Luận Văn Tình hình hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại Tổng công ty bảo hiểm Dầu khí Việt Nam PV

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Ác Niệm, 28/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC



    Lời mở đầu 1
    CHƯƠNG 1 Khái quát chung về bảo hiểm cháy 5
    1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM CHÁY 5
    1.1.2 Giới thiệu chung về bảo hiểm cháy 5
    1.1.3 Sự cần thiết và vai trò của bảo hiểm cháy 7
    1.2 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÁY 10
    1.2.1 Một số khái niệm cơ bản trong hợp đồng bảo hiểm cháy 10
    1.2.2 Rủi ro được bảo hiểm. 15
    1.2.3 Rủi ro không được bảo hiểm 17
    CHƯƠNG 2 Tình hình hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại Tổng công ty bảo hiểm Dầu khí Việt Nam 19
    2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ VIỆT NAM 19
    2.1.1 lịch sử hình thành và phát triển của Tổng Công ty Cổ phần bảo hiểm Dầu khí Việt Nam: 19
    2.1.2 Năng lực tài chính và tình hình kinh doanh của PVI 20
    2.1.3 Tổ chức bộ máy Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Dầu khí Việt Nam 25
    2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của PVI: 25
    2.1.3.2 Cơ cấu tổ chức của PVI: 28
    2.1.3.3 Chức năng của các phòng ban: 29
    2.1.3.4 Các sản phẩm: 32
    2.1.4 Những yếu tố tác động đến việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn tại tổng công ty bảo hiểm Dầu khí Việt Nam 35
    2.1.4.1 Thuận lợi. 35
    2.1.4.2 Khó khăn. 36
    2.2 TÌNH HÌNH kinh doanh BẢO HIỂM CHÁY TẠI PVI TRONG GIAI ĐOẠN 2003-2008 37
    2.2.1 Khái quát thị trường bảo hiểm cháy Việt Nam 37
    2.2.2 Tình hình kinh doanh bảo hiểm cháy tại PVI(2003-2008) 40
    2.2.2.1 Kết quả khai thác và thực hiện doanh thu BH cháy 40
    2.2.2.2 Tình hình chi bồi thường 46
    CHƯƠNG 3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại PVI 50
    3.1 Phương hướng, mục tiêu thực hiện nhiệm vụ kinh doanh năm 2009 của PVI 50
    3.2 Một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả khai thác nghiệp vụ 51
    Kết luận 59

