Luận Văn Tình Hình Du Lịch - Khách Sạn Việt Nam Và Thực Trạng Hoạt Động Của Các Cơ Sở Khách Sạn Của Ngân Hàng

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 13/12/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan đang thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới; Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là một xu thế lớn phản ánh nguyện vọng và đòi hỏi của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Trong bối cảnh đó, nhu cầu giao lưu, hợp tác kinh tế, đặc biệt là du lịch tăng mạnh, du lịch thế giới phát triển nhanh với xu thế chuyển dần sang khu vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. Đây thực sự là một cơ hội tốt tạo đà cho du lịch Việt Nam phát triển.
    Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) Việt Nam là một Ngân hàng thuơng mại hàng đầu ở Việt Nam, với uy tín sẵn có, thị trường rộng khắp, định hướng kinh doanh đa năng phát triển theo xu huớng thành tập đoàn Tài chính-Ngân hàng mạnh. Vì vậy, không thể không khai thác cơ hội kinh doanh do chính sách đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng, Nhà nước, trong đó có sự phát triển của du lịch Việt Nam mang lại.
    Với một hệ thống các khách sạn, nhà nghỉ của NHNo&PTNT Việt Nam được hình thành từ Bắc vào Nam, được xây dựng ở các nơi trọng điểm du lịch của cả nước như: Quảng Ninh, Sa pa, Hải Phòng, Sầm Sơn, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Đà Lạt, Nha Trang, Bình Thuận Nhưng do chưa có một mô hình tổ chức quản lý thống nhất, một cơ chế kinh doanh phù hợp và tính chuyên nghiệp, kỹ năng trong kinh doanh du lịch - khách sạn nên hoạt động còn nhiều hạn chế, kém hiệu quả trong quản lý, khai thác các cơ sở khách sạn và kinh doanh du lịch.
    Vì vậy, việc nghiên cứu, vận dụng những kiến thức đã tiếp thu được qua quá trình học tập để xây dựng một đề án mới với mô hình tổ chức quản lý và những giải pháp thiết thực phù hợp nhằm quản lý, khai thác có hiệu quả các cơ sở khách sạn, nhà nghỉ của NHNo&PTNT Việt Nam hiện có, góp phần thực hiện chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2010 là vấn đề mang tính cấp bách.
    Với ý nghĩa đó, bản thân chọn vấn đề: “Tình Hình Du Lịch - Khách Sạn Việt Nam Và Thực Trạng Hoạt Động Của Các Cơ Sở Khách Sạn Của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.

    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    - Nghiên cứu về mô hình quản lý kinh doanh chuyên ngành du lịch theo hướng xây dựng Công ty hạch toán độc lập - hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
    - Đây là mô hình tổ chức còn khá mới mẻ với NHNo&PTNT Việt Nam, có nhiều vấn đề đặt ra cần đi sâu làm sáng tỏ trong tổ chức quản lý kinh doanh du lịch - khách sạn hiện nay.
    - Là vấn đề nghiên cứu riêng độc lập mang tính đặc thù của NHNo&PTNT Việt Nam, góp phần bổ sung lý luận cho mô hình tổ chức quản lý - kinh doanh du lịch - khách sạn thuộc NHNo&PTNT Việt Nam nên chưa có công trình nào nghiên cứu về đề tài này.

    3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
    3.1. Mục đích
    Trên cơ sở phân tích thực trạng tình hình hoạt động các khách sạn, nhà nghỉ của NHNo&PTNT Việt Nam, từ đó đưa ra mô hình tổ chức quản lý mới nhằm khai thác kinh doanh có hiệu quả các cơ sở du lịch, khách sạn trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng.
    3.2. Nhiệm vụ
    Để đạt được mục đích trên luận văn tập trung giải quyết một số nhiệm vụ chính như sau:
    - Làm rõ những vấn đề lý luận và quan điểm về kinh doanh dịch vụ khách sạn.
    - Phân tích tình hình kinh doanh du lịch nói chung, trong đó chủ yếu kinh doanh khách sạn là lĩnh vực phù hợp với khả năng, điều kiện của NHNo&PTNT Việt Nam.
    - Đề xuất phương hướng, giải pháp, xây dựng mô hình tổ chức quản lý mới nhằm khai thác các cơ sở khách sạn đạt hiệu quả cao.

    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    4.1. Đối tượng
    Luận văn tập trung nghiên cứu về tính khả thi, hiệu quả của kinh doanh dịch vụ khách sạn trong mô hình Công ty chuyên ngành du lịch của NHNo &PTNT Việt Nam.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    Do các sản phẩm du lịch rất phong phú và đa dạng, vì vậy luận văn chỉ đi vào hướng sản phẩm chính phù hợp với điều kiện của NHNo&PTNT Việt Nam và có khả năng sinh lợi cao là dịch vụ lưu trú trong du lịch từ năm 2000 đến nay.

    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    5.1. Cơ sở lý luận
    Luận văn chủ yếu dựa vào các chính sách, đường lối của Đảng, Nhà nước về phát triển du lịch ở Việt Nam; các công trình nghiên cứu có liên quan đến nội dung mà luận văn đề cập; chủ trương của NHNo&PTNT Việt Nam.
    5.2. Phương pháp nghiên cứu
    Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp thống kê và phân tích tài chính. Sử dụng các phương pháp này, luận văn sẽ phân tích các tài liệu đã có về tài nguyên, tiềm năng, thực trạng hoạt động du lịch trong thời gian qua. Về thu nhập thông tin dữ liệu thứ cấp có độ tin cậy cao được coi là nguồn thông tin chính.

    6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
    Từ kết quả của việc nghiên cứu, luận văn đánh giá thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh của các cơ sở khách sạn, tìm ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế. Sự cần thiết phải tổ chức, quản lý theo mô hình mới: Công ty độc lập chuyên ngành du lịch thuộc NHNo&PTNT Việt Nam nhằm phát triển bền vững, đảm bảo cạnh tranh có hiệu quả trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
    Bên cạnh đó, luận văn cũng góp phần nhất định làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận để NHNo&PTNT Việt Nam có những quyết định đúng đắn về cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện phát triển chung của nền kinh tế và du lịch nói riêng.

    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương, 8 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...