Báo Cáo Tình hình hoạt động tại Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Vĩnh Phúc

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Tình hình hoạt động tại Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Vĩnh Phúc


    MỤC LỤC​

    Phần 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH QUỸ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN VĨNH PHÚC.



    I. Khái quát về Hệ thống Quỹ hỗ trợ phát triển:

    1. Sự ra đời hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển:

    Quỹ Hỗ trợ phát triển (Quỹ HTPT) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 01/01/2000. Tuy nhiên, tiền thân của Quỹ là Tổng cục đầu tư phát triển (thuộc Bộ Tài chính) và Quỹ Hỗ trợ đầu tư quốc gia (trước đây). Việc cho vay tín dụng đầu tư phát triển (ĐTPT) bắt đầu từ năm 1990 với việc Thủ tướng Chính phủ quyết định dành 300 tỷ đồng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cấp cho Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt nam để cho vay ưu đãi. Đến năm 1995, Tổng cục đầu tư phát triển được thành lập và được giao nhiệm vụ quản lý và thực hiện cho vay tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Giữa năm 1996, thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Quỹ Hỗ trợ đầu tư quốc gia. Đây chính là mốc quan trọng đánh dấu việc ra đời một tổ chức chuyên ngành quản lý vốn tín dụng ĐTPT của nhà nước. Ngày 08 tháng 7 năm 1999, Chính phủ ban hành nghị định số 50/1999/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Quỹ HTPT, chính thức thành lập Quỹ HTPT bằng cách tách Tổng cục Đầu tư phát triển ra khỏi Bộ Tài Chính và sáp nhập với Quỹ Hỗ trợ đầu tư quốc gia. Như vậy, Quỹ HTPT là một cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện sự nghiệp tín dụng ĐTPT của nhà nước trong giai đoạn hiện nay.

    2. Mục tiêu, nhiệm vụ của quỹ:

    a) Mục tiêu:

    Trước hết: mục đích hàng đầu của Quỹ HTPT là hỗ trợ cho các dự án đầu tư phát triển của một số ngành, lĩnh vực, chương trình kinh tế lớn của nhà nước và các vùng khó khăn cần khuyến khích đầu tư (được quy định cụ thể tại Luật khuyến khích đầu tư trong nước), giảm sự bao cấp trực tiếp của nhà nước đối với lĩnh vực đầu tư có khả năng hoàn vốn mà trước đây nhà nước cấp không hoàn lại, từ đó làm giảm đáng kể áp lực về nguồn vốn đối với ngân sách nhà nước.

    Hai là: góp phần đa dạng hoá các hình thức huy động vốn đầu tư , thúc đẩy hoạt động huy động vốn, đặc biệt là huy động vốn dài hạn trong mọi thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư nhằm thực hiện chủ trương phát huy nội lực cho phát triển kinh tế.

    Ba là: chính sách hỗ trợ phát triển mà Quỹ HTPT thực hiện là một trong những công cụ quan trọng, hữu hiệu của nhà nước để điều tiết nền kinh tế vĩ mô, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH thông qua việc cung cấp tín dụng ưu đãi để phát triển các ngành, vùng, lĩnh vực kinh tế – xã hội cần ưu tiên phát triển và cần có sự hỗ trợ của nhà nước.

    Bốn là: Giúp các doanh nghiệp thuộc diện ưu đãi đầu tư giảm bớt được khó khăn về tài chính để có điều kiện hiện đại hoá máy móc, thiết bị, công nghệ nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Mặt khác, việc phải hoàn trả vốn vay buộc doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn và có động lực để tạo nên tư duy làm ăn có hiệu quả, không trông chờ, ỷ lại vào sự bao cấp của nhà nước.

    b) Nhiệm vụ:

    Huy động vốn trung và dài hạn, tiếp nhận các nguồn vốn của nhà nước (bao gồm cả vốn trong và ngoài nước) để thựchiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển của nhàn nước.

    Sử dụng đúng mục tiêu, có hiệu quả các nguồn vốn của Quỹ.

    Cho vay đầu tư và thu hồi nợ

    Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư .

    Thực hiện việc bảo lãnh cho các chủ đầu tư vay vốn đầu tư ,tái bảo lãnh và nhận tái bảo lãnh từ các quỹ đầu tư .

