Luận Văn Tình Hình Hứng Thú Học Tập Môn Tiếng Pháp Của Sinh Viên Chuyên Ngành Tiếng Anh Trường Đại Học An Gia

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời cảm ơn Trang 1
    Mục lục Trang 2
    Phần I : những vấn đề chung Trang 3
    Phần II : nội dung nghiên cứu
    Chương I : Một số vấn đề về lý luận Trang 6
    Chương II : Thực trạng vấn đề nghiên cứu Trang 8
    Chương III : Phân tích thực trạng qua:
    Những câu hỏi điều tra tình hình hứng thú của Trang 10
    sinh viên.
    Những câu hỏi điều tra tác dụng của cách thức Trang 14
    giảng dạy của giảng viên đối với hứng thú của sinh viên
    Những câu hỏi điều tra thời gian sinh viên dùng Trang 18
    cho việc học tập ở nhà.
    Những câu hỏi điều tra về đề xuất của sinh viên Trang 21
    Chương IV : Những đề xuất qua việc phân tích thực trạng
    Những đề xuất đối với sinh viên Trang 24
    Những đề xuất đối với giảng viên Trang 31
    Phần III : kết luận Trang 36
    Tài liệu tham khảo Trang 38
    Phần phụ lục Trang 39

    2

    1. Lý do chọn đề tài : Ngày nay, bên cạnh tiếng Anh, một phương tiện ngôn ngữ giao tiếp chủ yếu nhất hiện nay, thì tiếng Pháp là ngôn ngữ cũng rất phổ biến, nó là ngôn ngữ chính của hơn 120 triệu người trên thế giới, thậm chí có hơn 10 nước trên thế giới sử dụng tiếng Pháp làm ngôn ngữ ngoại giao chính thức của chính phủ mình. Vì vậy, tầm quan trọng của nó trên thế giới là một vấn đề không còn gì để bàn cãi. Ở Việt Nam, ở bậc trung học phổ thông, tiếng Pháp đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường. Đối với sinh viên chuyên ngành tiếng Anh thì tiếng Pháp là một ngoại ngữ bắt buộc bên cạnh môn chuyên ngành. Việc học thêm ngoại ngữ tiếng Pháp sẽ giúp sinh viên tiếp cận và làm quen với một nền văn hóa mới nữa trên thế giới, bởi lẽ ngôn ngữ luôn luôn phản ánh những biến động sâu xa trong lòng xã hội, mọi mặt về đời sống kinh tế, văn hóa, phong tục, tập quán của đất nước, của dân tộc ấy. Đó là điều rất cần thiết trong thời đại thông tin khoa học hiên nay. Đặc biệt, việc sinh viên chuyên ngành tiếng Anh học tiếng Pháp sẽ có rất nhiều lợi ích do sự quan hệ với nhau về nguồn gốc, vị trí địa lý và lịch sử của 2 loại ngôn ngữ này. Do đó sinh viên sẽ có điều kiện để trau dồi cả hai ngoại ngữ cùng một lúc.
    Như chúng ta đã biết, tiếng Pháp cũng tương tự như các thứ tiếng Châu Âu khác, số lượng thành ngữ tiếng Pháp rất phong phú, đa dạng (phần lớn thành ngữ và tục ngữ Pháp không thể hiểu được chỉ bằng vốn từ ngữ và cú pháp vì thông thường chúng đã mất đi sự liên hệ ngữ nghĩa với ý nghĩa nguyên thủy của nó). Bên cạnh đó, tiếng Pháp cũng đòi hỏi sự chặt chẽ nhiều trong ngữ pháp (chặt chẽ hơn rất nhiều so với môn tiếng Anh, trong một câu tiếng Pháp đòi hỏi sự hòa hợp chặt chẽ giữa chủ từ, động từ, tính từ sao cho phù hợp nhất), ngoài ra còn có sự ngắn gọn trong hội thoại, đa dạng trong từ ngữ (đặc biệt là về cách hoà hợp về giống và số vì bất cứ tiếng danh từ nào trong tiếng Pháp đều có kèm theo giống mà để nhớ được chính xác giống của tất cả từ thì không phải là điều dễ dàng, thêm vào đó là cách chia số ít, số nhiều của động từ lại có những quy luật riêng, ngoài ra sinh viên còn phải học thuộc lòng những trường hợp ngoại lệ, không theo quy tắc). Chính những điều này đã gây khó khăn rất lớn cho sinh viên nói riêng và người học tiếng Pháp nói chung. Hơn nữa, hiện nay ở trường đại học An Giang tiếng Pháp là một ngôn ngữ thứ hai đối với sinh viên chuyên ngành tiếng Anh nên việc giảng dạy tiếng Pháp được tiến hành một cách khá đơn giản, trong đó chỉ chú trọng giảng dạy ngữ pháp, từ vựng đơn điệu mà thiếu đi các hình thức học tập như nghe, nói, viết nhằm tạo sự hứng thú cho sinh viên. Vì nguyên nhân này nên

