Luận Văn Tình hình lạm phát ở Việt Nam trong những năm qua và dự báo trong thời gian tới - Đề xuất một số giả

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 3/12/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Lạm phát từ khi xuất hiện đến nay luôn là một trong những vấn đề được đề cập đến rất nhiều trong mỗi nền kinh tế cũng như trong nền kinh tế toàn cầu. Là một trong bốn đỉnh của “tứ giác mục tiêu”, việc kiềm chế lạm phát đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia bởi nó tác động trực tiếp đến lợi ích của các cá nhân, tổ chức cũng như chính phủ.
    Việt Nam sau khi thống nhất đất nước đã trải qua những thời kỳ “thăng trầm” của lạm phát. Từ chỗ chưa được chính thức thừa nhận trong nền kinh tế những năm đầu giải phóng đến cơn bão siêu lạm phát những năm 1986-1988 sau đó “im lặng” trong một giai đoạn giảm phát, lạm phát lại bùng trở lại ở nước ta sau khi mở cửa nền kinh tế, gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
    Năm 2007, một năm sau khi trở thành thành viên chính thức của WTO, lạm phát phi mã đánh dấu sự trở lại bằng việc đưa chỉ số giá tiêu dùng lên 12,6%. Năm tháng đầu năm 2008, chỉ số lạm phát đã vượt qua cả mục tiêu lạm phát cả năm do Quốc hội đề ra và tỷ lệ lạm phát của cả năm ngoái. Dường như nền kinh tế đang tăng trưởng quá nóng và không hấp thu được hết những cơ hội của nó. Bên cạnh đó là những bất cập trong hệ thống tài chính tiền tệ cũng như sự thiếu đồng bộ trong các chính sách của Chính phủ đã dẫn tới tình trạng lạm phát như hiện nay. Yêu cầu đặt ra là phải nghiên cứu xác định được đúng nguyên nhân lạm phát ở nước ta để có thể “kê đơn đúng bệnh” và đưa ra những dự đoán trong thời gian tới nhằm chuẩn bị một cách tốt nhất cho nền kinh tế trong giai đoạn mở cửa hơn nữa.
    Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó và qua nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề này trong quá trình học tập cũng như trong thực tế, em đã quyết định chọn đề tài: “Tình hình lạm phát ở Việt Nam trong những năm qua và dự báo trong thời gian tới - Đề xuất một số giải pháp” cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
    Khóa luận được hình thành trên cơ sở xác định:
    ♦ Mục đích nghiên cứu:
    - Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về lạm phát
    - Nghiên cứu thực trạng và những nguyên nhân dẫn đến lạm phát ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Nhìn nhận các giải pháp của chính phủ và rút ra những thành công cũng như hạn chế của các giải pháp đó. Cuối cùng đưa ra những dự đoán về xu thế của lạm phát trong thời gian tới.
    - Đề xuất một số giải pháp
    ♦ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu của đề tài vấn đề lạm phát trong nền kinh tế
    - Phạm vi nghiên cứu: tình hình lạm phát ở Việt Nam trong thời gian gần đây (từ sau giải phóng đến nay)
    ♦ Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp sử dụng trong khóa luận này là phương pháp tiếp cận hệ thống duy vật biện chứng, logic và lịch sử. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng là phương pháp tiếp cận thực tế các vấn đề lý luận, phân tích, tổng hợp, so sánh, mô hình hóa và sơ đồ hóa dựa trên cơ sở các số liệu thực tế.
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận được trình bày theo 3 chương:
    Chương I: Tổng quan về lạm phát
    Chương II: Thực trạng lạm phát ở Việt Nam và các chính sách của Chính phủ
    Chương III: Xu hướng lạm phát của Việt Nam và các giải pháp kiềm chế lạm phát trong thời gian tới
    Trong quá trình thực hiện khoá luận này tác giả đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của:
    - Thư viện Quốc gia Hà Nội
    - Thư viện trường Đại học Ngoại Thương
    Và đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo cùng những chỉ bảo cặn kẽ của Tiến sỹ Tăng Văn Nghĩa, Khoa Quản trị kinh doanh, trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội.
    Em xin chân thành cảm ơn những giúp đỡ quý báu đó.
    MỤC LỤC

    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁT 3
    I. Khái niệm 3
    1. Định nghĩa lạm phát 3
    2. Quy mô lạm phát 4
    3. Đo lường lạm phát 5
    II. Nguyên nhân của lạm phát 9
    1. Lạm phát do cầu kéo 9
    2. Lạm phát do chi phí đẩy 10
    3. Lạm phát dự kiến (Anticipated inflation) 11
    4. Lạm phát do xuất nhập khẩu 12
    III. Mối quan hệ giữa lạm phát với tiền tệ, lãi suất và thất nghiệp 13
    1. Mối quan hệ giữa lạm phát và tiền tệ 13
    2. Mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất 14
    3. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp 14
    3.1. Trong ngắn hạn 15
    3.2. Trong dài hạn 16
    IV. Tác động của lạm phát đối với nền kinh tế 16
    1. Tác động đối với sản lượng 16
    2. Tác động đối với phân phối lại thu nhập và của cải 16
    3. Tác động đến cơ cấu kinh tế 18
    4. Những tác động đến tính hiểu quả kinh tế 18
    CHƯƠNG II. QUÁ TRÌNH LẠM PHÁT VÀ CÁC BIỆN PHÁP CỦA NHÀ NƯỚC NHẰM GIẢM THIỂU LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM 20
    I. Giai đoạn từ sau khi giải phóng đất nước đến năm 1990 20
    II. Giai đoạn chống lạm phát được đưa lên hàng đầu (1991-1998) 26
    1. Thực trạng và nguyên nhân 26
    2. Các giải pháp của chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát 29
    III. Giai đoạn 1999-2003 33
    1. Thực trạng và nguyên nhân 33
    2. Các giải pháp của chính phủ 38
    IV. Giai đoạn 2004-2008 42
    1. Thực trang và nguyên nhân 42
    2. Các giải pháp của chính phủ 57
    3. Đánh giá chung về các giải pháp để kiềm chế lạm phát và khắc phục giảm phát ở Việt Nam. 59
    CHƯƠNG III. XU HƯỚNG LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM VÀ CÁC GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TRONG THỜI GIAN TỚI 61
    I. Xu hướng lạm phát của nước ta trong thời gian tới. 61
    1. Những yếu tố ảnh hưởng. 61
    1.1. Kinh tế thế giới vẫn nằm trong chu kỳ của cuộc khủng hoảng kinh tế 61
    1.2. Sự tăng giá của hàng hóa trên thế giới 61
    1.3. Yếu tố tiền tệ 63
    1.4. Ảnh hưởng từ các chính sách vĩ mô thiếu đồng bộ và có độ trễ lớn. 63
    1.5. Sự cạnh tranh kinh tế sẽ ngày càng gay gắt hơn 65
    2. Dự báo xu hướng lạm phát 65
    II. Một số giải pháp cụ thể kiềm chế lạm phát 66
    1. Thực hiện chính sách tài chính tiền tệ năng động và hiệu quả 66
    2. Điều chỉnh tăng trưởng kinh tế 67
    3. Giảm thâm hụt ngân sách nhà nước - Đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu 69
    4. Nâng cao chất lượng dự báo kinh tế 72
    KẾT LUẬN 76
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...