    Uỷ thác, nhận uỷ thác cho vay đầu tư .

    Thực hiện nhiệm vụ tín dụng hỗ trợ xuất khẩu do Thủ tướng chính phủ giao (kể từ tháng 9/2001).

    3. Nguồn vốn hoạt động của Quỹ:

    Vốn điều lệ do Ngân sách nhà nước cấp: 5000 tỷ đồng.

    Vốn Ngân sách nhà nước cấp hàng năm cho các mục tiêu: tăng nguồn vốn cho vay đầu tư , cấp bù chênh lệch lãi suất, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư , thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

    Vốn do Quỹ tự huy động:

    - Vay từ Quỹ tích luỹ trả nợ nước ngoài, Quỹ Tiết kiệm bưu điện, Bảo -hiểm xã hội Việt Nam.

    - Vốn của các tổ chức kinh tế để đầu tư phát triển.

    - Huy động khác theo quy định của pháp luật.

    Vốn từ phát hành trái phiếu Chính phủ.

    Vốn nhận uỷ thác của các tổ chức trong và ngoài nước.

    Vốn vay nợ, viện trợ của nước ngoài của chính phủ dùng để cho vay lại các dự án đầu tư phát triển ( chủ yếu là ODA).

    Các nguồn khác.

    4. Bộ máy tổ chức quỹ:

    Theo Nghị định số 50/1999/NĐ-CP của Chính phủ: “ Quỹ HTPT là một tổ chức tài chính nhà nước hoạt động không vì mục địch lợi nhuận, bảo đảm hoàn vốn và bù đắp chi phí , có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có bảng cân đối, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng trong nước và ngoài nước. Quỹ được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước để giảm lãi suất cho vay và giảm phí bảo lãnh.”

    Quỹ HTPT là đơn vị hạch toán kinh tế tập trung, có chế độ tài chính do Bộ Tài chính trình thủ tướng Chính phủ quyết định.

    Quỹ hoạt động theo điều lệ do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong một số trường hợp, Thủ tướng chính phủ có thể uỷ quyền cho Bộ trưởng Bộ Tài chính giám sát hoạt động của Hội đồng quản lý Quỹ hay thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể khác .

    Quỹ HTPT được tổ chức thành một hệ thống tập trung, thống nhất với trụ sở chính đặt tại Hà nội. Quỹ có 61 Chi nhánh hoặc văn phòng giao dịch đặt tại 61 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên cả nước và được mở văn phòng giao dịch ở nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Các Chi nhánh Quỹ, văn phòng giao dịch chịu sự quản lý trực tiếp của Cơ quan Quỹ Trung ương, Hội đồng quản lý Quỹ và Ban kiểm soát.

    Bộ máy quản lý và điều hành của Quỹ HTPT gồm có: Hội đồng quản lý Quỹ, cơ quan điều hành Quỹ, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc, các phó Tổng giám đốc và các phòng ban nghiệp vụ.

    Hội đồng quản lý quỹ là bộ phận quản lý, điều hành mọi hoạt động của Quỹ. Hội đồng quản lý Quỹ có 5 thành viên, trong đó có 2 thành viên chuyên trách là Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng kiêm Tổng giám đốc, 3 thành viên bán chuyên trách là đại diện có thẩm quyền của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

    Cơ quan điều hãnh Quỹ bao gồm 11 Ban thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Quỹ:

    1 - Ban Kế hoạch – nguồn vốn.

    2 - Ban Kinh tế kỹ thuật & thẩm định

    3 - Ban Tài chính – kế toán

    4 - Ban Tín dụng Trung ương

    5 - Ban Tín dụng địa phương.

    6 - Ban Bảo lãnh – Hỗ trợ lãi suất.

    7 - Ban Quản lý vốn nước ngoài và quan hệ quốc tế.

    8 - Ban Kiểm tra giám sát & pháp chế.

    9 - Ban Tổ chức cán bộ, đào tạo & lao động tiền lương.

    10 - Ban Thông tin , tin học.

    11 - Ban Kho quỹ.

    Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Quỹ, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng quản lý Quỹ và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Quỹ. Giúp Tổng giám đốc có các phó Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc.
     
Đang tải...