Tài liệu Tình hình phát triển thương mại điện tử

Thảo luận trong 'Thương Mại - Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC




    MỤC LỤC 1


    LỜI GIỚI THIỆU 3


    NHÓM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 5


    PHẦN I : TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
    Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI . 6


    I.1. Một số khái niệm cơ bản trong TMĐT 6
    I.2. Tình hình xu hướng sử dụng, truy cập và các ứng dụng phục vụ kinh doanh trên Internet . 8
    I.3. Tình hình phát triển TMĐT nói chung trên thế giới 13
    I.4. Một số giải pháp phát triển TMĐT ở các nước . 17
    I.4.1. Hoa Kỳ 17
    I.4.2. Canada . 18
    I.4.3. Nhật Bản . 20
    I.4.4. Trung Quốc . 23
    I.4.5. Tình hình TMĐT tại Hàn Quốc 24
    I.5. Tình hình thương mại điện tử tại Việt Nam . 31
    I.5.1. Yêu cầu của thực tế . 35
    I.5.2. Tình cần thiết của việc thực hiện đề tài 37


    PHẦN II: MÔ HÌNH TRUNG TÂM HỖ TRỢ VÀ XÚC TIẾN TMĐT
    CỦA THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC. . 39


    II.1. Mô hình Trung tâm xúc tiến và hỗ trợ TMĐT của Phần Lan (Finland) 39
    II.1.1. Giới thiệu về E-Finland 39
    II.1.2. Các dịch vụ của E-Finland . 39
    II.1.3. Một số nhận xét cơ bản về E-Finland . 40
    II.2. Mô hình Trung tâm hỗ trợ công nghệ TMĐT của Virgnia 40
    II.2.1. Giới thiệu về VECTEC 40
    II.2.2. Các dịch vụ của VECTEC . 41
    II.2.3. Nhận xét về VECTEC 42
    II.3. Mô hình International Center for Electronic Commerce (ICEC) của Hàn Quốc . 42
    II.3.1. Giới thiệu về ICEC 42
    II.3.2. Mục tiêu và dịch vụ của ICEC 42
    II.3.3. Nhận xét về ICEC và hệ thống giao dịch TMĐT tại Hàn Quốc 43
    II.4. Chương trình “Tâm điểm mậu dịch” (của UNCTAD) (UNCTAD Trade Point Programme) . 43


    PHẦN III : ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐÔNG CỦA
    TRUNG TÂM HỖ TRỢ VÀ XÚC TIẾN TMĐT 50


    III.1. Mô hình Trung tâm Xúc tiến và Hỗ trợ TMĐT . 50
    III.1.1. Tại sao cần có Trung tâm Hỗ trợ và Xúc tiến TMĐT ở nước ta . 50
    III.1.2. Mô hình Trung tâm Xúc tiến và Hỗ trợ TMĐT 52
    III.2. Các giải pháp kỹ thuật . 58
    III.2.1. Mô hình hệ thống mạng của Trung tâm Hỗ trợ và Xúc tiến TMĐT . 58
    III.2.2. Giải pháp kỹ thuật kết nối 59
    III.3. Các công nghệ cần có để xây dựng hệ thống Thương mại điện tử 61


    PHẦN IV : NGHIÊN CỨU, LỰA CHỌN, QUẢNG BÁ, TƯ VẤN VỀ KỸ THUẬT
    VÀ CÔNG NGHỆ HỖ TRỢ TMĐT. . 66


    IV.1. Một số các kết quả nghiên cứu về giải pháp xây dựng TMĐT dành cho các doanh nghiệp . 66
    IV.1.1. Giải pháp vận dụng Linux, các công cụ mở và một vài thành phần thương mại . 66
    IV.1.2. Giải pháp vận dụng các sản phẩm của Microsoft và một vài thành phần thương mại dành cho
    các doanh nghiệp . 72


    PHẦN V : KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỬ NGHIỆM WEBSITE VÀ ĐÀO TẠO
    NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO CÁC DOANH NGHIỆP 75


