Báo Cáo Tình hình phát triển sản xuất Cao su trên địa bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN IĐẶT VẤN ĐỀ​ ​ Cây Cao su có tên gốc là cây Hêvê (Hévéa) mọc dọc theo sông Amazone ở Nam Mỹ và các vùng kế cận, là cây của vùng nhiệt đới xích đạo. Cây Cao su được nhập vào nước ta năm 1897, trải qua 110 năm cây cao su ở Việt Nam đã trở thành cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Sản phẩm chính của cây Cao su là mủ cao su được dùng làm nguyên liệu chủ yếu cho nhiều ngành công nghiệp; bên cạnh đó, sản phẩm phụ của cây cao su như hạt cao su cho tinh dầu quý, gỗ cao su làm nguyên liệu giấy, làm hàng mộc phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu ., cây cao su còn có vị trí quan trọng trong việc bảo vệ đất và cân bằng sinh thái.
    Hiện nay, giá Cao su tổng hợp tăng cao và chịu ảnh hưởng của giá dầu thô nên nhiều nước đã chuyển sang sử dụng cao su thiên nhiên. Tuy nhiên, năng lực sản xuất cao su thiên nhiên không đủ đáp ứng theo tốc độ của nhu cầu cùng với mức sống cải thiện và sự tăng trưởng dân số trên thế giới. Tình trạng thiếu cao su thiên nhiên đã được dự đoán từ những thập niên trước đây, nhu cầu cao su thiên nhiên trên thế giới gia tăng đã khuyến khích nhiều nước mở rộng diện tích cao su, thậm chí cả ở những vùng có điều kiện môi trường ít thuận lợi và người trồng đã tăng đầu tư, thâm canh để đạt năng suất cao.
    Việt Nam là nước xuất khẩu cao su thiên nhiên lớn thứ tư sau Thái Lan, Indonesia và Malaysia. Lượng cao su thiên nhiên xuất khẩu năm 2005 đạt 587.000 tấn, trị giá 804 triệu USD, năm 2006 đạt 690.000 tấn, trị giá 1,27 tỷ USD và là mức cao nhất từ trước đến nay. Với kết quả này, cao su đã trở thành mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị xếp thứ hai sau gạo trong năm 2005, chiếm 2,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Điều này cho thấy tiềm năng kinh tế đem lại từ cây cao su là rất lớn.
    Thực hiện phát triển cao su tiểu điền tại Thừa Thiên Huế đã góp phần thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; giải quyết việc làm, định canh định cư đối với đồng bào vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy vậy thực trạng việc phát triển sản xuất cao su ở Thừa Thiên Huế còn nhiều vấn đề đáng quan tâm đó là phần lớn diện tích trồng cao su có độ dốc cục bộ lớn, manh mún, thời tiết khí hậu không ưu đãi; hơn nữa, Thừa Thiên Huế được xem là vùng ngoài truyền thống về phát triển cây cao su, người dân địa phương mới bắt đầu thích nghi, trình độ tay nghề chưa có, cán bộ kỹ thuật thiếu, yếu .
    Hương Trà là một huyện đồng bằng của tỉnh Thừa thiên Huế có đầy đủ các dạng địa hình từ vùng đồi núi, đồng bằng đến đầm phá ven biển. Bên cạnh những lợi thế để phát triển sản xuất công nghiệp, dịch vụ; Hương Trà cũng có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, đất đai, mặt nước để phát triển sản xuất nông nghiệp đa dạng và phong phú. Tuy nhiên trong những năm qua, sản xuất nông lâm ngư nghiệp trên địa bàn huyện tăng trưởng chưa cao, cơ cấu sản xuất nông lâm ngư nghiệp chuyển dịch chậm, kinh tế trang trại chưa phát triển. Trong những năm gần đây, theo định hướng phát triển kinh tế của tỉnh, diện tích trồng cây cao su trên địa bàn huyện đã phát triển nhanh chóng, góp phần không nhỏ đến việc cải thiện đời sống của người dân, cũng như thay đổi diện mạo nơi đây. Năm 1993 toàn huyện trồng được 67,69 ha (thuộc 92 hộ), đến năm 2005 quy mô diện tích đã được mở rộng lên đến 2007 ha (thuộc 1.524 hộ) và đến nay diện tích cao su trên địa bàn huyện đã lên đến 2.156 ha (thuộc 1.715 hộ). Mô hình trồng cây cao su trên địa bàn huyện Hương Trà đã đạt được những thắng lợi bước đầu quan trọng, bên cạnh đó vẫn bộc lộ nhiều hạn chế nhất định làm ảnh hưởng đến việc phát triển cao su tiểu điền không đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất như mong muốn.
    Xuất phát từ tình hình thực tế đó, tôi đã chọn đề tài: “Tình hình phát triển sản xuất Cao su trên địa bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
    * Mục đích, nội dung của đề tài:
    - Đánh giá thực trạng cũng như kết quả, hiệu quả sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất cao su trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
    * Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng các phương pháp:
    - Phương pháp duy vật biện chứng để xem xét các hiện tượng trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.
    - Phương pháp phân tổ thống kê để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả và hiệu quả sản xuất, kinh doanh cây cao su.
    - Phương pháp phân tích chuỗi cung để phân tích quá trình tiêu thụ mủ Cao Su của nông hộ.
    - Phương pháp điều tra thống kê nhằm thu thập số liệu có liên quan đến đề tài. Số liệu thứ cấp được thu thập từ chính quyền và các ban ngành địa phương. Số liệu sơ cấp thu thập qua phỏng vấn các hộ trồng cao su tiểu điền, với số mẫu điều tra là 60 hộ, trong đó 30 hộ ở xã Hương Bình, 15 hộ ở xã Hương Thọ và 15 hộ ở Xã Bình Điền.
    - Phương pháp quy đổi tất cả các khoản đầu tư của các năm về hiện giá tại thời điểm hiện tại để xem xét năm hoàn vốn đầu tư của nông hộ.
    - Phương pháp phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình sản xuất Cao Su của nông hộ (Phương pháp phân tích ANOVA trên phần mềm SPSS) .
    Chúng tôi sử dụng phuơng pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên với kích thước mẫu là 60 hộ trồng cây cao su (30 hộ ở xã Hương Bình,15 hộ ở xã Hương Thọ và 15 hộ ở Xã Bình Điền).
    * Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
    Do nội dung nghiên cứu rộng nhưng thời gian hạn chế nên chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề:
    + Đối tượng: Tình hình phát triển sản xuất cao su của các hộ trên địa bàn huyện
    + Phạm vi: - Về không gian: Huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
    - Về thời gian: Từ 2005 – 2008 với các số liệu thứ cấp và trong năm 2008 với các số liệu sơ cấp.
    Với năng lực còn hạn chế, đề tài không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ phía quý thầy cô và bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn.
     
Đang tải...