Tiểu Luận Tình hình phát triển kinh tế của các nông hộ tại buôn Tiêu xã ÊaTiêu huyện Krông Ana Tỉnh Dak Lak

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

    Việt Nam phát triển đi lên từ một nền kinh tế nông nghiệp, nông nghiệp Việt Nam chiếm 30% giá trị xuất khẩu và 25% trong tổng GDP quốc gia, 76% dân số sống ở nông thôn, giai đoạn 1997/1998, lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp tạo ra công ăn việc làm cho hơn 66% lao động cả nước. Phát triển nông nghiệp và nông thôn được coi là cơ sở để phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

    Đổi mới trong nông nghiệp đã mở đầu cho quá trình cải tổ kinh tế ở Việt Nam, tạo nền tảng vững chắc giúp Việt Nam phát triển kinh tế. Trước năm 1988, Việt Nam luôn ở trong tình trạng mất an ninh lương thực, phải nhập khẩu lương thực hàng năm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Nhờ những chính sách đúng đắn về giao quyền sử dụng đất cho nông dân, phát triển kinh tế nông hộ, tự do hóa thương mại, phát triển tín dụng nông thôn, khuyến nông, . Giai đoạn 1990-99, nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, trung bình 4,5 % / năm.

    Sản lượng lương thực 10 năm qua tăng bình quân 1,2 triệu tấn/năm. Lượng gạo xuất khẩu năm 1999 đạt 4,5 triệu tấn. Trồng trọt và chăn nuôi đều phát triển theo xu hướng đa dạng hoá sản phẩm, tăng hiệu quả sử dụng đất đai và lao động Một số cây công nghiệp chủ yếu đã hình thành được các vùng sản xuất hàng hoá tập trung với khối lượng lớn. Khối lượng sản phẩm cà phê hiện đạt trên 400 ngàn tấn, cao su trên 200 ngàn tấn, chè 65 ngàn tấn, đường các loại 750 ngàn tấn . Diện tích cây ăn quả đạt khoảng 450 ngàn ha, sản lượng ước đạt gần 4,5 triệu tấn. Chăn nuôi đạt mức tăng trưởng 5-6%/năm. Năm 1999, tổng sản lượng thịt đạt 1,75 triệu tấn, tăng 7,7% so với năm 1998.

    Trong khi sản phẩm chăn nuôi, đường, rau quả . chủ yếu được sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước như thì nhiều loại sản xuất ra chủ yếu để xuất khẩu với tỷ lệ rất cao như cà phê 95%, điều 100%, cao su 80-85%, hạt tiêu 90%, chè 50% .Từ một nước thiếu lương thực, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới, xuất khẩu cà phê vối đứng thứ 2 trên thế giới, xuất khẩu điều thứ 4 trên thế giới. Năm 1999, kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của cả nước ước đạt 3,25 tỷ USD, tăng 11%.

    Tăng trưởng trong lĩnh vực nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng không những đối với tăng trưởng chung của nền kinh tế mà còn đối với tạo công ăn việc làm và xoá đói giảm nghèo. Đời sống đa số nông dân được cải thiện rõ rệt, tốc độ tăng thu nhập đạt trên 10% thời kỳ 1995 đến nay (thông tin từ trang AgroViet).

    Tỉnh Dak Lak chúng ta phát triển kinh tế vẫn tập trung chủ yếu vào việc phát triển nông nghiệp đặc biệt tập trung vào sản xuất cà phê và cao su, một ngành mang lại lợi thế rất lớn cho Dak Lak chúng ta. Không chỉ có vùng diện tích đất rộng lớn mà điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu rất thuận lợi cho việc canh tác. Cao su Dak Lak là sản phẩm xuất khẩu đứng thứ hai sau cà phê. Năm 2000 toàn tỉnh có 25.703 ha cao su tăng 54,3% so với năm 1990 (13.957 ha).

    Tỉnh Dak Lak cũng là một điểm nóng về tình hình An Ninh Chính Trị trong cả nước các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam bằng các âm mưu diễn biến hoà bình gây chia rẻ khối đại đoàn kết dân tộc làm mất ổn định trên địa bàn. Tiêu điểm là năm 2001 chúng lôi kéo đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn gây mất ổn định chính trị ở Tây Nguyên nói chung và Dak Lak nói riêng.

    Xã ÊaTiêu Huyện Krông Ana với 24 thôn buôn trong đó có 7 buôn người đồng bào dân tộc tại chổ thế nên việc phát triển kinh tế của xã nói chung và 7 buôn đồng bào nói riêng mang ý nghĩa hết sức đặc biệt, không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà nó còn mang ý nghĩa về mặt chính trị. Vì thế Nhiều năm qua tỉnh Dak Lak và Huyện Krông Ana đã đầu tư rất nhiều cho xã với mục tiêu ổn định xã hội và phát triển kinh tế. Tuy nhiên việc phát triển kinh tế xã hội của xã cũng gặp phải rất nhiều khó khăn.

