Luận Văn Tình hình kinh tế - văn hoá xã hội đất nước Cu-ba và mối quan hệ Việt Nam - Cu-ba

Thảo luận trong 'Quan Hệ Quốc Tế' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Ngày nay không một quốc gia nào trên thế giới có thể đứng biệt lập với các dân tộc khác, trái đất trở thành "ngôi nhà chung" của tất cả loài người. Trong suốt quá trình phát triển của lịch sử, chưa bao giờ cuộc sống, sự hoạt động của con người lại có liên quan, ảnh hưởng, tác động qua lại với nhau nhiều như vậy, dù họ có thuộc những dân tộc khác nhau, cư trú ở nhiều vùng miền địa lý rất xa nhau. Trong bối cảnh đó Việt Nam đang thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện sâu sắc, đặc biệt là chính sách ngoại giao. Đó là một chính sách ngoại giao mở, đa phương hoá, đa dạng hoá: "Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển"(1)
    Trong suốt 40 năm qua, Việt Nam và Cu-ba luôn luôn sát cánh bên nhau như những người bạn, người anh em ruột thịt cùng đấu tranh vì độc lập, tự do, dân chủ và hạnh phúc. Đó là nguồn lực thúc đẩy làm tăng thêm quyết tâm của Đảng và Chính phủ hai nước, Cu-ba và Việt Nam sẽ không có một giây phút nào quên rằng nếu không có sự đoàn kết quốc tế, không có sự ủng hộ của những người anh em cùng giai cấp vô sản trên toàn thế giới, đặc biệt là của nhân dân Liên Xô anh hùng thì nhân dân hai nước sẽ khó có được sự thắng lợi lớn lao trong sự nghiệp đấu tranh chống lại một đế quốc mạnh như đế quốc Mỹ. Con đường đấu tranh vẫn và sẽ còn tiếp diễn cho đến khi nào đất nước Cu-ba được bình đẳng về quyền lợi cũng như nghĩa vụ quốc tế mà các dân tộc khác được hưởng. Việt Nam và Cu-ba mãi mãi là người đồng chí, người bạn thân thiết, thuỷ chung, son sắt
    I.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
    Thế giới ngày nay đang tồn tại và vận động như một cộng đồng thống nhất nhưng đa dạng và chứa đầy mâu thuẫn. Trong tình hình đó, Việt Nam ra sức xây dựng và mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với tất cả các nước thông qua việc thực hiện một chính sách ngoại giao mở, đa dạng hoá, đa phương hoá phù hợp với yêu cầu hợp tác quốc tế để phát triển.
    Việt Nam - Cu-ba tuy xa nhau nửa vòng trái đất nhưng quan hệ giữa hai dân tộc phát triển rất tốt đẹp, thể hiện tình đoàn kết hữu nghị anh em trong sáng, thuỷ chung mẫu mực và lập trường cách mạng kiên định của Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước đối với sự nghiệp cách mạng, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước.
    Trong bối cảnh mới của tình hình thế giới và khu vực hiện nay, Việt Nam - Cu-ba cũng khẳng định quyết tâm củng cố và tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện, tiếp tục đổi mới phương thức hợp tác nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả, phát huy thế mạnh và khả năng của mỗi nước trên cơ sở phát huy tinh thần độc lập tự chủ và ý chí tự lực tự cường của mỗi nước, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi.
    Thông tin quốc tế hiện nay đã thu hút được sự quan tâm của dư luận xã hội ở nhiều tờ báo, đặc biệt là tờ "Nhân Dân" cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước và các tờ "Lao Động", "Hà Nội mới", "Thời báo kinh tế Việt Nam". Các tờ báo này thực sự là cầu nối giữa Việt Nam với thế giới, tạo sự hiểu biết lẫn nhau đồng thời đóng vai trò rất lớn trong việc mở rộng kiến thức định hướng chính trị cho công chúng theo đúng quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
    Tìm hiểu vấn đề "Tình hình kinh tế - văn hoá xã hội đất nước Cu-ba và mối quan hệ Việt Nam - Cu-ba" có ý nghĩa thời sự góp phần nâng cao chất lượng thông tin trên báo chí nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước ta trên mặt trận tư tưởng và văn hoá.
    II/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    Trong những năm qua, quan hệ Việt Nam - Cu-ba được phản ánh tương đối nhiều trên báo chí Việt Nam. Tuy nhiên trong khuôn khổ có hạn của một khoá luận nên chúng tôi không tiến hành khảo sát tất cả các báo mà chỉ có thể khảo sát trên một số tờ báo lớn quen thuộc với đông đảo độc giả, đó là các tờ báo "Nhân Dân", "Lao Động", "Hà Nội mới" và "Thời báo kinh tế Việt Nam" từ năm 1999 đến nay.
    Sở dĩ có sự lựa chọn bốn tờ báo trên bởi các tờ báo này đều có chủ đề phản ánh chính sách ngoại giao, tình hình kinh tế và quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các nước, trong đó có Cu-ba một cách khá thường xuyên.
    Đối tượng chủ yếu được đề cập đến trong khoá luận này là các tin, bài đã đăng tải trên các báo "Nhân Dân", "Lao Động", "Hà Nội mới", "Thời báo kinh tế Việt Nam" từ năm 1999 đến nay và một số tài liệu báo chí tiêu biểu khác. Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là những bài báo có tính thời sự cao nãi về một vấn đề chính trị đã tồn tại rất lâu từ khi Nhà nước Cu-ba chính thức độc lập. Cho đến nay hơn bốn thập kỷ đã trôi qua cũng là bốn thập kỷ những chiến sĩ cách mạng Cu-ba phải đấu tranh chống lại những cái gọi là "Luật điều chỉnh Cu-ba", "Đạo luật Hem-xơ Bơ-tơn". Báo chí Việt Nam luôn đăng tải những thông tin đầy đủ và sát thực về tình hình kinh tế, chính trị đất nước Cu-ba nhằm giúp nhân dân theo dõi những biến đổi nói chung và quan hệ hai nước Việt Nam - Cu-ba nói riêng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...