Luận Văn Tình hình mua bán người ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Tình hình mua bán người ở Việt Nam hiện nay

    LỜI MỞ ĐẦU 1


    1. Lý do chọn đề tài .1


    2. Mục tiêu nghiên cứu 2


    3. Phạm vi nghiên cứu .2


    4. Phương pháp nghiên cứu 2


    5. Bố cục đề tài .2


    CHƯƠNG 1. TÌM HIỂU CHUNG VỀ TỘI MUA BÁN NGƯỜI VÀ THỰC TRẠNG


    CỦA NẠN MUA BÁN NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .4


    1.1 Tìm hiểu chung về tội mua bán người .4


    1.1.1 Thế nào là mua bán người .4


    1.1.2 Cấu thành tội phạm của tội mua bán người .5


    1.1.2.1 về mặt chủ quan 5


    1.1.2.2 về mặt khách quan 6


    1.1.2.3 về mặt chủ thể .7


    1.1.2.4 về mặt khách thể .7


    1.1.3 Chế tài của tội mua bán người .7


    1.1.4 Các hình thức mua bán người phổ biến hiện nay 8


    1.1.5 Lịch sử của quy định về tội mua bán người .9


    1.2 Thưc trạng của nạn mua bán ngưòi ở Viêt Nam hiện nay .10


    1.2.1 Thực trạng của nạn mua bán người .10


    1.2.2 Hậu quả của nạn mua bán người 15


    1.1.2.1 Đoi với bản thân của nạn nhân .15


    1.1.2.2 Đối với toàn xã hội 16


    CHƯƠNG 2. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG MUA BÁN NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .19


    2.1 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mua bán người ở Việt Nam hiện nay 19


    2.1.1 Người thực hiện hành vi ham lợi ích vật chất 20


    2.1.2 Do người thực hiện hành vi đói nghèo, thất nghiệp 25


    2.2 Điều kiện dẫn đến tình trạng mua bán người ở Việt Nam hiện nay 26


    2.2.1 Từ phía bản thân nạn nhân .27


    2.2.1.1 Do bản thân nạn nhân nhẹ dạ, cả tin 27


    2.2.1.2 Do nạn nhân đói nghèo, thất nghiệp dẫn đến ham lợi ích vật chất 32


    2.2.1.3 Trình độ dân trí của nạn nhân thấp nên hạn chế trong việc hiểu biết và nhận thức 35


    2.2.2 Từ phía xã hội 37

    2.2.2.1 Công tác quản lý những hoạt động liên quan đến tội phạm này chưa được chặt chẽ .37


    2.2.2.2 Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục và pháp luật chưa dàn trải 39


    2.2.2.3 Hệ thống pháp luật trong nước chưa thật sự hoàn thiện 39


    CHƯƠNG 3. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM LÀM HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG MUA BÁN NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .41


    3.1 Cải thiện kinh tế 41


    3.1.1 Tạo công ăn việc làm cho người dân .41


    3.1.2 Xóa đói giảm nghèo- Nâng cao nhận thức 42


    3.1.3 Phát triển kinh tế - xã hội và hạn chế các tác động tiêu cực của việc phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn, miền núi .44


    3.2 Tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng 45


    3.2.1 Tích cực tuyên truyền và tăng cường hiệu quả của việc tuyền truyền, phổ biến giáo dục, pháp luật trong cộng đồng 45


    3.2.2 Tăng cường quản lý một số lĩnh vực hoạt động có liên quan trực tiếp đến tội phạm này .46


    3.2.3 Xét xử lưu động các vụ án mua bán người 47


    3.3 Hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước 45


    3.4 Hợp tác với quốc tế trong việc phòng chống mua bán người .49


    Kết luận .51

    1. Lý do chọn đề tài


    Như chúng ta đã biết tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người nói chung và tội mua bán người nói riêng là một hành vi vô cùng tiêu cực, gây tác hại to lớn đối với đời sống của con người. Nó xâm phạm nghiêm trọng đến đạo đức, thuần phong mỹ tục của người Việt Nam và ảnh hưởng sâu sắc đến phẩm giá của con người. Tội mua bán người là một trong những tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người trong thời gian gần đây đã và đang là một vấn nạn nhức nhối của xã hội, diễn biến hết sức phức tạp và có xu hướng gia tăng ở quy mô toàn cầu.


    Có thể thấy, ở nước ta trong những năm gần đây tình hình mua bán người xảy ra ngày càng nghiêm trọng và phức tạp, có chiều hướng gia tăng và đang ở trong tình trạng báo động. Theo thống kê báo cáo của Chính Phủ giai đoạn từ năm 2004-2009 cả nước xảy ra 1.586 vụ, 2.888 đối tượng, lừa bán 4.008 nạn nhân. Những địa phương xảy ra nhiều là: Hà Giang 134 vụ; Lào Cai 105 vụ; Lạng Sơn 95 vụ; Quảng Ninh 73 vụ, Hà Nội 66 vụ; Nghệ An 66 vụ; Lai Châu 56 vụ; Bắc Giang 44 vụ, bên cạnh đó còn chưa tính đến ở Việt Nam, hiện nay có đến hom 21.000 phụ nữ, trẻ em nằm trong tình trạng vắng mặt, nghi ngờ bị buôn bán ra nước ngoài.1


    Vì vậy trong những năm qua Đảng và nhà nước ta có nhiều chủ trương, biện pháp tích cực kiên quyết đấu tranh phòng chống tôi phạm này và đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, hoat động của bọn tội phạm mua bán người vẫn diễn biến rất phức tạp với những thủ đoạn và phương thức hoạt động ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn. Không những vậy tội mua bán người hiện nay còn là loại tội phạm mang tình chất xuyên quốc gia, không chỉ xảy ra ở một nước riêng lẻ mà nó xảy ra ở nhiều nước, liên quan đến nhiều hệ thống pháp luật khác nhau. Do đó cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các nước để phòng chống loại tội phạm này. Chính vì lẽ đó đã đặt ra thánh thức lớn đối với các nhà làm luật, đòi hỏi các nhà làm luật phải sáng suốt, phải có tầm nhìn để tránh những trường hợp lừa dối, lẩn tránh hay hợp thức hóa pháp luật để thực hiện hành vi mua bán người.


    Trước những yêu cầu cấp thiết đó, tội mua bán người đã ra đời, nó được quy định ở điều 119 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009. Để hiểu rõ hơn thế nào là hành vi mua bán người và điểm qua thực trạng của nó trong những năm gần đây ra sao, đồng thời đi tìm ra nguyên nhân tại sao tội phạm này ngày một gia tăng trong xã hội nước ta hiện nay, để từ đó có thể đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế đáng kể sự gia tăng của loại tội phạm này. Vì vậy người viết đã chọn đề tài “Tình hình mua bán người ở Việt Nam hiện nay” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
     

    Các file đính kèm:

    • 13-.pdf
      Kích thước:
      24.9 MB
      Xem:
      0
Đang tải...