể nói đây là thời kỳ có nhiều ảnh hưởng nhất đến việc quản lý đất đai nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung, nhất là khi có Luật Đất đai ra đời công nhận đất đai có giá trị và người sử dụng đất được thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, đây là cơ sở làm cho đất đai biến động mạnh. Vấn đề cập nhật biến động những thông tin địa chính đã được đề cập nhưng chưa thực hiện đồng bộ.
     Giai đoạn từ năm 2003 đến nay
    Luật đất đai năm 2003 ra đời đánh dấu những chuyển biến mới trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai với việc thành lập Văn phòng đăng ký đất đai nhằm quản lý hồ sơ địa chính gốc, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính, phục vụ người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ.
    Ngoài ra, điểm mới của Luật Đất đai 2003 là quy định cấp có thẩm quyền cấp CNQSDĐ, quy định này nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ, khắc phục tình trạng hiện nay là việc cấp GCNQSDĐ thực hiện còn rất chậm. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng ban hành nhiều văn bản pháp quy khác để cụ thể hóa và hướng dẫn thi hành Luật Đất đai:
    - Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004, của Chính phủ về thi hành luật đất đai.
    - Quyết định 24/2004/QĐ-BTNMT, ngày 01/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ban hành quy định về GCNQSDĐ.
    - Thông tư 28/2004/TT-BTNMT, ngày 01/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
    - Thông tư 29/2004/TT-BTNMT, ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính.
    Đây là các căn cứ pháp lý quy định trình tự thủ tục đăng ký biến động mới nhằm rút ngắn thời gian thực hiện và tránh cho người dân đi lại nhiều lần. Có thể nói Luật Đất đai 2003 đã có những điều chỉnh hợp lý hơn so với Luật Đất đai năm 1993.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...