Tiểu Luận Tình hình phát triển chăn nuôi Việt Nam, triển vọng và thách thức

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 26/3/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    I. LỜI MỞ ĐẦU
    Trong 10 năm gần đây, tình hình nghiên cứu và phát triển chăn nuôi của Việt Nam đã có bước tiến bộ rõ rệt cả về số lượng và chất lượng. Các hệ thống chăn nuôi trong khu vực dự án được thống nhất chung trong hệ thống canh tác rất truyền thống. Các loại hệ thống canh tác và vai trò của vật nuôi trong các hệ thống này khá đa dạng tuỳ theo các điều kiện xã hội, kinh tế, sinh thái và các nhóm người dân tộc thiểu số. Vật nuôi tham gia vào quá trình sản xuất ngành trồng trọt (làm đất, phân bón), an toàn lương thực và mặt khác chúng sử dụng các nguồn không sử dụng tới ủng hộ nhân dân và của chung (phần còn lại của cây trồng, các vùng đấttrống của công cộng để chăn nuôi, v v ) để tạo thêm và tích luỹ vốn, và biểu hiện cho sự khá giả. Trâu và bò được nuôi để cho sức kéo, thịt, phân bón và để bán con giống. Tại những vùng xa xôi hẻo lánh, trâu và bò thường được giữ như một loại “ngân hàng vật nuôi” của hộ gia đình để bán và khi cần tiền mặt để trang trải các khoản như chi phí giáo dục, y tế và dùng cho các dịp kỷ niệm như lễ hội, đám cưới và đám tang. Lợn được nuôi để bán, để ăn trong gia đình và cũng như dùng cho các dịp lễ tết. Gia cầm (gà và vịt) phổ biến là thả vườn thường là tự bới tìm thức ăn và cũng là một nguồn cung cấp chất đạm và tiền mặt. Cũng có khi dê được nuôi để lấy thịt. Chăn nuôi là một nguồn vốn dự trữ và các đàn vật nuôi là một khoản rất dễ chia thừa kế. Bên cạnh những hoạt động sản xuất tiêu dùng trong nước, chăn nuôi cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao từ xuất khẩu sang các nước.
    Mặc dù hoạt động sản xuất chăn nuôi đóng góp đáng kể cho an toàn lương thực và năng suất trang trại, ấn tượng chung là phần lớn các nông dân nghèo trong khu vực dự án có kỹ năng chăn nuôi tương đối thấp. Không có truyền thống sản xuất chăn nuôi và gây giống đầu tư thâm canh, và các nguồn lực cần thiết cho kiểu hệ thống sản xuất này rất hạn chế. Thiệt hại do các loại bệnh dịch trong chăn nuôi rất cao. Vì vậy, chăn nuôi tốt hơn, cải thiện sức khoẻ vật nuôi, quản lý khu chăn nuôi, cũng như khả năng tiếp cận với tài chính vi mô là những nhu cầu chính cần phải làm rõ. Làm sao để khắc phục được những khó khăn, nâng cao hiệu quả kinh tế cho ngành chăn nuôi, chúng tôi đã tìm hiểu nội dung “ Tình hình phát triển chăn nuôi Việt Nam, triển vọng và thách thức
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...