    3


    có thể sinh viên sẽ dễ tiếp thu một cách rất máy móc những tri thức mà giảng viên truyền cho mà thiếu đi sự tích cực, sáng tạo, một yếu tố rất cần thiết cho việc học ngoại ngữ, dần dần hứng thú của sinh viên cũng từ đó mà bị ảnh hưởng.
    Do thực trạng trên bản thân là một sinh viên chuyên ngành tiếng Anh nhưng lại rất thích thú đối với môn tiếng Pháp, tôi cảm thấy rất có hứng thú khi tiến hành nghiên cứu đề tài " tình hình hứng thú học tập môn tiếng Pháp của sinh viên chuyên ngành tiếng Anh trường đại học An Giang". Nếu đề tài này được nghiên cứu thành công thì sẽ cơ bản nắm được tình hình hứng thú học tập môn tiếng Pháp của sinh viên, nguyên nhân của sự mất hứng thú (nếu có), đồng thời có thể đề xuất được những giải pháp hữu hiệu trong việc giảng dạy và học tập môn tiếng Pháp đối với giảng viên và sinh viên, qua đó góp phần bồi dưỡng hứng thú học tập cho sinh viên. Nhờ vậy chất lượng học tập toàn diện của sinh viên cũng được nâng cao.
    2. Mục đích nghiên cứu:
    Tìm hiểu thực trạng việc học tập, tiếp thu môn tiếng Pháp của sinh viên chuyên ngành tiếng Anh để thấy rõ hứng thú của sinh viên đối với ngoại ngữ này, từ đó tìm hiểu và phân tích nguyên nhân của thực trạng thiếu hứng thú trong học tập của sinh viên.
    Nắm được nguyện vọng, ý kiến của sinh viên đối với cách giảng dạy và học tập môn tiếng Pháp để giúp cho nhà trường có sự điều chỉnh trong cách thức phân phối thời gian, nội dung học tập môn tiếng Pháp cho phù hợp với sinh viên.
    Từ việc tìm hiểu thực trạng học tập, phân tích nguyên nhân, tìm hiểu ý kiến của sinh viên mà có cơ sở để đề xuất những giải pháp hữu hiệu trong cách thức giảng dạy và học tập môn tiếng Pháp, kiến nghị những hình thức tổ chức dạy học mới nhằm phát huy tính tích cực, tăng hứng thú, giúp sinh viên học tập một cách có hiệu quả nhất, nói cách khác là nâng cao chất lượng học tập của sinh viên.
    3. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là "hứng thú học tập môn tiếng Pháp".
    4. Khách thể nghiên cứu
    Khách thể nghiên cứu là 110 sinh viên chuyên ngành tiếng Anh trường đại học An Giang ở các lớp ĐH2D, ĐH3D1, ĐH3D2.

