Luận Văn Tình hình lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua – Dự báo trong thời gian tới và đề xuất một số giả

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lạm phát từ khi xuất hiện đến nay luôn là một trong những vấn đề được đề cập đến rất nhiều trong mỗi nền kinh tế cũng như trong nền kinh tế toàn cầu. Là một trong bốn đỉnh của “tứ giác mục tiêu”, việc kiềm chế lạm phát đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia bởi nó tác động trực tiếp đến lợi ích của các cá nhâ, tổ chức cũng như chính phủ.
    Việt Nam sau khi thống nhất đất nước đã trải qua những thời kỳ “thăng trầm” của lạm phát. Từ chỗ chưa được chính thức thừa nhận trong nền kinh tế những năm đầu giải phóng đến cơn bão siêu lạm phát những năm 1986-1988 sau đó “im lặng” trong một giai đoạn giảm phát, lạm phát lại bùng trở lại ở nước ta sau khi mở cửa nền kinh tế, gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
    Năm 2007, một năm sau khi trở thành thành viên chính thức của WTO, lạm phát phi mã đánh dẫu sự trở lại bằng việc đưa chỉ số giá tiêu dùng lên 12,6%. Năm tháng đầu năm 2008, chỉ số lạm phát đã vượt qua cả mục tiêu lạm phát cả năm do Quốc hội đề ra và tỷ lệ lạm phát của cả năm ngoái. Dường như nền kinh tế đang tăng trưởng quá nóng và không hấp thu được hết những cơ hội của nó. Bên cạnh đó là những bất cập trong hệ thống tài chính tiền tệ cũng như sự thiếu đồng bộ trong các chính sách của Chính phủ đã dẫn tới tình trạng lạm phát như hiện nay. Yêu cầu đặt ra là phải nghiên cứu xác định được đúng nguyên nhân lạm phát ở nước ta để có thể “kê đơn đúng bệnh” và đưa ra những dự đoán trong thời gian tới nhằm chuẩn bị một cách tốt nhất cho nền kinh tế trong giai đoạn mở cửa hơn nữa.
    Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó và qua nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề này trong quá trình học tập cũng như trong thực tế, em đã quyết định chọn đề tài: “Tình hình lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua – Dự báo trong thời gian tới và đề xuất một số giải pháp” cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
    Khóa luận được hình thành trên cơ sở xác định:

    LỜI MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG I
    TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁT

    I. Khái niệm
    1. Định nghĩa lạm phát
    2. Quy mô lạm phát
    3. Đo lường lạm phát
    II Nguyên nhân của lạm phát
    1. Lạm phát do cầu kéo
    2. Lạm phát do chi phí đẩy
    3. Lạm phát dự kiến (Anticipated inflation)
    4. Lạm phát do xuất nhập khẩu
    III. Mối quan hệ giữa lạm phát với tiền tệ, lãi suất và thất nghiệp
    1. Mối quan hệ giữa lạm phát và tiền tệ
    2. Mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất
    3. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp
    3.1. Trong ngắn hạn
    3.2. Trong dài hạn
    IV. Tác động của lạm phát đối với nền kinh tế
    1. Tác động đối với sản lượng
    2. Tác động đối với phân phối lại thu nhập và của cải
    3. Tác động đến cơ cấu kinh tế
    4. Những tác động đến tính hiểu quả kinh tế
    CHƯƠNG II
    QUÁ TRÌNH LẠM PHÁT VÀ CÁC BIỆN PHÁP CỦA NHÀ NƯỚC NHẰM GIẢM THIỂU LẠM PHÁT
    Ở VIỆT NAM
    I. Giai đoạn từ sau khi giải phóng đất nước đến năm 1990
    II. Giai đoạn chống lạm phát được đưa lên hàng đầu (1991-1998)
    1. Thực trạng và nguyên nhân
    1. Thực trạng và nguyên nhân
    III. Giai đoạn 1999-2003
    2. Các giải pháp của chính phủ

    IV. Giai đoạn 2004-2008
    1. Thực trang và nguyên nhân2. Các giải pháp của chính phủ
    3. Đánh giá chung về các giải pháp để kiềm chế lạm phát và khắc phục giảm phát ở Việt Nam.
    CHƯƠNG III
    XU HƯỚNG LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM VÀ CÁC GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TRONG THỜI GIAN TỚI

    I. Xu hướng lạm phát của nước ta trong thời gian tới.
    1. Những yếu tố ảnh hưởng.
    1.1. Kinh tế thế giới vẫn nằm trong chu kỳ của cuộc khủng hoảng kinh tế
    1.3. Yếu tố tiền tệ
    1.4. Ảnh hưởng từ các chính sách vĩ mô thiếu đồng bộ và có độ trễ lớn.
    1.5. Sự cạnh tranh kinh tế sẽ ngày càng gay gắt hơn
    2. Dự báo xu hướng lạm phát
    II. Một số giải pháp cụ thể kiềm chế lạm phát
    1. Thực hiện chính sách tài chính tiền tệ năng động và hiệu quả
    2. Điều chỉnh tăng trưởng kinh tế
    3. Giảm thâm hụt ngân sách nhà nước – Đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu
    4. Nâng cao chất lượng dự báo kinh tế

    KẾT LUẬN
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...