Tiểu Luận Tình hình lạm phát của việt nam giai đoạn 2005 đến nay

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 – ĐẾN NAY
    Định dạng file word


    LỜI MỞ ĐẦU

    Trong quá trình hội nhập quốc tế như hiện nay mỗi nước sẽ có kết cấu sản nghiệp, cơ cấu kinh tế, trình độ phát triển khác nhau nên cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn khác nhau trong quá trình phát triển kinh tế nhưng một trong những khó khăn lớn nhất mà các quốc gia đều phải đối mặt đó là vấn đề lạm phát. Trong lịch sử, đã cho thấy nhiều quốc gia rơi vào vòng xoáy của lạm phát cao không thể kiểm soát được mà hậu quả kéo theo là một sự sụt giảm kinh tế và tình trạng mất ổn định chính trị trong nước. Lạm phát là quá trình tăng lên giá cả của các loại hàng hóa, sự mất giá của tiền tệ, mọi thứ đều trở nên khan hiếm trừ tiền. Lạm phát chính là vấn đề quan tâm của mọi nước, mọi nền kinh tế và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
    Sau khi tiến hành cải cách vào năm 1986, đặc biệt việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO vào ngày 1/1/2007, Viêt Nam đã có những bước tiến nhanh chóng về phát triển kinh tế như tốc độ tăng trưởng GDP trung bình đạt trên 7%/năm và vào năm 2007 đạt mức 8,5%/năm,có nền chính trị ổn định lại nằm trong khu vực đang có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới nên Việt Nam đang là điểm đến đầy hứa hẹn của các nhà đầu tư. Tuy vậy, bên cạnh tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, Việt Nam vẫn đang gặp phải vô vàn khó khăn trong quá trình hội nhập và phát triển. Và một trong những khó khăn lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt đó chính là tình trạng lạm phát. Lạm phát có tác động đến hầu hết các lĩnh vực trong nền kinh tế, nó vừa có thể giúp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nhưng cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đến đời sống xã hội, đặc biệt là giới lao động. Ở nước ta hiện nay chống lạm phát, giữ vững nền kinh tế phát triển ổn định, cân đối là một mục tiêu rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống nhân dân.
    Việt Nam đã trải qua những khoản thời gian mà lạm phát trở thành vấn đề cực kỳ nghiêm trọng đó là vào những năm 1987 (lạm phát đến 700% - 1000% một năm), hiện nay dù không trầm trọng như năm 1987 nhưng cũng đã ở mức 2 con số vào năm 2007, 2008 gây ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển sản xuất và đời sống nhân dân, nhất là tầng lớp nhân dân lao động, đe dọa tính ổn định của nền kinh tế vĩ mô, tác động không tốt đến môi trường kinh doanh đã và đang làm đau đầu các nhà làm chính sách khi đưa ra các quyết định về kinh tế - xã hội.
    Chính vì những lẽ đó và để có thể tìm hiểu một cách thấu đáo, sâu sắc hơn về lạm phát Việt Nam hiện nay em đã lựa chọn đề tài:" Tình hình lạm phát Việt Nam trong giai đoạn 2005-đến nay".
    Mục đích nghiên cứu của đề tài này nhằm để hiểu rõ hơn và sâu sắc hơn về những lý luận cơ bản của lạm phát và từ đó có cái nhìn chính xác và đúng đắn hơn về thực trạng của tình hình lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2010.
    Nội dung của đề án được kết cấu thành 3 phần :
    Chương 1 : Những vấn đề lý luận cơ bản về lạm phát.
    Chương 2 : Thực trạng lạm phát Việt Nam trong giai đoạn 2005 – đến nay.
    Chương 3 : Dự báo về tình hình lạm phát Việt Nam trong thời gian tới.
    Chương 4 : Kết Luận.
    Do thời gian nghiên cứu đề án có hạn, và với những lý do khách quan cũng như chủ quan khác, đề án không thể tránh khỏi những sai sót nhất định, em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo để đề án được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự tận tình quan tâm, giúp đỡ của cô Ts.Võ Thị Thúy Anh đã hướng dẫn em hoàn thành đề án này.


