Luận Văn Tình hình hàng giả ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tình hình hàng giả ở VN


    Lời mở đầu

    Sau nghị quyết đại hội đảng (1986), nền kinh tế Việt Nam bước sang một thời kỳ mới: xây dựng một nền kinh tế nhiều thành phần với sự giao lưu mở rộng thị trường, thu hút đầu tư quốc tế, tạo động lực và thới cơ xây dựng một nền kinh tế năng động, đa dạng, nhiều chiều. Cùng với sự mở rộng giao lưu, hợp tác đó, nền kinh tế Việt Nam còn đối đầu với nhiều thách thức đó là xu hướng cạnh tranh theo hai hướng: cạnh tranh tích cực và cạnh tranh tiêu cực. Một trong những vấn đề cạnh tranh tiêu cực đó là vấn đề hàng giả. Hàng giả trong nước, hàng giả nước ngoài tràn vào thị trường Việt Nam phá hoại sản xuất trong nước, lừa dối người tiêu dùng. Đó là những bức xúc đối với cuộc đấu tranh chống hàng giả trên các mặt trận: kinh tế, hình sự và quản lý nhà nước trong kinh doanh.

    Nội dung
    I. KHÁI NIỆM VỀ HÀNG GIẢ
    1. Định nghĩa hàng giả:
    Theo nghị định 140CP có các hình thức sau được coi là hàng giả:
    Sản phẩm hàng hoá kể cả hàng hoá nhập khẩu có nhãn sản phẩm giả mạo hoặc nhãn sản phẩm của một cơ sở sản xuất khác mà không được chủ nhãn đồng ý.
    Sản phẩm hàng hoá mang nhãn hiệu hàng hoá giống hệt hoặc tương tự có khả năng làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của cơ sở sản xuất, buôn bán khác đã đăng ký với cơ quan bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp(cục sáng chế)hoặc đã được bảo hộ thêo điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.
    Sản phẩm, hàng hoá mang nhãn hiệu không đúng với nhãn sản phẩm đã đăng ký với cơ quan tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
    Sản phẩm hàng hoá ghi dấu phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam khi chưa được cấp giấy chứng nhận và dấu phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam.
    Sản phẩm hàng hoá đã đăng ký hoặc chưa đăng ký chất lượng với cơ quan tiêu chuẩn đo lường chất lượng mà có mức chất lượng thấp hơn mức tối thiểu cho phép.
    Sản phẩm hàng hoá có giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó.
    2. Các hình thức làm giả.
    Theo tư liên tịch số 10/2000 / TTLT – BTM – BTC – BCA – BKHCNMT ngàu 27/4/2000 của các Bộ Thương mại, Tài chính, Công an, Khoa học – Công nghệ và Môi trường ( hướng dẫn thực hiện chỉ thị 31 của Thủ tướng chính phủ về chống sản xuất và buôn bán hàng giả ). Hàng giả có các dấu hiệu sau thì được coi là hàng giả.
    a. Hàng giả chất lượng hoặc công dụng.
    + Hàng giả có giá trị sử dụng không đúng như bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó.
    + Hàng hoá được thêm tạp chất, chất phụ gia không được phép sử dụng, làm thay đổi chất lượng, có chứa dược chất khác với tên dược chất ghi trên nhãn hoặc bao bì, không có hoặc không đủ hoạt chất, chất hữu hiệu không đủ gây nên công dụng, có hoạt chất, chất hữu hiệu khác với tên hoạt chất, chất hữu hiệu ghi trên bao bì.
    + Hàng hoá không đủ thành phần nguyên liệu hoặc bị thay thế bằng những nguyên liệu, phụ tùng khác không đảm bảo chất lượng so với tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá đã công bố, gây hậu quả xấu đối với sản xuất, sức khoẻ người, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường.
    + Hàng hoá thuộc danh mục tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng mục tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng mà không thực hiên gây hậu quả xấu đối với sản xuất, sức khoẻ người, động vật, thực vật hoặc môi trường, môi sinh.
    + Hàng hoá chưa được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn mà sử dung giấy chứng nhận hoặc dấu phù hợp tiêu chuẩn (đối với danh mục hàng hoá bắt buộc).
    b. Giả về nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá.
    + Hàng hoá có nhãn hiệu hàng hoá trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đang được bảo hộ theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia mà không được phép của chủ nhãn hiệu.
    + Hàng hoá có dấu hiệu hoặc có bao bì mang dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ hoặc với tên gọi xuất xứ hàng hoá được bảo hộ.
    + Hàng hoá, bộ phận của hàng hoá có hình dáng bên ngoài trùng với kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ mà không được phép của chủ kiểu dáng công nghiệp.
    + Hàng hoá có dấu hiệu giả mạo về chỉ dẫn nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá gây hiểu sai lệch về nguồn gốc, nơi sản xuất, nơi đóng gói, lắp ráp hàng hoá.
    c. Giả về hàng hoá
    + Hàng hoá có nhãn giống hệt hoặc tương tự với nhãn hàng hoá của cơ sở khác đã công bố.
    + Những chỉ tiêu ghi trên nhãn hành hoá không phù hợp với chất lượng hàng hoá nhằm lừa dối người tiêu dùng.
    + Nội dung ghi trên nhãn bị cạo, tẩy xoá, sửa đổi, ghi không đúng thời hạn sử dụng để lừa dối khách hàng.

    [​IMG]
     
Đang tải...