Thạc Sĩ Tình hình nghèo đói tại tỉnh Quảng Trị

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Từ khi lịch sử phát triển của xã hội loài người có sự phân chia gia cấp, vấn đề phân
    biệt giàu nghèo đã xuất hiện và cho đến nay vẫn đang tồn tại như một thách thức lớn đối
    với sự phát triển bền vững của từng Quốc gia, từng khu vực và toàn bộ nền văn minh hiện
    đại của nhân loại. Mục tiêu xoá đói giảm nghèo (XĐGN) luôn được đặt ra trong quá trình
    phát triển kinh tế-xã hội không chỉ ở nước ta mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Vì vậy,
    những năm gần đây nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế rất quan tâm tìm các giải pháp hạn
    chế nghèo đói và giảm dần khoảng cách phân hoá giàu, nghèo trên phạm vi toàn thế giới.
    Ở nước ta, xóa đói giảm nghèo được coi là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát
    triển kinh tế-xã hội của đất nước. Ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác
    định mục tiêu cơ bản trong hoạt động của mình là giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ
    mới để đem lại ấm no, hạnh phúc cho mọi người dân, mọi gia đình Việt Nam. Chủ tịch Hồ
    Chí Minh đã chỉ rõ, Đảng và Nhà nước phải tạo điều kiện "Làm cho người nghèo đủ ăn.
    Người đủ ăn thì khá. Người khá, giàu thì giàu thêm" [13, tr 303].
    Vấn đề xóa đói giảm nghèo đã được đưa vào mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế-
    xã hội 5 năm (1996-2000). Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (năm 1996) đã khẳng
    định:"Thực hiện tốt chương trình XĐGN, nhất là đối với vùng căn cứ quân sự cách mạng,
    vùng đồng bào dân tộc thiểu số". Đại hội IX (năm 2001) tiếp tục khẳng định hướng đi đó
    và nhấn mạnh: "Việc tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với xóa đói giảm nghèo ngay trong
    từng bước đi và trong suốt quá trình Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa đất nước. Phấn đấu
    đến năm 2010, về cơ bản không còn hộ nghèo" [14]. Công cuộc đổi mới của đất nước đã
    đạt được những thành tựu vượt bậc về phát triển kinh tế-xã hội, đời sống của đa số dân cư
    được cải thiện, công tác XĐGN đã thu được thành tựu đáng kể. Song, mức sống của người
    dân vẫn còn thấp, phân hóa thu nhập có xu hướng tăng lên. Một bộ phận khá lớn dân cư
    còn sống nghèo đói, trong đó có nhiều gia đình có công với Cách mạng vẫn còn chịu nhiều
    thiệt thòi trong hòa nhập cộng đồng và không đủ sức tiếp nhận những thành quả do công
    cuộc đổi mới mang lại. Cuối năm 2005, cả nước vẫn còn khoảng 22% số hộ nghèo đói.
    Chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN đã triển khai mạnh mẽ ở tất cả các tỉnh, thành
    trong cả nước, nhưng hiệu quả chưa cao. Nhiều hộ thoát nghèo vẫn chưa vững chắc, rất dễ
    tái nghèo khi gặp thiên tai hay rủi ro bất thường trong đời sống và sản xuất kinh doanh,.
    Quảng Trị là một trong những tỉnh nghèo nhất khu vực Miền Trung, trong những
    năm qua, Quảng Trị đã tích cực thực hiện Chương trình XĐGN và thu được một số kết quả
    đáng kể; từ 1996-2005 tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm trên 2 %. Tuy nhiên tỷ lệ
    hộ nghèo của tỉnh còn rất cao 28,48% (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010 của Bộ LĐ-
    TB&XH). Đây đang là vấn đề bức xúc đặt ra cho tỉnh Quảng Trị, bởi thực hiện XĐGN
    trên địa bàn tỉnh không chỉ có ý nghĩa thực hiện mục tiêu chung của Quốc gia mà còn có
    vai trò thúc đẩy kinh tế-xã hội của tỉnh phát triển, vươn lên tránh tụt hậu; đồng thời hội
    nhập với các vùng khác trong khu vực và cả nước. Vì vậy, việc nghiên cứu, lý giải một
    cách đầy đủ và có hệ thống vấn đề nghèo đói, xác định các giải pháp thực hiện vừa đảm
    bảo đúng nguyên lý chung vừa phù hợp với thực tiễn của địa phương Quảng Trị là yêu cầu
    cấp thiết.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Xung quanh vấn đề nghèo đói, phân hóa giàu nghèo, XĐGN là chủ đề được Đảng,
    Nhà nước Việt nam, nhiều cơ quan trong nước, tổ chức quốc tế, cán bộ nghiên cứu quan
    tâm và có rất nhiều công trình nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau. Nhưng đáng chú ý là
    một số công trình sau:
    - UNDP “Tiến kịp”, 1996.
    - Nguyễn Thị Hằng, “Vấn đề XĐGN ở nông thôn nước ta hiện nay”, Nxb Chính trị
    quốc gia, Hà Nội, 1997.
