Thạc Sĩ Tình hình kinh tế thế giới và động thái củng cố tài khóa tại một số nước phát triển

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word và PDF
    TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI
    VÀ ĐỘNG THÁI CỦNG CỐ TÀI KHÓA
    TẠI MỘT SỐ NƯỚC PHÁT TRIỂN

    Đặng Đình Quý
    Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao

    I. TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI :
    Kinh tế thế giới tiếp tục khẳng định chiều hướng phục hồi rõ nét mặc dù không đồng
    đều giữa các nước, các khu vực và tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức và tiềm ẩn nhiều
    rủi ro.
    - Trong Báo cáo cập nhật về Triển vọng Kinh tế Thế giới (tháng 7/2010), IMF đã
    nâng dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2010 lên 4,6% (so với mức 4,2% trong báo
    cáo tháng 4) mặc dù tiếp tục giữ vững mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu cho năm
    2011 ở mức 4,3%. Trong khi IMF điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ lên mức 3,3%
    trong năm 2010 (so với mức 3,1% trong báo cáo tháng 4), IMF lại duy trì dự báo tăng
    trưởng chung cho khu vực đồng Euro ở mức 1%. Đáng chú ý, IMF điều chỉnh giảm dự báo
    tăng trưởng kinh tế tại khu vực này trong năm 2011 còn 1,3% (so với mức 1,5% trong báo
    cáo tháng 4), trong khi điều chỉnh tăng dự báo kinh tế của Mỹ cho năm 2011 lên 2,9% (so
    với mức 2,6%). IMF dự báo khu vực Châu Á sẽ tăng trưởng 7, 5% năm 2010 (so với mức
    7% dự báo trước đó) và duy trì mức tăng trưởng khá bền vững trong năm 2011 là 6,75% do
    một số quốc gia sẽ rút các gói kích thích kinh tế1.
    - Thương mại quốc tế phục hồi và phát triển với tốc độ tăng trưởng 5,3% trong 6
    tháng đầu năm 2010 là một điểm sáng so với mức suy giảm kỷ lục 11% trong năm 2009.
    - Tuy nhiên, kinh tế thế giới vẫn bộc lộ những bất ổn có thể cản trở quá trình phục
    hồi kinh tế :
    (i) Nguy cơ suy thoái kép có thể xảy ra với việc xuất hiện dấu hiệu giảm phát tại các
    nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật, khu vực đồng Euro.
    Chỉ số giá tiêu dùng ở Mỹ (không tính giá thực phẩm và nhiên liệu) tháng 5 tăng
    0,94% so với chỉ số cùng kỳ năm ngoái và tương đương mức tăng thấp nhất trong 40 năm
    gần đây. Tương tự, chỉ số giá ở khu vực đồng Euro tăng ở mức thấp nhất kể từ năm 1991.
    Lạm phát cơ bản ở Mỹ đang ở mức 1%. Với tình trạng dư thừa khả năng sàn xuất của nền
    kinh tế Mỹ, có nhiền khả năng giá sẽ tiếp tuc giảm. Theo Ngân hàng Goldman Sachs, mức
    lạm phát ở Mỹ đang tiến dần đến 0%.
    Tại Nhật, từ đầu năm 2010, chỉ số giá liên tục giảm. Giảm phát duy trì từ tháng 1 (-
    1,3%), và có cải thiện chút ít vào tháng 5 (-0,9%) nhưng tiếp tục là mối đe doạ. Tại các
    nước Châu Âu như Ai-len, tình trạng giảm giá đang là một vấn đề nhức nhối (chỉ số giá bắt
    đầu giảm từ giữa năm 2009) và có xu hướng xấu đi khi chính phủ áp dụng chương trình tài
    khoá khắc khổ. Với viễn cảnh nhiều nền kinh tế Châu Âu đã bắt đầu thực thi các chương
    trình thắt chặt chi tiêu tài khoá, rủi ro giảm phát sẽ tiếp tục tiềm ẩn.
    (ii) Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ chưa cải thiện đáng kể. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ trong
    tháng 6 năm 2010 vẫn duy trì ở mức cao là 9,5%. Theo Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên
    bang Boston Eric Rosengren, tỉ lệ thất nghiệp tại Mỹ sẽ khó cải thiện trong nửa cuối năm
    2010 do tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế phải đạt ít nhất 4% để có thể đem lại thay đổi