    CHƯƠNG 1:

    NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LẠM PHÁT

    1.1.Khái niệm lạm phát :
    1.1.1. Lạm phát :

    Lạm phát là hiện tượng vốn có của các nền kinh tế sử dụng tiền tệ và là hiện tượng kinh tế phổ biến đối với các nền kinh tế trên thế giới. Nó tồn tại ở cả những nước phát triển, đang phát triển và chậm phát triển, cả trong thời kì phát triển, hưng thịnh lẫn trong thời kì suy thoái. Lạm phát ở mức độ nhất định có vai trò thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hóa, giúp giảm thất nghiệp và giúp tăng trưởng kinh tế nhưng nếu lạm phát vượt ra khỏi tầm kiểm soát và tăng nhanh chóng có thể gây ra nhiều nguy hại cho đời sống kinh tế - xã hội. Vì vậy, khi nghiên cứu lạm phát có nhiều trường phái kinh tế, các khái niệm và cách khác nhau như:
    Trong bộ "Tư bản" nổi tiếng của mình C.Mác đã nêu lên quy luật lưu thông tiền tệ. Quy luật đó là: " Việc phát hành tiền giấy phải được giới hạn trong số lượng vàng (hay bạc) do tiền giấy đó tượng trưng, lẽ ra phải lưu thông thực sự". Khi khối lượng tiền giấy do nhà nước phát hành và lưu thông vượt quá khối lượng tiền cần cho lưu thông, thì giá trị của tiền tệ sẽ bị giảm xuống, tình trạng lạm phát sẽ xuất hiện.
    Theo định nghĩa của V.I.Lênin: Dựa trên quan điểm của C.Mác nhưng Lênin lại lập luận rằng sở dĩ khối lượng tiền tệ lưu thông tăng lên là do nhà cầm quyền phát hành tiền để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu chính phủ cũng như bộ máy nhà nước.
    Vậy lạm phát theo quan điểm của Lênin là sự gia tăng khối lượng tiền tệ do sự phát hành thêm tiền của bộ máy nhà nước.
    Theo quan điểm của Paul Samuelson thì cho rằng "lạm phát xảy ra khi mức chung của giá cả và chi phí tăng – giá bánh mì ,dầu xăng ,xe ô tô tăng ,tiền lương ,giá đất, tiền thuê tư liệu sản xuất tăng “.Ông thấy rằng lạm phát chính là biểu thị sự tăng lên của giá cả.
    Quan điểm đối lập của Milton Friedman và quan điểm của các nhà kinh tế thuộc trường phái Keneys :
    Chống lại quan điểm lạm phát của các nhà kinh tế theo trường phái Keneys, Friedman đã đưa ra các bằng chứng ủng hộ thuyết lượng tiền tệ (quaility theory of money) xuất bản năm 1956. Ông cho rằng nếu tăng cung tiền sẽ làm tăng mặt bằng giá hay nói rõ hơn về lâu dài tăng tiền sẽ làm tăng giá các loại mặt hàng khiến mặt bằng giá mới sẽ được thiết lập và sẽ không làm tăng sản lượng. Tuy về ngắn hạn nó có ảnh hưởng như thuyết Keneys là giúp tăng sản lượng nhưng trong dài hạn lại làm giảm sản lượng do giá đã thiết lập mặt bằng mới. Friedman cho rằng ngân hàng trung ương đều đặn tăng cung tiền cùng với mức độ tăng (theo giá cố định) thì lạm phát sẽ biến mất. Friedman cho rằng nguyên nhân của cuộc đại khủng hoảng kinh tế năm 1929 là do sai lầm của ngân hàng trung ương trong việc siết chặt tiền tệ quá mức làm thiếu hụt lượng cung vốn cho thị trường được đề cập đến trong cuốn Money History Of United States xuất bản năm 1963.
