Luận Văn Tình hình phát triển và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ của nhà hàng Sài Gòn Pari

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 27/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp
    Đề tài: Tình hình phát triển và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ của nhà hàng Sài Gòn Paris – Công ty cổ phần Khách sạn Sài Gòn
    Định dạng file word


    MỤC LỤC

    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHÁCH SẠN SÀI GÒN
    1.1.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KHÁCH SẠN SÀI GÒN
    1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Khách Sạn Sài Gòn 1
    1.1.2. Chiến lược kinh doanh và phát triển của Công ty. 2
    1.2. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC BỘ PHẬN TRONG KHÁCH SẠN
    1.2.1. Mô hình tổ chức. 6
    1.2.2. Chức năng các bộ phận. 6
    1.3. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA NHÀ HÀNG SÀI GÒN PARIS
    1.3.1. Chức năng: 9
    1.3.2. Nhiệm vụ: 9
    1.4. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÁC BỘ PHẬN TẠI NHÀ HÀNG
    1.4.1. Mô hình cơ cấu tổ chức của Nhà hàng Sài Gòn Paris. 11
    1.4.2. Chức năng của các bộ phận. 11
    1.5. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÁC BỘ PHẬN TRONG NHÀ HÀNG SÀI GÒN PARIS
    CHƯƠNG 2: MÔ TẢ CÔNG VIỆC VÀ NHỮNG KỸ NĂNG CẦN THIẾT
    2.1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC F&B (FOOD & BEVERAGE DEPARTMENT)
    2.1.1. Yêu cầu công việc và nhiệm vụ. 19
    2.1.2. Chi tiết công việc. 20
    2.1.3. Đặc điểm dụng cụ bày bàn ăn kiểu Âu. 24
    2.1.4. Yêu cầu, nguyên tắc và quy trình bày bàn. 25
    2.1.5. Quy trình bày bàn. 27
    2.2. NHỮNG KỸ NĂNG CẦN THIẾT
    2.2.1 Quy trình set up bàn Âu. 28
    2.2.2. Quy trình set up tiệc cưới 29
    2.2.3. Cách order thức ăn và nước uống. 34
    2.2.4. Các nguyên tắc phục vụ chung. 35
    2.2.5. Quy trình kỹ thuật, công nghệ nhà hàng tiệc cưới 35
    2.3. ĐIỂM GIỐNG NHAU GIỮA LÝ THUYẾT VÀ THỰC TẾ
    2.3.1. Điểm giống nhau giữa lý thuyết và thực tế. 36
    2.3.2. Điểm khác nhau giữa lý thuyết và thực tế. 37
    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH – NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN – HƯỚNG KHẮC PHỤC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÁCH SẠN SÀI GÒN
    3.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH NHÀ HÀNG
    3.1.1. Những biện pháp của nhà hàng Sài Gòn Paris đã và đang áp dụng để phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh. 38
    3.1.2 Thực trạng phát triển lợi nhuận. 39
    3.2. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NHÀ HÀNG SÀI GÒN PARIS
    3.2.1. Những thuận lợi 39
    3.2.2. Những khó khăn. 40
    3.3. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NHÀ HÀNG TRONG GIAI ĐOẠN MỚI
    3.3.1. Những cơ hội 40
    3.3.2. Những thách thức. 41
    3.4. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG TẠI NHÀ HÀNG SÀI GÒN PARIS
    3.4.1. Định hướng phát triển kinh doanh và yêu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống của nhà hàng Sài Gòn Paris trong thời gian tới 41
    3.4.2. Một số giải pháp nhầm nâng cao hiệu quả kinh doanh địch vụ ăn uống tại nhà hàng Sài Gòn Paris trong giai đoạn mới 43
    CHƯƠNG 4: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI NHÀ HÀNG SÀI GÒN PARIS VÀ KHOA DU LỊCH TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN.
    4.1. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI NHÀ HÀNG SÀI GÒN PARIS
    4.1.1. Đối với cơ quan chức năng. 47
    4.1.2. Đối với lãnh đạo và cán bộ quản lý bộ phận phục vụ ăn uống. 47
    4.2. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI KHOA DU LỊCH TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN.
    4.2.1.Chương trình đào tạo. 48
    4.2.2. Những chỗ còn thiếu. 48
    KẾT LUẬN 50


