Tài liệu Tình hình kinh tế - xã hội, văn hóa của các dân tộc thiểu số kiên giang

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI, VĂN HÓA CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH KIÊN GIANG
    Quán triệt việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng nói chung, cụ thể là Chỉ thị 117 CT/TƯ ngày 29/9/1981, Chỉ thị 68CT/TW ngày 18/4/1991 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác vùng đồng bào dân tộc Khơ-me, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các cấp tăng cường công tác dân tộc, bằng những chủ trương, biện pháp tích cực, đã làm chuyển biến một bước quan trọng đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Kiên Giang nói chung, đồng bào Khơ-me Kiên Giang nói riêng. Những thành tựu đã đạt được là:
    Về kinh tế - xã hội
    Trong nông nghiệp, cùng với việc tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu kinh tế, việc xác định hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ, thực hiện cơ chế giao đất giao rừng lâu dài cho nông dân sản xuất, thâm canh tăng vụ, đẩy mạnh chăn nuôi, cải tạo vườn tạp trồng cây ăn trái, đánh bắt nuôi trồng, chế biến nông, lâm, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp . đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân lao động. Trình độ sản xuất kinh tế hộ gia đình ngày càng được nâng lên theo hướng sản xuất hàng hóa. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn mua sắm máy cày, máy xới, máy bơm nước; sử dụng giống mới có năng suất chất lượng cao, ứng dụng các biện pháp canh tác tiến bộ, đưa khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng, hình thành các mô hình kinh doanh tổng hợp VAC, VACR, nông - lâm - ngư kết hợp để tiết kiệm kinh phí, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Kinh tế hộ nông dân đã có bước phát triển, bước đầu hình thành mô hình kinh tế trang trại làm ăn đạt hiệu quả.
    Trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ mọi người được tự do sản xuất kinh doanh đúng pháp luật. Việc sắp xếp lại sản xuất, bố trí lại lao động, thực hiện khoán sản phẩm, đổi mới trang thiết bị, công nghệ gắn với kinh doanh, khuyến khích đầu tư trong nước, đã làm xuất hiện các phong trào thi đua lao động sáng tạo nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần đưa sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phát triển theo cơ chế mới tạo nên sự thay đổi về cơ cấu, ngành nghề và địa bàn lao động.
    Những năm qua, Kiên Giang đã khai hoang hơn 70.000 ha đất đưa vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; diện tích lúa hai vụ từ 40.000 ha đến 230.000 ha năm 2000, tăng xấp xỉ 6 lần so với 1987. Sản lượng lương thực từ 1,6 triệu tấn thóc năm 1995 đến 1999 là 2 triệu tấn thóc, bình quân lương thực tăng từ 1.200 kg/người năm 1995, lên 1.400 kg/người năm 1999, hình thành một số vùng nguyên liệu chế biến, trồng và khoanh nuôi tái sinh 47.000 ha rừng. Đánh bắt hải sản tiếp tục có bước phát triển, đóng mới và sửa chữa đưa vào sử dụng 7.043 chiếc tàu với tổng công suất tăng gấp 3 lần so với trước đây, đặc biệt là phương tiện đánh bắt xa bờ tăng 530 chiếc tàu. Sản lượng đánh bắt cá tăng từ 190.755 tấn đến 218.500 tấn năm 1999 [57, tr. 4].
    Được sự hỗ trợ của Trung ương và sự đầu tư của tỉnh, nhiều công trình cơ sở hạ tầng đã được xây dựng ở vùng đồng bào dân tộc Khơ-me như thủy lợi, giao thông, điện, đường, nước phục vụ cho sinh hoạt . Nhờ đó diện tích đất canh tác được thâm canh tăng vụ, số hộ có nước sạch sử dụng ngày nhiều hơn, chương trình xóa cầu khỉ, tôn tạo nền nhà sống chung với lũ cũng đã góp phần việc tháo gỡ khó khăn đối với đồng bào dân tộc Khơ-me, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa.
    Việc giúp đỡ cho đồng bào dân tộc Khơ-me vay vốn sản xuất được quan tâm hơn. Hàng năm đồng bào dân tộc Khơ-me vay bằng nhiều nguồn vốn khác nhau. Riêng nguồn vốn hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn từ năm 1991 - 1999 đã lên tới trên 10 tỷ đồng, trong đó 5 tỷ đồng hỗ trợ cho sản xuất. Để khắc phục tình trạng thiếu đất canh tác đối với đồng bào dân tộc, các địa phương trong tỉnh đã vận động đưa 312 hộ dân tộc Khơ-me không có đất sản xuất đến khai thác, canh tác sản xuất ở huyện Hà Tiên, huyện Hòn Đất thuộc vùng tứ giác Long Xuyên, đến nay nhiều hộ đã ổn định sản xuất và cuộc sống dần được cải thiện [64, tr. 2].
    Nhờ nguồn vốn vay từ ngân hàng và nguồn vốn vay của các chương trình dự án khác, cùng việc hướng dẫn áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, nhiều vùng dân tộc Khơ-me ổn định đời sống, số hộ đủ ăn, khá ngày càng tăng, đặc biệt đã giảm hộ nghèo đáng kể (từ 60% năm 1991 xuống còn dưới 30% năm 1998. So với tỷ lệ chung toàn tỉnh còn 14,7%).
    Mặc dù đời sống của đồng bào dân tộc Khơ-me có được nâng lên, nhưng còn chậm so với các đồng bào Kinh và Hoa. Sự chênh lệch giữa các dân tộc trong khu vực còn khá lớn và sự phân hóa giàu nghèo tăng nhanh, số hộ nghèo không có đất và thiếu đất vẫn còn nhiều, đặc biệt ở một số vùng sâu, vùng xa tỷ lệ hộ đói nghèo là 50%, trong khi bình quân chung toàn tỉnh chỉ có trên 14%, có khoảng 8% số hộ không có đất và thiếu đất sản xuất; việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong vùng đồng bào dân tộc Khơ-me còn nhiều khó khăn, ngành nghề phát triển chậm [64, tr.12].
    * Văn hóa - giáo dục y tế
    Cùng với tiến bộ kinh tế, đời sống tinh thần các dân tộc nói chung, dân tộc Khơ-me nói riêng cũng có những chuyển biến tích cực.
    - Bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc được tôn trọng bảo vệ và phát huy, nhiều lễ hội truyền thống được duy trì, di tích lịch sử văn hóa của đồng bào được sự quan tâm giúp đỡ đầu tư để tôn tạo sửa chữa. Đoàn Nghệ thuật dân tộc Khơ-me tỉnh Kiên Giang được duy trì và đầu tư kinh phí hoạt động thường xuyên. Mạng lưới thông tin tuyên truyền được chú ý và phát triển tốt. Thông qua việc cấp máy thu hình, băng casette cho các chùa để sử dụng làm phương tiện phục vụ đồng bào dân tộc, thường xuyên được cấp băng, tài liệu có nội dung tuyên truyền phổ biến pháp luật của Nhà nước, đã phát huy tác động tích cực của các chùa trong việc góp phần nâng cao dân trí, tuyên truyền sâu rộng chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong đồng bào dân tộc Khơ-me.
    Tất nhiên, bên cạnh việc tôn trọng tập quán của các dân tộc, chính quyền, đoàn thể địa phương, cơ sở còn quan tâm vận động, giáo dục đồng bào từng bước cải tiến lễ hội, tập tục lạc hậu cho phù hợp với tiến trình đổi mới và sự phát triển chung của tỉnh và cả nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...