Luận Văn Tình hình hoạt động kinh doanh của Khách sạn Cửu Long

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    1.1 Phương pháp luận
    1.1.1 Kinh doanh khách sạn
    1.1.1.1 Khái niệm kinh doanh khách sạn

    Kinh doanh khách sạn là cơ sở kinh doanh phục vụ du khách từ các mặt như ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí và các dịch vụ cần thiết khác và là cơ sở vật chất quan trọng để phát triển ngành du lịch.
    1.1.1.2 Nội dung hoạt động kinh doanh và điểm đặc trưng của khách sạn
    Hoạt động kinh doanh chủ yếu của khách sạn là cung cấp cho khách dịch vụ lưu trú, kinh doanh dịch vụ ăn uống và các dịch vụ bổ sung kèm theo.
    Điểm đặc trưng:
    - Dung lượng vốn lớn.
    - Dung lượng lao động lớn, lao động trong lĩnh vực nhà hàng thường chiếm 65 – 70% tổng số lao động của ngành du lịch.
    - Sự biệt lập tương đối lớn của từng cơ sở kinh doanh.
    - Tính sẵn sàng đón tiếp và phục vụ khách trong mọi thời gian.
    - Mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng đồng thời.
    - Khách sạn có thể cung cấp cho khách một số dịch vụ, có dịch vụ do khách sạn tạo ra, có dịch vụ do doanh nghiệp khác tạo ra song khách sạn phải chịu trách nhiệm và đảm bảo chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách ở khách sạn.
    1.1.1.3 Phân loại khách sạn
    Dựa vào đặc điểm, tính chất hoạt động kinh doanh có các tiêu chí phân loại sau:
    Phân loại theo thành phần của du khách và tính chất kinh doanh:
    Khách sạn thương mại.
    Khách sạn hội nghị.
    Khách sạn nghỉ dưỡng.
    Khách sạn chuyên phục vụ khách đoàn.
    Khách sạn dành cho gia đình.
    Khách sạn sòng bạc.
    Phân loại theo vị trí phân bố của khách sạn:
    Khách sạn ở trung tâm thành phố.
    Khách sạn ở sân bay.
    Khách sạn ở ngoại ô.
    Khách sạn nằm dọc quốc lộ.
    Khách sạn ở hang động.
    Khách sạn nhà tù.
    Phân loại theo thương hiệu khách sạn: Đó là khách sạn mang thương hiệu của tập đoàn kinh doanh nổi tiếng.
    Phân loại theo hình thức sở hữu:
    Khách sạn kinh doanh độc lập.
    Khách sạn kinh doanh của công ty trực thuộc công ty.
    Khách sạn kinh doanh hợp đồng.
    Khách sạn kinh doanh hợp tác.
    Khách sạn kinh doanh đặt quyền.
    Phân loại theo cấp hạng của khách sạn: Tức là phân loại theo mức độ sang trọng, mức độ trang thiết bị, phạm vi phục vụ và chất lượng phục vụ.
    Ở Việt Nam hiện nay, tổng cục du lịch áp dụng cách phân hạng theo sao từ 1 đến 5 dựa trên các tiêu chuẩn:
    Tiêu chuẩn 1: Vị trí, kiến trúc.
    Tiêu chuẩn 2: Trang thiết bị, tiện nghi phục vụ.
    Tiêu chuẩn 3: Các dịch vụ và mức độ phục vụ.
    Tiêu chuẩn 4: Nhân viên phục vụ.
    Tiêu chuẩn 5: Vệ sinh.
    1.1.2 Tài chính trong kinh doanh khách sạn
    1.1.2.1 Doanh thu

    Doanh thu (DT) là thu nhập của doanh nghiệp, là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, cung cấp lao vụ và dịch vụ của doanh nghiệp. Được tính bởi công thức:
    Doanh thu = số lượng * đơn giá
    Doanh thu bán hàng: Doanh thu bán hàng là tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong kỳ.
    Doanh thu bán hàng thuần: Doanh thu bán hàng thuần bằng doanh thu bán hàng trừ các khoản giảm trừ, các khoản thuế, chỉ tiêu này phản ánh thuần giá trị hàng bán của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.
    Doanh thu trong khách sạn
    Doanh thu trong khách sạn gồm 2 thành phần chính:
    - Doanh thu từ các dịch vụ lưu trú.
    - Doanh thu từ các dịch vụ bổ sung.
    Hiện nay, việc bán các sản phẩm dịch vụ, hàng hóa trong trong khách sạn là nguồn thu chủ yếu của ngành du lịch Việt Nam, chiếm gần 70% tổng doanh thu của toàn ngành, các sản phẩm của khách sạn có thể chia thành 3 nhóm sau: Dịch vụ lưu trú, dịch vụ bổ sung, dịch vụ ăn uống. Trong đó, dịch vụ lưu trú là dịch vụ chủ yếu của khách sạn.
    Doanh thu trong nhà hàng
    Doanh thu trong nhà hàng là số tiền thu được khi bán thức ăn, đồ uống và các dịch vụ kèm theo.
    1.1.2.2 Chi phí
    1.1.2.2.1 Khái niệm chi phí