    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHÁCH SẠN SÀI GÒN1.1.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KHÁCH SẠN SÀI GÒN
    1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Khách Sạn Sài Gòn - Khách sạn Sài Gòn là một trong những khách sạn lâu đời nhất của thành phố, được khánh thành năm 1968 với tên gọi ban đầu là Peninsula Hotel. Khách sạn nằm tại khu trung tâm thương mại, du lịch của thành phố.
    - Sau ngày giải phóng, khách sạn tiếp tục hoạt động dưới sự quản lý của Nhà Nước. Năm 1978 khách sạn Sài Gòn được cải tạo Quyết định số 1322/QĐ_UB ngày 24/6/1978 do Phó Chủ Tịch Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố khi đó Trần Văn Đại ký.
    - Năm 1979, căn cứ vào quyết định Nhà Nước quản lý khách sạn của Hội Nghị Liên Tịch giữa Thường Vụ Thành Uỷ và Thường Trực Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố ngày 2/3/1979, Phó Chủ Tịch Trần Văn Đại ký Quyết Định số 998/QĐ – UB ngày 2/4/1979 bàn giao Khách sạn Sài Gòn cho Sở Ăn Uống Khách Sạn quản lý kinh doanh.
    - Năm 1993, Khách sạn Sài Gòn được thành lập lại theo Quyết định số 88 QĐ-UB của Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh ngày 11/3/1993.
    - Quyết định số 992/TTG của Thủ Tướng Chính Phủ ban hành ngày 1/12/96, đã phê duyệt phương án cổ phần hoá Khách sạn Sài Gòn và đến ngày 15/1/1997 Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố đã ra quyết định số 213/QĐ-UB-KT đồng ý chuyển thể Khách sạn Sài Gòn từ doanh nghiệp Nhà Nước thành Cổ Phần Khách sạn Sài Gòn.
    - Ngày 15/2/1997 Đại hội cổ đông của Công ty cổ phần Khách sạn Sài Gòn đã khai mạc, kể từ đây Công ty chính thức đi vào hoạt động, theo hình thức, đa sở hữu về vốn và tài sản, hoạt động theo luật doanh nghiệp với tên đầy đủ của Công ty là Công ty cổ phần Khách sạn Sài Gòn. Tên tiếng Việt gọi tắt: Khách sạn Sài Gòn. Tên giao dịch quốc tế: SaiGon Hotel Corporation. Tên tiếng Anh gọi tắt: SaiGon Hotel. Vốn điều lệ ban đầu là 18.000.000.000 đồng Việt Nam.
    - Công ty bắt đầu niêm yết với mã SGH ngày 12/07/2001 trên sàn giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh.
    - Tổng số lao động của công ty tính ở thời điểm này là 120 người.
    - Ý nghĩa logo: gồm 2 dải màu xanh hai hình chữ S song song nhau là hình ảnh của con sông Sài Gòn thơ mộng chảy qua TP. Hồ Chí Minh ôm lấy chợ Bến Thành. Những hình ảnh đặc trưng của Sài Gòn được thể hiện trên logo giúp du khách phương xa hình dung ra Sài Gòn khi chưa đến và sẽ nhớ mãi khi xa Sài Gòn.
    1.1.2. Chiến lược kinh doanh và phát triển của Công ty1.1.2.1. Hiện trạng hoạt động của Công ty
    1.1.2.1.1. Mô hình hoạt động:
    - Công ty cổ phần Khách sạn Sài Gòn hiện đang do nhà nước sở hữu gần 39%, ngoài ra Công ty còn được sự quan tâm đặc biệt của các tổ chức tài chính quốc tế tầm cỡ như Citigroup Global Market, sở hữu 18% và Merrill Lynch International 9,6%. Công ty Cổ phần Khách sạn Sài Gòn vận hành Khách sạn Sài Gòn (100 phòng) nằm ở trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, Nhà hàng Sài Gòn Pari, Sài Gòn Sky Garden và dịch vụ du lịch trong và ngoài nước
    1.1.2.1.2. Hoạt động chính:
    Hoạt động kinh doanh Khách sạn đến nay mang lại khoảng 70% trên tổng Doanh thu thuần của Khách sạn Sài Gòn Hotel các nhà hàng đóng góp khoảng 16% và Doanh thu cung cấp dịch vụ chiếm 12% còn lại.


    1.1.2.1.3. Thị trường:
    Khách sạn Sài Gòn là khách sạn 3 sao, cỡ trung bình tập trung vào du khách nước ngoài đi lẻ, đoàn nhỏ, các doanh nhân tìm cơ hội kinh doanh. Khách nước ngoài chiếm 60% - 70% lượng khách của Khách sạn, chủ yếu là khách từ Nhật Bản và Đông Nam Á, Khách nội địa chủ yếu là cán bộ tỉnh đi công tác. Hiện nay nhóm khách sạn của Sài Gòn Tourist chiếm thị phần lớn, 60% - 85% du khách nước ngoài đến việt nam theo đoàn đều thông qua hệ thống này chính vì vậy Khách sạn Sài Gòn phải tập trung vào mảng khách nước ngoài đi lẻ. Các nhà hàng của Khách sạn Sài Gòn có thực khách chủ yếu là khách nghỉ tại Khách sạn và khách đặt tiệc cưới, hội nghị, hội thảo, liên hoan Dịch vụ lữ hành của Khách sạn Sài Gòn còn mới vả gặp nhiều cạnh tranh từ các công ty du kịch tư nhân, thị phần rất nhỏ.
    1.1.2.1.4. Thương hiệu:
    Khách sạn Sài Gòn đã tìm được đối tượng Khách hàng mục tiêu thích hợp và chỗ đứng vững để khai thác phân khúc thị trường của mình.Với vị trí thuận tiện cho du khách, số phòng nhiều hơn khách sạn đồng hạng cùng khu vực, Khách sạn Sài Gòn đã xậy dựng được một lượng khách hàng truyền thống khá ổn định.
    1.1.2.2. Chiến lược hoạt động kinh doanh
    Để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, Công ty cổ phần Khách sạn Sài Gòn đang tập trung thực hiện các chiến lược kinh doanh như sau:
    - Mở rộng các hoạt động kinh doanh mới như dịch vụ giải trí cả ngày, dịch vụ karaoke để thu hút khách;
    - Đẩy mạnh công tác tiếp thị và liên doanh hợp tác với các đơn vị có kinh nghiệm. Phấn đấu hệ số sử dụng phòng luôn đạt mức trên 80%;
    - Sửa chữa nâng cấp mặt tiền, sảnh tiếp tân nhằm tạo thuận tiện cho khách. Một phần mặt bằng tầng trệt sẽ cho thuê kinh doanh bán hàng lưu niệm;
    - Nâng cao công tác quản lý, gắn trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của Cán bộ công nhân viên và cổ đông với sự thành công của Công ty;
    - Phấn đấu giảm chi phí, đặc biệt chi phí quản lý, tổ chức lại bộ máy điều hành gọn, nhẹ, lấy hiệu quả làm thước đo nhân sự để có điều kiện cạnh tranh tốt về
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...