Tiểu Luận Tình hình hoạt động của các công ty tài chính ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Lời mở đầu . 6
    Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TÀI CHÍNH . 7
    1.1 Khái niệm về công ty tài chính 7
    1.2 Đặc điểm của công ty tài chính . 7
    1.2.1 Bản chất và phạm vi hoạt động . 7
    1.2.2 Mức vốn pháp định . 7
    1.2.3 Loại hình tổ chức hoạt động 9
    1.2.4 Thời gian hoạt động 9
    1.2.5 Cơ hội cạnh tranh và lợi ích mang lại 9
    Chương 2: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH . 12
    2.1 Hoạt động huy động vốn . 12
    2.2 Hoạt động tín dụng 13
    2.2.1 Hoạt động tín dụng của công ty tài chính tại Việt Nam 14
    2.2.1.1 Hoạt động cho vay 14
    2.2.1.2 Hoạt động chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác 14
    2.2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng của công ty tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam. 15
    2.3. Hoạt động đầu tư . 17
    2.3.1 Đầu tư dự án . 17
    2.3.2 Ủy thác đầu tư . 18
    2.3.3 Nghiệp vụ trái phiếu . 19
    2.3.4 Mua bán kỳ hạn chứng từ có giá . 19
    2.4 Hoạt động bảo lãnh 20
    2.4.1 Khái niệm . 20
    2.4.2 Các loại bảo lãnh 20
    2.4.3 Hình thức phát hành bảo lãnh . 21
    2.4.4 Các điều kiện về bảo lãnh . 21
    2.4.5 Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh của CTTC . 22
    2.4.6 Quyền và nghĩa vụ của CTTC thực hiện bảo lãnh . 22
    2.4.7 Ưu điểm của nghiệp vụ bảo lãnh . 23
    2.4.8 Một số rủi ro trong hoạt động bảo lãnh . 23
    2.4.9 Thực trạng hoạt động bảo lãnh các công ty tài chính ở nước ta nói chung và công ty tài chính dầu khí nói riêng 23
    2.5 Hoạt động khác . 25
    2.5.1 Các nghiệp vụ khác được thực hiện theo đúng quy luật của pháp luật hiện hành 25
    2.5.2 Các nghiệp vụ phải được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cho phép. 25
    Chương 3: THÀNH TỰU, TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 27
    3.1 Thành tựu . 27
    3.2 Tồn tại . 28
    3.3 Nguyên nhân 29
    3.3.1 Nguyên nhân chủ quan . 29
    3.3.2 Nguyên nhân khách quan . 29
    Chương 4: KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH TRÊN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH . 31
    4.1 Đối với các công ty tài chính . 31
    4.1.1 Phải định hướng rõ ràng về mô hình và cơ chế hoạt động của công ty tài chính trong tập đoàn kinh tế 31
    4.1.2 Giải pháp về phát triển hoạt động 31
    4.2 Đối với nhà nước 32
    4.3 Đối với Ngân hàng Nhà nước . 32
    4.4 Đối với các Tổng công ty chủ quản của các công ty tài chính 32
    Kết luận đề tài 33




    LỜI MỞ ĐẦU
    Hoạt động của các CTTC trên thế giới đã ra đời và phát triển mạnh mẽ. Tính ưu việt của các CTTC này đã tạo nên một kênh dẫn vốn rất quan trong đến các doanh nghiệp và thực tế cho thấy hoạt động của các CTTC là một trong những nhân tố đẩy nhanh trình độ phát triển ở các nước, nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam.
    Những chuẩn mực quốc tế về đảm bảo lần đầu tiên được nghiên cứu và áp dụng khá chi tiết vào Việt Nam kể từ khi Luật Ngân hàng Nhà Nước và Luật các tổ chức tín dụng được ban hành vào năm 1997 và chúng đã được cụ thể hóa hai năm sau đó bằng quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (Quyết định 297/1999/QĐ-NHNN), quy định về giới hạn cho vay đối với một khách hàng (Quyết định 296/1999/QĐ-NHNN) cũng như một số văn bản khác đã tạo điều kiện cho các tổ chức trung gian tài chính có sự phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là hệ thống ngân hàng. Trong khi đó, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng thì lại tương đối yếu thế hơn do không chỉ bởi họ thua kém hẳn giới ngân hàng về vốn, nhân lực, hay công nghệ dịch vụ, mà cái thua lớn nhất lại đáng ra phải là điểm mạnh của họ: Sự năng động và khả năng quyết đoán khi có lời.
    Theo đó, nghị định 79/2002/NĐ-CP về “Tổ chức và hoạt động của công ty tài chính” được CP ban hành ngày 4/10/2002 là một bước ngoặt để các CTTC phần nào đủ sức cạnh tranh với chính khối ngân hàng. Thêm một thuận lợi nữa, kể từ khi Việt Nam tham gia hội nhập mở cửa và trở thành thành viên của WTO từ 11/01/2007, nước ta đã chứng kiến sự trỗi dậy của TTCK, tạo điều kiện cho DN và các tổ chức tài chính có nhiều lựa chọn hơn trong việc huy động vốn và sử dụng đồng vốn của mình. Khi thị trường tài chính Việt Nam phát triển, nó sinh ra một nhu cầu lớn về vốn. Khi đó, các Ngân hàng với những điều kiện chặt chẽ về hạn mức cho vay, kỳ hạn vay, điều kiện giải ngân . sẽ rất khó đáp ứng hết được nhu cầu vốn lớn này. Sự ra đời của các công ty tài chính là một bước phát triển tất yếu của thị trường tài chính.
    Nhận định về tương lai về tương lai của các công ty tài chính tại Việt Nam, phát biểu với giới báo chí, một qquan chức cấp cao của công ty quản lý quỹ Prudential cho biết: "Đa số doanh nghiệp Việt Nam thuộc khối tư nhân, hoạt động đầu tư trong thời gian tới sẽ còn rất sôi nổi và giàu tiềm năng. Chúng tôi tin tưởng các doanh nghiệp sẽ bắt tay với các công ty tài chính để cùng phát triển theo hướng đôi bên cùng có lợi”. Một xu hướng mới sắp hình thành? Hay sẽ có một cuộc đại chiến mới trên thị trường tín dụng?
    Tuy nhiên hoạt động của các CTTC ở Việt Nam còn mới mẻ sơ khai chưa có pháp lý và định hướng rõ ràng. Thiếu những pháp quy hoàn chỉnh và đồng bộ, có một số văn bản pháp quy đến nay đã không còn phù hợp. Các CTTC đều mong muốn có một hành lang pháp lý rộng rãi sát với thực tiễn hiện nay. Để cho CTTC hoạt động ngày một hiệu quả hơn. Nhằm đưa ra một cái nhìn toàn diện về tình hình hoạt động của CTTC ở VN , nhóm đã chọn đề tài này.
    Bố cục chia làm 4 phần:
    Chương 1: Công ty tài chính
    Chương 2: Hoạt động của công ty tài chính
    Chương 3: Thành tựu và tồn tại và nguyên nhân
    Chương 4: Kiến nghị và giải pháp
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...