    V.1. MỘT SỐ KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM THỰC TẾ QUA MẠNG ECOM 75







    V.2. Một số các kết quả nghiên cứu về xây dựng bài giảng trực tuyến 80
    V.2.1. E-learning là gì ? . 80
    V.2.2. Tại sao E-Learning cần cho doanh nghiệp? 80
    V.2.3. Lợi ích của E-Learning 81
    V.2.4. Kiến trúc hệ thống Đào Tạo Trực Tuyến . 82
    V.2.5. Tính Năng Hệ Thống 82
    V.2.6. Yêu cầu hệ thống 84
    V.2.7. Thực thi E-Learning 84
    III.1. Kết luận . 85
    IV.2. Đề xuất và kiến nghị 87







    LỜI GIỚI THIỆU


    Ngày nay cuộc cách mạng công nghệ thông tin và viễn thông (ICT) diễn ra một cách sôi động đang tác động trực tiếp và sâu sắc đến mọi hoạt động kinh tế xã hội của hầu hết các quốc gia trên thế giới đồng thời nó đang mở ra một thời kỳ mới của nhân loại trước khi bước vào thiên niên kỷ thứ 3. Càng về những năm gần đây, tại các nước công nghiệp phát triển cũng như ở các nước NICs, xuất hiện ngày càng nhiều loại hình kinh doanh mới hoạt động trên các mạng truyền thông số và đặc biệt là trên mạng Internet, đó là các doanh nghiệp thương mại điện tử. Sự xuất hiện của mô hình kinh doanh này không chỉ làm đa dạng hoá hoạt động doanh nghiệp của con người mà còn thực sự trở thành một cuộc cách mạng kinh tế - xã hội có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu bước đột phá mới về kinh tế của nhân loại trong thiên niên kỷ thứ ba.


    Thương mại điện tử sử dụng hệ thống mạng truyền thông số toàn cầu để tạo ra một thị trường điện tử cho tất cả các loại hình sản phẩm, dịch vụ, công nghệ và hàng hoá; bao hàm tất cả các hoạt động cần thiết để hoàn tất một thương vụ, trong đó có đàm phán, trao đổi chứng từ, truy cập thông tin từ các dịch vụ trợ giúp (thuế, bảo hiểm, vận tải .) và ngân hàng, tất cả được thực hiện trong các điều kiện an toàn và bảo mật. Trong thương mại điện tử, người ta sử dụng các phương tiện chủ yếu như máy điện thoại, fax, hệ thống thiết bị thanh toán điện tử, mạng nội bộ (Inttranet), mạng ngoại bộ (Extranet) và mạng toàn cầu (Internet).


    Đặc trưng nổi bật nhất của thương mại điện tử là các hoạt động kinh doanh như mua, bán, đầu tư và vay mượn được thực hiện và chuyển giao giá trị qua các mạng thông tin điện tử. Bởi vậy, thương mại điện tử còn được gọi với những tên khác nhau như: nền kinh tế ảo, nền kinh tế .com v.v .


    Tuy chỉ mới bắt đầu hình thành nhưng thương mại điện tử đã nhanh chóng khẳng định được vị thế của mình trong đời sống kinh tế quốc tế bởi sức hấp dẫn và sự phát triển khá ngoạn mục xét cả về dung lượng cũng như phạm vi và đối tượng. Chỉ tính riêng tại Mỹ, sự gia tăng doanh số của các hoạt động kinh doanh trên mạng đã dẫn tới sự ra đời của một thị trường chứng khoán mang tên Nasdaq dành cho những công ty có tên gọi tận cùng bằng tiếp vị ngữ .com. Những diễn biến trong vận hành của thị trường chứng khoán này luôn kéo theo những tác động trực tiếp và nhạy cảm đến chỉ số Dow Jones tại New York cùng các chỉ số chứng khoán khác tại hầu như tất cả các thị trường chứng khoán hàng đầu thế giới.