    Vào giai đoạn 1960 – 1970, lý thuyết Keneys về vai trò chi phối nhà nước trong nền kinh tế thị trường thông qua ngân sách chi (sách giáo khoa Economics của Paul Samuelson từ ấn bản năm 1960 đến năm 1985). Ông cho rằng có sự đánh đổi giữa lạm phát và tình trạng thất nghiệp. Nếu một đất nước có tốc độ phát triển cao, tỉ lệ thất nghiệp thấp thì phải chấp nhận mức lạm phát cao, còn ngược lại muốn lạm phát thấp thì phải chấp nhận thất nghiệp cao. Vậy đâu là lý do khiến giá tăng cao mà sản xuất phát triển. Đó là do khi lạm phát tăng cao nhưng tiền lương không tăng hoặc tăng chậm hơn so với mức độ lạm phát nên các chủ doanh nghiệp sẽ được lợi trong quá trình bán hàng, họ sẽ nhận được lượng lợi tức cao hơn và có nhiều vốn hơn để mở rộng sản xuất nhưng Friedman lại cho rằng người dân sẽ không "ngu lâu", khi lạm phát tăng cao sức mua của đồng lương giảm xuống người dân sẽ đòi hỏi lương cao hơn khiến chi phí sản xuất tăng cao hơn trong khi cầu vẫn không đổi gây ra tình trạng nền kinh tế vừa suy thoái, vừa lạm phát cao do nguyên nhân chi phí đẩy (nước Anh năm 1979 đã áp dụng chính sách kinh tế của Friedman để giả quyết tình trạng vừa lạm phát vừa suy thoái lúc đó).
    Friedman đã cố gắng giải thích lại thuyết lượng tiền tệ cổ điển mà những người theo trường phái Keneys đã phá như sau. Theo lý thuyết cổ điển ta có: (1) M.V = P.Q trong đó M (khối lượng tiền), V (vòng quay đồng tiền),P (mặt bằng giá), Q (sản lượng nền kinh tế). Từ định nghĩa (1) ta có thể suy ra những hệ quả như sau:
    (2) Tỷ lệ thay đổi lượng tiền + tỷ lệ thay đổi vòng quay ≈ tỷ lệ thay đổi giá + tỷ lệ thay đổi sản lượng
    (3) Tỷ lệ thay đổi giá ≈ Tỷ lệ thay đổi lượng tiền + tỷ lệ thay đổi vòng quay – tỷ lệ thay đổi sản lượng
    Các nhà kinh tế cổ điển dựa vào định nghĩa (1) và (3) cho rằng vòng quay V của đồng tiền là không đổi nên khi ta tăng M thì chỉ làm tăng P chứ không tăng Q. Họ cho rằng Q chịu ảnh hưởng bởi sức sản xuất nên không bị ảnh hưởng, cung chỉ tạo ra cầu.
    Việc chỉ sử dụng lý thuyết để giải thích sự vận động của nền kinh tế nên những người theo trường phái thuyết lượng tiền tệ cổ điển đã bị quan điểm Keneys đưa ra phá vỡ, ông cho rằng
    Cung = cầu + tồn kho (cầu không nhất thiết phải bằng cung).
    Một khi cầu bé hơn cung vì lo ngại trong tương lai hàng hóa sẽ tồn kho nhiều nếu cứ sản xuất như bây giờ các doanh nghiệp buộc phải giảm sản lượng nhằm điều chỉnh cho cung bằng cầu ở mức thấp hơn sản lượng tiềm năng của nền kinh tế có thể đạt được, lúc đó Keneys cho rằng sự can thiệp nhà nước trong giai đoạn này là cần thiết để giải quyết khủng hoảng, nhưng chính phủ lại gặp khó khăn vì không thể tăng chi tiêu giúp đường tổng cầu sang trái liên tiếp được vì gặp phải giới hạn trong gia tăng chi tiêu và giảm thuế. Chủ trương này của Keynes tất nhiên không nên hiểu là phê phán cách giải thích của Friedman về nguyên nhân sự kéo dài cuộc đại khủng khoảng năm 1929. Vây đâu là nguyên nhân của trạng thái tâm lý lưỡng lự của dân chúng trong giai đoạn khủng hoảng "cầu" thì Keynes không giải thích được.
    Friedman vẫn dùng định nghĩa của các nhà theo trường phái kinh tế cũ nhưng ông cho rằng V là thay đổi, cầu cũng không tất yếu bằng cung, nhưng phương trình để V ổn định là phải chịu nhiều nhân tố khác nhau tác động như lãi suất, mặt bằng giá P, sản lượng Q và cả kì vọng lạm phát trong tương lai của dân chúng. Nếu M cứ tăng đều đặn qua các năm khiến các biến số khác như lãi suất, mặt bằng giá tăng cao qua mức khiến người dân có xu hướng quay vòng đồng tiền nhiều hơn khiến V tăng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...