Báo Cáo Tình hình hoạt động kinh doanh cơ bản của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Thành

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Tình hình hoạt động kinh doanh cơ bản của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Thành


    MỞ ĐẦU​


    Việt Nam đang bước vào thời kỳ hội nhập mới, nhất là sau khi có những chủ trương chính sách đổi mới của Đảng và nhà nước, các hoạt động kinh tế ngày càng được mở rộng và phát triển, nhu cầu vốn của nền kinh tế ngày càng gia tăng. Xuất phát từ nhu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước, ngành ngân hàng Việt Nam đã ra đời và ngày càng lớn mạnh. Tính đến nay, ngành ngân hàng nước ta đã trải qua gần 58 năm ( từ 06/05/1951 đến 06/05/2009), xây dựng và phát triển với nhiều chặng đường gay go và phức tạp nhưng vẫn ổn định và phát triển tốt. Năm 1990, với sự hoàn thiện của pháp lệnh ngân hàng, quyết định chuyển đổi hệ thống ngân hàng từ “một cấp” sang chế độ “ hai cấp”, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã chính thức ra đời và phát triển. Trải qua một thời gian hoạt động, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã không ngừng phát triển về quy mô (vốn điều lệ không ngừng gia tăng, mạng lưới chi nhánh ), chất lượng hoạt động và hiệu quả trong kinh doanh. Đi đầu trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam phải nói đến hoạt động của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam.

    Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam có tên giao dịch là Bank for Investment And Development Of Viet Nam, tên viết tắt là BIDV, trụ sở chính được đặt tại tháp A tòa nhà VINCOM, 91 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, trang web chính thức là BIDV Internet - Trang chủ. Đây là một trong bốn ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất Việt Nam.

    Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam được thành lập vào ngày 27/05/1957 theo quyết định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ, tiền thân là Chi nhánh kiến thiết Thành phố Hà Nội, một đơn vị được nhà nước giao nhiệm vụ nhận vốn từ ngân sách nhà nước để cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản vay, quản lí vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Lúc đó, chi nhánh mới chỉ được tổ chức gồm 8 chi nhánh và 200 cán bộ. Trải qua hơn 50 năm hoạt động, chi nhánh vẫn luôn được xem là lá cờ đầu trong toàn hệ thống của BIDV.

    Ngày 24/06/1981, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước theo Quyết định số 259 – CP của Hội đồng Chính phủ. Nhiệm vụ của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được chuyển thành cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực cơ bản của nền kinh tế thuộc kế hoạch nhà nước cho phù hợp với nhu cầu của tình hình mới. Đây là thời kỳ ngân hàng đã có bước chuyển mình theo định hướng của sự nghiệp đổi mới của cả nước nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, từng bước trở thành ngân hàng chuyên doanh hàng đầu trong nền kinh tế.

    Năm 1990, khi các pháp lệnh ngân hàng được hoàn thiện và bắt đầu có hiệu lực thi hành, Ngân hàng Đầu tư & Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam theo quyết định số 401 – CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Đây là thời kỳ thực hiện đường lối của Đảng và Nhà nước, chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Do vậy, nhiệm vụ của BIDV cũng có những thay đổi cơ bản: Tiếp nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước, Huy động các nguồn vốn trung và dài hạn để cho vay đầu tư phát triển, kinh doanh tiền tệ tín dụng và nghiệp vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp phục vụ đầu tư phát triển. Ngày 01/05/1995, bộ phận cấp phát ngân sách tách khỏi Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã đánh dấu mốc chuyển đổi cơ bản của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam: được phép kinh doanh đa năng tổng hợp như một ngân hàng thương mại, làm ngân hàng đại lí, giữ vững vị thế của một ngân hàng chủ lực trong cho vay đầu tư phát triển của Việt Nam.

    Đến nay, BIDV đã mở rộng mạng lưới hoạt động với 103 phòng chi nhánh và sở giao dịch, 328 phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm ( tính đến 12/2007) hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam như một chiến lược trong phát triển kinh doanh của BIDV nhằm tăng khả năng huy động vốn, khuyến khích các sản phẩm ngân hàng có công nghệ cao và thu hút được những khách hàng mới có tiềm năng.

    Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam hiện nay đã được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến như là một trong những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam, được chứng nhận bảo hộ bản quyền tại Mỹ. BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên được trao tặng danh hiệu “ Anh hùng trong thời kỳ đổi mới”. Ngoài ra còn có nhiều giải thưởng về thanh toán quốc tế như “ Ngân hàng có chất lượng thanh toán qua SWIFT tốt nhất” do các tổ chức AMEX, Bank of NewYork, Citibank và HSBC trao tặng trong nhiều năm liên tiếp. BIDV cũng nhận được giải thưởng Sao Vàng Đất Việt cho thương hiệu mạnh và nhiều giải thưởng hàng năm của các tổ chức, định chế tài chính trong và ngoài nước.


    1. Khái quát về quá trình hình thành của ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam

    2.Giới thiệu về chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà thành

    2.1.1.Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động

    2.1.2.Những hoạt động cơ bản của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Thành

    3.Tình hình hoạt động kinh doanh cơ bản của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Thành

    * Tình hình huy động vốn

    * Tình hình sử dụng vốn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...