    nhưng điều này là khó xảy ra và các dự báo lạc quan về tăng trưởng chỉ xoay quanh mức 2
    – 3%.
    (iii) Tình hình tài khoá của nhiều quốc gia, đặc biệt các quốc gia phát triển đang ở
    trong tình trạng thâm hụt nghiêm trọng. Đáng lo ngại là tuy kinh tế thế giới có xu hướng
    phục hồi, tình hình tài khoá của các quốc gia hầu như không cải thiện. Cuộc khủng hoảng
    nợ công ở Châu Âu bắt nguồn từ khủng hoảng nợ Hy Lạp đã làm xói mòn lòng tin vào
    chính sách tài chính công của các quốc gia. Trong một động thái nhằm khôi phục lòng tin
    thị trường, Châu Âu đã yêu cầu 91 ngân hàng phải trải qua cuộc sát hạch khả năng chống
    chịu các đợt suy thoái trong tương lai (bank stress test). Kết quả công bố ngày 23/7 cho
    thấy chỉ có 9 ngân hàng cần tăng vốn (với tổng giá trị 4,5 tỉ đô la Mỹ, thấp hơn nhiều so với
    các dự đoán).
    (iv) Trung Quốc lại đang đối mặt với rủi ro tăng trưởng kinh tế quá nóng. Theo Giáo
    sư Harvard Kenneth Rogoff, Cựu Kinh tế trưởng IMF, bong bóng nhà đất của Trung Quốc
    đang bắt đầu "sụp đổ" và sẽ ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng quốc gia, gây tác động bất
    lợi đến phục hồi kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những ý kiến trái chiều về vấn đề
    này. Bộ phận Nghiên cứu của Ngân hàng Deutsche Bank cho rằng thị trường bất động sản ở
    Châu Á (bao gồm Trung Quốc) chưa tạo ra bong bóng đáng lo ngại. Đây vẫn là một rủi ro
    cần giám sát chặt chẽ.
    II. Củng cố tài khoá – Sức ép hay lựa chọn chính sách hậu khủng hoảng hướng
    tới phát triển bền vững :
    1. Quan điểm của cộng đồng quốc tế
    - Một trong những điểm đồng thuận chính đạt được tại Hội nghị Cấp cao G20 vừa
    qua tại Canada là cam kết của Lãnh đạo 20 nước đại diện cho các nước phát triển và đang
    phát triển về sự cần thiết phải chủ động thực hiện củng cố tài khoá với một phương thức
    linh hoạt, phù hợp với đặc thù của từng nền kinh tế nhằm tạo những điều kiện thuận lợi hỗ
    trợ tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu cụ thể là giảm ½ mức thâm hụt ngân sách vào năm 2013
    và giảm tỉ lệ nợ trên GDP xuống còn 50% vào năm 2016 tại các nền kinh tế phát triển2.
    - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo vấn đề tài khoá hiện tại đang ở mức trầm
    trọng nhất trong lịch sử kể từ Chiến tranh Thế giới Thứ 2. Mặc dù quá trình phục hồi kinh
    tế thế giới còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, chính phủ các nước cần có những động thái chính sách
    tài khoá phù hợp hướng tới sự bền vững trong dài hạn nhằm tạo lòng tin và ổn định thị
    trường.
    - Tổ chức Hợp tác và Phát triển (OECD) nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết phải củng cố
    tài khoá bởi một số lý do : (i) dân số già đi tại các nước phát triển sẽ tạo gánh nặng lớn cho
    ngân sách (lương hưu và y tế) nhất là trong bối cảnh ngân sách thâm hụt nặng nề và nợ
    công cao như hiện nay; (ii) Nợ công cao sẽ hạn chế khả năng sử dụng chính sách tài khoá
    nếu kinh tế gặp khó khăn như suy giảm kinh tế theo chu kỳ; (iii) Phát hành quá nhiều trái
    phiếu chính phủ sẽ gây áp lực làm tăng lãi suất dẫn đến hạn chế đầu tư tư nhân, và cản trở
    tăng trưởng dài hạn; (iv) tăng ngân sách để trả nợ sẽ làm giảm các nguồn ngân sách đầu tư
    cho các nhân tố tạo tăng trưởng dài hạn như R&D, đào tạo nguồn lực, phát triển cơ sở hạ
    tầng.
    Lãnh đạo nhiều nền kinh tế mới nổi cho rằng chưa phải là thời điểm để rút gói kích
    thích kinh tế.
    2- Thực tế tình hình tài khoá tại một số quốc gia trên thế giới và chiến lược điều
    chỉnh :
     
Đang tải...