Chuyên Đề Tình hình khai thác và sử dụng các loại tài nguyên

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CÁC LOẠI TÀI NGUYÊN

    1. Khai thác và sử dụng tài nguyên đất
    Trong thời gian từ 1985 đến 2000, diện tích đất nông nghiệp tăng từ gần 7 triệu ha lên hơn 9 triệu ha (từ 21% lên 28% diện tích đất tự nhiên). Diện tích đất nông nghiệp tăng thêm chủ yếu thuộc các vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
    Diện tích đất lâm nghiệp tăng từ hơn 9 triệu ha năm 1985 lên gần 11 triệu ha năm 2000 (trong đó đất rừng tự nhiên 9 triệu 440 nghìn ha, đất rừng trồng 1,5 triệu). Đáng chú ý diện tích đất có rừng chỉ tăng mạnh từ sau những năm nhà nước ban hành Luật đất đai và Luật bảo vệ môi trường.
    Diện tích đất chuyên dùng tăng từ 972 nghìn ha năm 1990 lên 1,5 triệu ha năm 2000, diện tích đất chuyên dùng tăng ở tất cả các vùng trong cả nước cho mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, khu công nghiệp. Diện tích đất chuyên dùng tăng thêm đã góp phần làm giảm tốc dộ tăng diện tích đất nông nghiệp (xem biểu 1).
    Một điều quan trọng trong những năm qua diện tích đất chưa sử dụng cả nước đã giảm mạnh, từ hơn 14 triệu ha năm 1985 đã giảm xuống còn 10 triệu ha năm 2000.
    Hệ số sử dụng đất cây trồng hàng năm tăng lên (từ 1,4 năm 1995 tăng lên 1,6 năm 2000). Trong cơ cấu diện tích đất chuyên lúa, diện tích lúa 2 đến 3 vụ tăng do đẩy mạnh công tác thủy lợi, tiến bộ kỹ thuật về thâm canh, tăng vụ và đa dạng hoá giống lúa. Sản xuất nông nghiệp đã dần biến chuyển theo hướng bền vững, biểu hiện qua việc tăng diện tích cây lâu năm có hiệu quả kinh tế cao, giảm diện tích các loại cây hàng năm trồng thuần trên đất dốc. Tuy nhiên, trong cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp tỷ lệ diện tích cây hàng năm vẫn còn chiếm trên 60%, mặt khác khả tăng diện tích đất canh tác từ diện tích đất chưa sử dụng sẽ khó khăn trong thời gian tới, vì phần lớn diện tích đất này thuộc vùng núi cao, hiểm trở, vùng sâu vùng xa chi phí tốn kém và hiệu quả thấp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...