    Lời mở đầu

    xã hội nào trên con đường phát triển của mình cũng luôn hướng tới sự phồn thịnh, ấm no về vật chất cùng với sự đảm bảo công bằng và phúc lợi xã hội. Để thực hiện được mục tiêu đó, phải tiến hành nhiều hoạt động kinh tế- xã hội. Mỗi hoạt động có những đặc thù và chức năng riêng của mình. Nhưng có một hoạt động không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế mà ý nghĩa xã hội của nó cũng không thể phủ nhận. Đó là bảo hiểm - một hoạt động dịch vụ tài chính dựa trên nguyên tắc số đông bù số ít. Hàng năm nó mang lại một nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước, lợi nhuận cho người kinh doanh bảo hiểm, đồng thời góp phần ổn định đời sống, sản xuất cho người tham gia. Nhờ có bảo hiểm, những thiệt hại do thiên tai, tai nạn bất ngờ xảy ra với một người sẽ được bù đắp, san sẻ từ những khoản đóng góp của nhiều người. Do đó, nó là chỗ dựa tinh thần cho mọi người, mọi tổ chức, giúp họ yên tâm trong hoạt động sản xuất kinh doanh.Chính vì vậy từ khi ra đời cho đến nay ,ngành bảo hiểm đã không ngưng phát triển trên phạm vi toàn thế giới.
    Mặc dù bảo hiểm ở Việt Nam xuất hiện khá muộn so với các nước phát triển trên thế giới nhưng từ khi ra đời cho đến nay,ngành bảo hiểm Việt Nam đã có những bước phát triển không ngừng,góp phần đáng kể vào sự ổn định đời sống kinh tế cho người dân và tăng thu nhập cho Nhà nước.
    Từ năm 1990 đến 1996, tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành bảo hiểm thương mại Việt Nam đạt từ 35% đến 40%. Nghị định 100/CP ngày 18/2/1993 của Chính phủ về kinh doanh bảo hiểm đã mở ra một hướng đi mới cho ngành bảo hiểm Việt Nam, tạo điều kiện cho nhiều loại hình doanh nghiệp cũng như các nghiệp vụ bảo hiểm mới ra đời và phát triển.Cụ thể: thị trường bảo hiểm Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định nhất khu vực cũng như thế giới. với tốc độ tăng trưởng bình quân doanh thu phí bảo hiểm giai đoạn 1993-2004 đạt khoảng 29%/năm. Trong một thập kỷ qua, tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm trên GDP đã tăng từ 0,37% (1993) lên đến 1,8 % (2004). Năm 2005 Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2005 tiếp tục có sự phát triển mạnh, doanh thu bảo hiểm tăng khoảng 21%. Ước tính, doanh thu phí toàn ngành bảo hiểm năm 2005 đạt 15.000 tỷ đồng, trong đó doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt 5.900 tỷ đồng Năm 2007, doanh thu BH đạt 17.846 tỉ đồng, chiếm 2,11% GDP, trong đó NT đạt 9.486 tỉ đồng, PNT đạt 8.360 tỉ đồng. Năm 2008, doanh thu BH đạt 27.000 tỉ đồng, chiếm 2,22% GDP, trong đó NT đạt 10.339tỉ đồng, tăng trưởng 9,3%, PNT đạt 10.855 tỉ đồng, tăng trưởng 31,2%.
    Tại Việt Nam, nghiệp vụ bảo hiểm cháy được bắt đầu triển khai từ năm1989. Tuy nhiên, quá trình hoạt động và triển khai nghiệp vụ này chỉ đơn thuần thực hiện các chức năng kinh doanh của nó. Sau nghị định 100/CP với sự ra đời của hàng loạt các công ty bảo hiểm thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau đã làm cho tình hình cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm trở lên gay gắt hơn, tính hiệu quả được chú trọng và đề cao hơn trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.Đặc biệt,từ khi Việt Nam gia nhập WTO ngành bảo hiểm càng có cơ hội phát triển hơn nữa với sự tham gia của rất nhiều các công ty bảo hiểm nước ngoài.Mặc dù vậy tình hình bảo hiểm cháy nổ cũng không mấy khả quan một phần các doanh nghiệp bảo hiểm chưa khai thác tốt thị trường,một phần do nhận thức chưa đúng về bảo hiểm của người dân,đặc biệt là các doanh nghiệp có nguy cơ xảy ra cháy nổ cao .Chính vì vậy,ngày 08/11/2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định 130/2006/NĐ-CP quy định về việc thực hiện chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với các doanh nghiệp,cơ sở kinh doanh có nguy cơ xảy ra cháy nổ cao.Đây là khung pháp lý đầu tiên dành riêng để điều chỉnh lĩnh vực bảo hiểm cháy nổ. Tiếp đó, ngày 24/4/2007, Bộ tài chính và Bộ Công an đã ban hành Thông tư liên tịch số 41/2007/TTLT-BTC-BCA, Bộ tài chính ban hành Quyết định số 28/QĐ/BTC ngày 24/4/2007 hướng dẫn chi tiết việc thực hiện chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.
    Với sự tham gia của Nhà nước cùng sự phát triển của thị trường Bảo hiểm,các nhà làm bảo hiểm cần đặt ra câu hỏi:Làm thế nào để hoạt động kinh doanh đem lại hiệu quả cao cho công ty mà vẫn đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng và phức tạp của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong lĩnh vực bảo hiểm cháy.Đây chính là mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, trong đó có Tổng công ty bảo hiểm Dầu khí Việt Nam-PVI.
    Xuất phát từ thực tế đó và sau một thời gian công tác, tìm hiểu thực tế tại Phòng bảo hiểm Tài sản-Kỹ thuật của công ty bảo hiểm Dầu khí Đông Đô PVI cùng với sự nhiệt tình, say mê nghề nghiệp, em đã chọn chuyên đề: Tình hình hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại Tổng công ty bảo hiểm Dầu khí Việt Nam PVI để nghiên cứu.

    Mục đích của chuyên đề nhằm trình bày một số nét cơ bản nhất về nghiệp vụ bảo hiểm cháy và thực tế kinh doanh nghiệp vụ trên tại Tổng công ty bảo hiểm Dầu khí VN. Bên cạnh đó, em cũng xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại PVI.


    Chuyên đề được chia thành 3 phần:

    Chương I: Khái quát chung về bảo hiểm cháy

    Chương II: Tình hình hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại Tổng công ty bảo hiểm Dầu khí Việt Nam

    Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại Tổng công ty bảo hiểm Dầu khí Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...