Tiểu Luận Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sacombank

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu
    Với bất kỳ doanh nghiệp nào, vốn là một trong các yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với ngân hàng thương mại (NHTM) – tổ chức kinh doanh tiền tệ, mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng và cho vay từ số tiền huy động được, đồng thời làm các dịch vụ Ngân hàng thì vai trò của nguồn vốn càng trở nên đặc biệt quan trọng. Qui mô, cơ cấu và các đặc tính của nguồn vốn quyết định hầu hết các hoạt động của một NHTM bao gồm qui mô, cơ cấu, thời hạn tài sản và khả năng cung ứng dịch vụ, từ đó quyết định khả năng sinh lời và sự an toàn của mỗi Ngân hàng.
    Trong khi chưa khai thác được số lượng lớn tiền nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế và dân cư, nhiều ngân hàng hiện vẫn phụ thuộc vào nguồn vốn vay, kể cả vay các Ngân hàng nước ngoài để đáp ứng cho nhu cầu đầu tư. Việc thu hút nguồn vốn với chi phí cao, sự ổn định thấp và không phù hợp với sử dụng vốn về qui mô, kết cấu làm hạn chế khả năng sinh lời, đồng thời đặt ngân hàng trước nguy cơ rủi ro lãi suất, rủi ro thanh toán và hơn thế có thể dẫn đến sự mất ổn định trong toàn bộ hệ thống tài chính như nhiều quốc gia từng lâm vào. Do vậy yêu cầu tăng cường huy động vốn có mức chi phí hợp lý và ổn định cao được đặt ra hềt sức cấp thiết đối với Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín (Sacombank) nói riêng.
    Sacombank là ngân hàng TMCP đầu tiên của TP.HCM khai trương chi nhánh tại Hà Nội, phát hành kỳ phiếu có mục đích, thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh từ Hà Nội đi TP.HCM và ngược lại, là ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng với mệnh giá 200.000 đồng/cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 71 tỷ đồng với gần 9.000 cổ đông tham gia góp vốn. Sacombank đã sớm nhận được sự hỗ trợ về kinh nghiệm quản lý, công nghệ ngân hàng, quản lý rủi ro, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực từ các cổ đông chiến lược nước ngoài. Sacombank đã mở rộng qui mô và nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh nhưng thực tiễn đang đặt ra những thách thức mới ở phía trước. Do ảnh hưởng của tình hình kinh tế xã hội, cạnh tranh càng tăng cao bởi có thêm hoạt động của các tổ chức tài chính phi ngân hàng về huy động vốn như Bảo hiểm, Quỹ hỗ trợ phát triển, Bưu điện huy động tiền gửi tiết kiệm, Mặt khác việc kiểm soát chặt chẽ trần lãi suất cho vay đã làm cho việc huy động vốn của Sacombank cần áp dụng những giải pháp thích ứng.
    Xuất phát từ đòi hỏi cấp thiết đó, với đề tài:
    “Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần”, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín đã được lựa chọn và triển khai nghiên cứu.
    Để hoàn thành bài tiểu luận này chúng em có sử dụng một số tài liệu và đặc biệt được sự hướng dẫn tận tình của thầy cô bộ môn Quản trị ngân hàng. Bài tiểu luận này có thể còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô.
    Chúng em xin chân thành cảm ơn.


    Mục Lục
    Chương I Tổng quát về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín. 3
    I Giới thiệu về Sacombank. 3
    1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển. 3
    2. Quá trình tăng vốn điều lệ của Sacombank. 3
    3. Sản phẩm dịch vụ chính. 3
    II Danh sách các công ty mẹ và công ty con của tổ chức phát hành thêm 3
    1.Công ty trực thuộc của Sacombank 3
    2.Công ty mà Sacombank nắm giữ quyền kiểm soát và cổ phần chi phối 3
    III Cơ cấu tổ chức của Sacombank. 3
    Chương II Tình hình vốn huy động của Sacombank từ 2008 đến 2010. 3
    I Tình hình huy động vốn. 3
    1. Tiền gửi và vay từ các tổ chức tính dụng khác. 3
    2. Tiền gửi của khách hàng. 3
    3. Chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu: 3
    II Các sản phẩm huy động vốn của Sacombank. 3
    1. Cá nhân. 3
    2. Doanh nghiệp. 3
    3. Chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu. 3
    III Vị thế của Sacombank so với các NHTMCP. 3
    Chương III Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn. 3
    I Tóm tắt kết quả. 3
    1. Điểm mạnh 3
    2. Điểm yếu 3
    3. Tóm tắt kết quả. 3
    II Giải pháp. 3
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...