    5. Giới hạn đề tài
    Giới hạn của đề tài này chỉ là nghiên cứu hứng thú học tập môn tiếng Pháp của sinh viên khối sư phạm khoa ngoại ngữ trường đại học An Giang, học kỳ II năm học 2003-2004.
    6. Giả thuyết khoa học
    Trong khi học bất kì môn nào mà nhất là việc học ngoại ngữ, sự hứng thú của người học đóng một vai trò vô cùng quan trọng quyết định sự thành công, tuy nhiên
    4
    chất lượng học tập môn tiếng Pháp của sinh viên chưa cao, sinh viên còn gặp nhiều khó khăn trong việc học tiếng Pháp. Nếu tiến hành điều tra về hứng thú học tập của sinh viên sẽ có thể tìm ra những biện pháp tích cực nhằm nâng cao hứng thú học tập của sinh viên nhờ đó nâng cao chất lượng học tập môn tiếng Pháp nói riêng và chất lượng học tập toàn diện của sinh viên nói chung.
    7. Phương pháp nghiên cứu
    1. Phương pháp điều tra giáo dục : dùng một số câu hỏi nhất loạt đặt ra cho một số lớn sinh viên chuyên ngành tiếng Anh cả trường nhằm thu thập ý kiến chủ quan của họ về một vấn đề học tập môn tiếng Pháp. Các tài liệu điều tra được sẽ là thông tin quan trọng về đối tượng cần cho quá trình nghiên cứu và là căn cứ quan trọng để đề xuất những giải pháp khoa học hay giải pháp thực tiễn.
    Cụ thể ở đề tài này, tôi sử dụng chủ yếu loại câu hỏi đóng với nhiều lựa chọn ( 30 câu hỏi) để trắc nghiệm sinh viên thuộc các lớp chuyên ngành tiếng Anh xoay quanh vấn đề dạy và học môn tiếng Pháp để nắm được thực trạng của vấn đề đang nghiên cứu. Sau khi thu về phiếu điều tra từ sinh viên, tôi sẽ phân loại bằng phương pháp thủ công hay xử lý bằng công thức toán học thống kê và máy tính cho ra kết quả khách quan thống kê theo tỉ lệ phần trăm để nắm được tình hình chất lượng học tập và hứng thú của sinh viên đối với môn tiếng Pháp. Trên cơ sở nắm được số liệu đó tiến hành phân tích kết quả đó.
    2. Phương pháp đọc sách và tài liệu: đây là phương pháp không thể thiếu được của việc nghiên cứu, nó được sử dụng xuyên suốt quá trình nghiên cứu. Ở đề tài này, tôi sẽ tiến hành đọc, tham khảo một số sách về tâm lý học để có tài liệu viết phần cơ sở lý luận của đề tài, các tài liệu giáo dục học để nghiên cứu phương pháp giảng dạy của giáo viên có ảnh hưởng đến sinh viên như thế nào, để từ đó có cơ sở để đề xuất các phương pháp giảng dạy mới, cùng tất cả các tài liệu khác có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
    3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: là phương pháp thu thập thông tin khoa học, nhận định đánh giá một sản phẩm khoa học bằng cách sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia có trình độ cao về một lĩnh vực nhất định.
    Khi sử dụng phương pháp này cho đề tài nghiên cứu đang thực hiện thì người được lấy ý kiến chủ yếu là giáo viên hướng dẫn, người đang giảng dạy môn tiếng Pháp. Những vấn đề cần lấy ý kiến là những kinh nghiệm giảng dạy trước nay, những khó khăn mà giảng viên gặp phải cũng như những khó khăn về phía sinh viên làm tư liệu hỗ trợ cho việc điều tra nghiên cứu đề tài.
    4. Phương pháp quan sát : ở đề tài này phương pháp quan sát được sử dụng trong quá trình học tập. Trong giờ học, tôi chú ý quan sát các bạn sinh viên có thái độ như thế nào trong giờ học như có tích cực giơ tay phát biểu trong giờ học hay không? Tiến hành ghi chú, để từ đó có thêm những thông tin và tư liệu cần thiết bổ sung cho việc phân tích thực trạng trong phiếu điều tra.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...