    Về phát triển kinh tế những khó khăn lớn đó là: giá cả hàng nông sản thường mất ổn định, cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, chưa có sơ cấu kinh tế hợp lý sản xuất nông nghiệp thì trồng trọt vẫn là chủ yếu, chăn nuôi chỉ mang tiêu dùng gia đình, chưa có sự kết hợp chặt chẻ giữa doanh nghiệp và người nông dân

    Về mặt xã hội mặc dù đã mở các cuộc tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân tuy nhiên việc tuyên truyền ít đi kèm với việc chuyển giao các tiến bộ khoa học kỷ thuật để người nông dân làm ăn thế nên hiệu quả không cao. Vì thế tình hình chính trị xã hôi của xã còn diễn biến rất phức tạp.

    Buôn ÊaTiêu là một buôn của các đồng bào ngườI dân tộc, là một trong 24 buôn thuộc xã ÊaTiêu huyện Krông Ana tỉnh Dak Lak, nên cũng mang những đặc điểm chung của xã.

    Sản xuất nông nghiệp luôn có nhiều rủi ro nên lợi nhuận không ổn định, vì sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên (tuy nhiên sản xuất nông nghiệp lại không thể thiếu trong sự nghiệp phát triển kinh tế của quốc gia). Vì vậy mà ngành này chưa thu hút được nhiều sự đầu tư của các nhà đầu tư.

    Để phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn thì chất xám là hết sức quan trọng - Mà trong điều kiện phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH-HĐH thì vốn có vai trò quan trọng không kém. Vốn là một nhân tố quan trọng bậc nhất cho sự thành công và phát triển, khi tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào.

    Buôn ÊaTiêu xã ÊaTiêu huyện Krông Ana có rất nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế nông nghiệp: Đất đai, khí hậu, thuỷ văn, nhưng ở đây vẫn chưa thể khai thác hết những thế mạnh của nó. Một phần vì còn tồn tại những khó khăn như phong tục tập quán, kiến thức về thị trường, một phần vì thiếu vốn để đầu tư cho sản xuất. Trong quá trình thực tập tại xã tiếp xúc trên thực tiễn như vậy, với mong muốn đóng góp một phần sức lực vào sự phát triển của thôn buôn Êatiêu, xã Êatiêu, huyện Krông Ana, tỉnh Dăk Lăk cũng như vào sự phát triển chung của đất nước, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Tình hình phát triển kinh tế của các nông hộ tại buôn Tiêu xã ÊaTiêu huyện Krông Ana Tỉnh Dak Lak”.

    1.2. Mục tiêu nghiên cứu

    Để tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế của các nông hộ tại buôn Tiêu xã ÊaTiêu huyện Krông Ana . Từ đó tìm ra những tồn tại và khó khăn nơi đây, trên cơ sở đó mong rằng có thể đưa ra các giải pháp nhằm góp phần tăng hiệu quả kinh tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế nơi này.

    1.3 Đối tượng nghiên cứu

    Các hộ gia đình thuộc buôn Tiêu xã ÊaTiêu huyện Krông Ana thông qua quá trình thu thập thông tin trực tiếp từ thôn buôn.

    1.4 Phạm vi nghiên cứu

    1.4.1 Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu các vấn đề về phát triển kinh tế được tiến hành trên địa bàn buôn ÊaTiêu thuộc xã ÊaTiêu huyện Krông Ana

    1.4.2 Phạm vi về thời gian

    - Thời gian tiến hành nghiên cứu: đề tài được thực hiện trong thời gian 4 tuần từ ngày 02/10/2006 đến ngày 02/11/2006.

    - Số liệu sử dụng trong nghiên cứu là: 5 năm ( từ năm 2001 đến năm 2005 ).

    - Ngoài những số liệu sơ cấp thu thập được thông qua phỏng vấn bằng phiếu điều tra còn có số liệu thứ cấp do Ủy Ban Nhân Dân Xã Êa Tiêu cung cấp.

    1.4.3 Phạm vi về nội dung

    Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào: “Tình hình phát triển kinh tế của các nông hộ tại buôn Tiêu xã ÊaTiêu huyện Krông Ana”. Để tìm hiểu về vấn đề này đoàn sinh viên thực tập chúng tôi đã đi điều tra thực tế, thu thập số liệu và xử lí, tổng hợp, phân tích và đánh giá
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...