    - Dương Phú Hiệp, Vũ Văn Hòa, “Phân hóa giàu - nghèo ở một số Quốc gia khu vực
    Châu Á-Thái Bình Dương”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1999.
    - Ngô Quang Minh, “Tác động kinh tế của nhà nước góp phần XĐGN trong quá trình
    Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa ở Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999.
    - Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức hội thảo "XĐGN vùng
    dân tộc thiểu số: Phương pháp tiếp cận", năm 2001.
    - Trần Thị Hằng, "Vấn đề giảm nghèo trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện
    nay", Nxb Thống kê, năm 2001.
    - Lê Xuân Bá, Chu Tiến Quang, “Nghèo đói và XĐGN ở Việt Nam”, Nxb Chính trị
    quốc gia, Hà Nội, 2001.
    - Hội thảo nghiên cứu giảm nghèo ở nông thôn từ cách tiếp cận vi mô. Chương trình
    nghiên cứu Việt Nam, Hà Lan (VNRP), Đà Nẵng năm 2002.
    - Ngân hàng Thế giới “Đói nghèo và bất bình đẳng ở Việt Nam” năm 2004 .
    Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến nhiều khía cạnh của vấn đề
    XĐGN. Đây là những tư liệu khoa học quý sẽ được tiếp thu có chọn lọc trong quá trình
    viết Luận văn này.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    Mục đích: Nghiên cứu, khảo sát để đánh giá đúng thực trạng và nguyên nhân nghèo
    đói, đề xuất những giải pháp chủ yếu XĐGN trên địa bàn Quảng Trị, làm cơ sở cho việc
    xây dựng, chỉ đạo điều hành kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh có hiệu quả.
    Nhiệm vụ: Để thực hiện mục đích trên, Luận văn có nhiệm vụ:
    + Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về nghèo đói và XĐGN.
    + Phân tích thực trạng nghèo đói và hoạt động XĐGN ở tỉnh hiện nay, chỉ rõ
    nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nghèo đói và những vấn đề đặt ra cho công tác XĐGN trên
    địa bàn tỉnh Quảng Trị.
    + Xác định mục tiêu và một số giải pháp chủ yếu thực hiện XĐGN ở Quảng Trị
    trong thời gian tới.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng: Đề tài tập trung nghiên cứu các đối tượng là người nghèo, xã nghèo,
    vùng nghèo trong tỉnh.
    Phạm vi nghiên cứu: Quảng Trị có đặc điểm tương đối phức tạp về điều kiện sống,
    khí hậu, và địa hình, . có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến nghèo đói cho từng vùng,
    từng hộ. Ở Quảng Trị, dân số nông thôn chiếm tỷ lệ cao, vì thế luận văn đi sâu nghiên cứu
    vấn đề nghèo đói và XĐGN ở vùng nông thôn. Mặt khác, để phục vụ cho yêu cầu chỉ đạo
    chương trình XĐGN phù hợp với đặc điểm của địa phương, luận văn phân tích 3 vùng
    kinh tế sinh thái của tỉnh là: Vùng ven biển, vùng đồng bằng trung du và vùng núi. Về thời
    gian luận văn phân tích chủ yếu từ năm 1996 đến nay, khi các hoạt động XĐGN trên địa
    bàn tỉnh được đưa vào Nghị quyết. Về mục tiêu chiến lược và giải pháp XĐGN, dự báo
    đến năm 2015; một số mục tiêu được định lượng cụ thể đến năm 2010 để phù hợp với định
    hướng phát triển KT-XH của tỉnh.
    5. Cở sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    Để xem xét vấn đề nghèo đói và XĐGN một cách khách quan, khoa học và sát thực
    tiễn, luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa
    Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối và chính sách của Đảng và
    Nhà nước ta về nghèo đói và XĐGN, vấn đề dân tộc. Luận văn sử dụng phương pháp duy
    vật biện chứng, duy vật lịch sử và các phương pháp nghiên cứu cụ thể của kinh tế học và
    xã hội học như: Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh, phương pháp đồ thị,
    mô hình, phân tổ, điều tra, tổng kết thực tiễn . để đánh giá và làm sáng tỏ các vấn đề
    nghiên cứu của đề tài.
    6. Những điểm mới của luận văn
    Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sẽ tiếp tục kế thừa kết quả của nhiều công
    trình khoa học liên quan đến vấn đề nghèo đói và XĐGN; luận văn có những điểm mới sau
    đây:
    - Chỉ ra diễn biến nghèo đói và hoạt động XĐGN ở tỉnh Quảng Trị và những vấn đề
    đặt ra cần phải giải quyết.
    - Đưa ra một số giải pháp cơ bản có tính khả thi nhằm từng bước XĐGN ở Quảng Trị
    trong thời gian tới.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có 3
    chương, 8 tiết.
    Chương 1
    MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHÈO ĐÓI
    1.1. QUAN NIỆM VỀ NGHÈO ĐÓI VÀ TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH CHUẨN NGHÈO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...