    Các số liệu thống kê gần đây cho thấy thương mại điện tử có bước phát triển rất nhanh và với tốc độ ngày càng cao. Năm 1997, tổng doanh số thương mại điện tử trên thế giới mới đạt xấp xỉ 18 tỷ USD thì đến năm 1999 đã đạt gần 80 tỷ USD, năm 2000 là 180 tỷ và năm 2001 con số đó vượt qua mức 400 tỷ USD. Tổ chức hợp tác kinh tế Châu á- Thái Bình Dương (APEC) đưa ra số liệu đến năm 2002, doanh số của hoạt động kinh doanh trên mạng toàn cầu có thể lên tới 1000 tỷ USD; riêng của các nước APEC là 600 tỷ USD.







    Nhìn tổng quát, việc sử dụng các phương tiện điện tử và các dịch vụ mạng trong hoạt động của doanh nghiệp tạo điều kiện cập nhật được thông tin nhanh chóng, đa dạng, giảm được các chi phí giao dịch, tiếp thị . do vậy hạ được giá thành sản xuất, dịch vụ và điều quan trọng hơn cả là tiết kiệm được thời gian, rút ngắn chu kỳ sản xuất, nhanh chóng tạo ra sản phẩm mới, tăng tính hiệu quả kinh doanh.




    Đối với các doanh nghiệp, hoạt động thương mại điện tử, ngoài việc giảm chi phí còn đưa lại nhiều lợi ích thiết thực. Trước hết, họ có thể hợp lý hoá khâu cung cấp nguyên vật liệu, sản phẩm, bảo hành; tự động hoá quá trình hợp tác kinh doanh; cải thiện quan hệ trong công ty - xí nghiệp và với bạn hàng - đối tác, tăng năng lực phục vụ khách hàng. Từ đây, tăng được sức cạnh tranh của doanh nghiêp, mở rộng phạm vi cũng như dung lượng kinh doanh.




    Từ góc độ của người tiêu dùng, thương mại điện tử tạo sự thuận tiện hơn, tăng khả năng lựa chọn do tiếp cận dễ dàng các mặt hàng, các dịch vụ. Còn đối với chính phủ, mô hình kinh doanh này đưa lại khả năng cải tiến quản lý kinh tế và kiểm soát được việc thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước của các doanh nghiệp, nhất là nghĩa vụ thuế, phân phối thu nhập, hải quan .


    Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích kể trên, thương mại điện tử cũng đặt ra hàng loạt vấn đề bức xúc và những thách thức đối với doanh nghiệp của các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển. Để phát triển thương mại điện tử đòi hỏi phải tăng cường xây dựng hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin hiện đại, hạ tầng về tiền tệ với hệ thống thanh toán tự động; nguồn nhân lực trình độ cao; các định chế về an toàn bảo mật, sở hữu trí tuệ, môi trường kinh tế, pháp lý . Đây là một bài toán phức tạp mà Chính phủ Việt Nam đang từng bước giải quyết.


    Việc thực hiện một đề tài KC.01.05.03 với mục đích tập hợp các nhà khoa học, các nhà quản lý và các nhà kinh doanh đưa ra các giải pháp hợp lý cho Thương mại điện tử trong môi trường Việt Nam nhằm từng bước hỗ trợ và thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam ngày một phát triển. Việc đưa các thông tin, kiến thức đến với các doanh nghiệp là điều cần thiết, đặc biệt trong vấn đề hỗ trợ các doanh nghiệp có được các nhận thức đúng đắn về thương mại điện tử. “Trung tâm Hỗ trợ Xúc tiến Thương mại điện tử” được nghiên cứu và vận hành nhằm giải quyết các nhu cầu trên và hy vọng Trung tâm này sẽ thực sự là cầu nối giữa các doanh nghiệp với Chính phủ đồng thời doanh nghiệp cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ của Trung tâm trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến kỹ thuật và công nghệ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...