    Chi phí (CP) nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất thương mại, dịch vụ nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là doanh thu và lợi nhuận.
    Giá vốn hàng bán (GVHB): Là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định.
    Chi phí bán hàng: Gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, tiếp thị, đóng gói sản phẩm, bảo quản, khấu hao tài sản cố định, bao bì, chi phí vật liệu, chi phí mua ngoài, chi phí bảo quản, quảng cáo
    Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là những chi phí chi ra có liên quan đến việc tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí quản lý gồm nhiều loại: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, dụng cụ, khấu hao. Đây là những khoản chi phí mang tính chất cố định, nên có khoản chi nào tăng lên so với kế hoạch là điều không bình thường, cần xem xét nguyên nhân cụ thể.
    1.1.2.2.2 Phân loại chi phí
    Đặc điểm của chi phí kinh doanh khách sạn có tính phức tạp. Do vậy, để tạo điều kiện nâng cao quản lý kinh doanh, phấn đấu tiết kiệm chi phí cần có sự phân loại chi phí:
    Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh: Chi phí trong khách sạn bao gồm:
    Chi phí nghiệp vụ kinh doanh ăn uống.
    Chi phí nghiệp vụ kinh doanh lưu trú.
    Chi phí các dịch vụ bổ sung kèm theo như: Dịch vụ karaoke, massage, dancing, đổi tiền, mua vé máy bay
    Căn cứ vào nội dung kinh tế của chi phí: Bao gồm:
    Chi phí trả tiền lương cho cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp.
    Chi phí về cung cấp lao vụ cho các ngành kinh tế khách như: Chi phí điện nước, chi phí vận chuyển
    Hao phí về vật tư trong kinh doanh.
    Hao hụt về hàng hóa, nguyên liệu trong quá trình vận chuyển, bảo quản, chế biến và tiêu thụ.
    Các chi phí khác như tiền lãi ngân hàng, bảo hiểm xã hội
    Căn cứ vào tính chất biến động của chi phí:
    Chi phí bất biến: Là những khoản chi phí không thay đổi hoặc ít thay đổi như: chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí quản lý hành chánh
    Chi phí khả biến: Là những khoản chi phí luôn biến động theo sự biến động của mức doanh thu như: chi phí lương khoán, chi phí để may, giặt đồ vải, một phần chi phí nhiên liệu, điện năng.
    Căn cứ theo yêu cầu công tác quản lý:
    Chi phí vận chuyển bốc vác.
    Chi phí bảo quản, chọn lọc, đóng gói
    Chi phí khấu hao tài sản cố định.
    1.1.2.3 Lợi nhuận
    Lợi nhuận (LN) là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung, nó là khoản chênh lệch giữa tổng thu nhập thu được và các khoản chi phí đã bỏ ra để phục vụ cho việc thực hiện hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ nhất định.
    Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
    Lợi nhuận của doanh nghiệp gồm có:
    Lợi nhuận gộp: Là lợi nhuận thu được của công ty sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi các khoản giảm trừ như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu và trừ giá vốn hàng bán.
    Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thuần của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kì báo cáo. Chỉ tiêu này được tính toán dựa trên cơ sở lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp trong kì báo cáo.
    Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Phản ánh hiệu quả của hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu nhập hoạt động tài chính trừ đi các chi phí phát sinh từ hoạt động này. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính bao gồm:
    Lợi nhuận từ hoạt động góp vốn liên doanh.
    Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư, mua bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn.
    Lợi nhuận về cho thuê tài sản.
    Lợi nhuận về các hoạt động đầu tư khác.
    Lợi nhuận về chênh lệch lãi tiền gửi ngân hàng và lãi tiền vay ngân hàng.
    Lợi nhuận cho vay vốn.
    Lợi nhuận do bán ngoại tệ.
    Lợi nhuận khác: Là những khoản lợi nhuận doanh nghiệp không dự tính trước hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra. Những khoản lợi nhuận khác có thể do chủ quan đơn vị hoặc do khách quan đưa tới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...