Thạc Sĩ Tình hình dịch cúm gia cầm và kết quả tiêm phòng vacxin h5n1, h5n2 của trung quốc cho gà, vịt nuôi t

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 28/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: TÌNH HÌNH DỊCH CÚM GIA CẦM VÀ KẾT QUẢ TIÊM PHÒNG VACXIN H5N1, H5N2 CỦA TRUNG QUỐC CHO GÀ, VỊT NUÔI TẠI BẮC NINH TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2010

    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI CAM ðOAN i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT vi
    DANH MỤC CÁC BẢNG vii
    DANH MỤC CÁC HÌNH ix
    1. MỞ ðẦU . 1
    1.1. ðẶT VẤN ðỀ 1
    1.2. MỤC TIÊU CỦA ðỀ TÀI 2
    1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ðỀ TÀI . 2
    2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 3
    2.1. LỊCH SỬ BỆNH CÚM GIA CẦM . 3
    2.2. TÌNH HÌNH DỊCH CÚM GIA CẦM TRÊN THẾ GIỚI VÀ
    TRONG NƯỚC 4
    2.2.1. Trên thế giới 4
    2.2.2. Trong nước 7
    2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VỀ BỆNH CÚM
    GIA CẦM 10
    2.4. BỆNH CÚM GIA CẦM . 13
    2.4.1. Căn bệnh 13
    2.4.2. ðộng vật cảm nhiễm . 18
    2.4.3. Các loại ký chủ của virus cúm 18
    2.4.4. Sự truyền lây . 20
    2.4.5. Mùa vụ phát bệnh 21
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
    iv
    2.4.6. Triệu chứng lâm sàng 21
    2.4.7. Bệnh tích . 22
    2.4.8. Miễn dịch chống bệnh của gia cầm . 23
    2.5. CHẨN ðOÁN BỆNH . 25
    2.6. KIỂM SOÁT BỆNH . 27
    2.7. PHÒNG BỆNH . 29
    3. ðỐI TƯỢNG, ðỊA ðIỂM, NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ
    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
    3.1. ðỐI TƯỢNG, ðỊA ðIỂM NGHIÊN CỨU . 33
    3.1.1. ðối tượng nghiên cứu . 33
    3.1.2. ðịa ñiểm nghiên cứu . 33
    3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU . 33
    3.3. NGUYÊN LIỆU 33
    3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
    4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 41
    4.1. DIỄN BIẾN DỊCH CÚM GIA CẦM VÀ KẾT QUẢ PHÒNG,
    CHỐNG DỊCH CÚM CỦA TỈNH BẮC NINH TỪ NĂM 2004
    ðẾN NĂM 2010 . 41
    4.1.1. ðặc ñiểm, tình hình chăn nuôi của tỉnh Bắc Ninh giai ñoạn
    2004-2010 41
    4.1.2. Diễn biến tình hình dịch cúm gia cầm trên ñịa bàn tỉnh Bắc Ninh
    từ năm 2004 ñến năm 2010 . 44
    4.1.3. Công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm của tỉnh Bắc Ninh từ
    năm 2004 ñến năm 2010 . 63
    4.2. KẾT QUẢ TIÊM PHÒNG VACXIN H5N1, H5N2 CHO ðÀN
    GÀ, VỊT NUÔI TRÊN ðỊA BÀN TỈNH BẮC NINH TỪ NĂM
    2005 ðẾN NĂM 2010 65
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
    v
    4.2.1. Kết quả tiêm vacxin phòng bệnh cúm 65
    4.2.2. Kết quả theo dõi tỷ lệ gà, vịt phản ứng sau các ñợt tiêm vacxin
    phòng bệnh cúm 68
    4.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ðÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA GÀ,
    VỊT ðƯỢC TIÊM VACXIN H5N1 TRUNG QUỐC NĂM 2010 70
    4.3.1. Khảo sát ñáp ứng miễn dịch của gà ñược tiêmvacxin H5N1
    Trung Quốc năm 2010 70
    4.3.2. Khảo sát ñáp ứng miễn dịch của vịt ñược tiêm vacxin H5N1
    Trung Quốc năm 2010 74
    4.4. GIÁM SÁT SỰ LƯU HÀNH CỦA VIRUS CÚM GIA CẦM 78
    5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ . 80
    5.1. KẾT LUẬN . 80
    5.2. ðỀ NGHỊ 81
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
    vi
    DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
    KN: Kháng nguyên
    KT: Kháng thể
    ARN: Acid ribonucleic
    cADN: Complementary AND
    HA: Hemagglutination test
    HI: Hemagglutination inhibitory test
    HPAI: High Pathogenicity Avian Influenza
    LPAI: Low Pathogenicity Avian Influenza
    OIE: Office Internationale des Epizooties
    PBS: Phosphate-Buffered-Saline
    RT-PCR: Reverse Transcription-Polymerase Chain Reation
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
    vii
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    Trang
    Bảng 4.1: Biến ñộng số lượng gia súc, gia cầm nuôitrên ñịa bàn
    tỉnh Bắc Ninh từ năm 2004 - 2010 . 41
    Bảng 4.2a. Tổng hợp chung tình hình dịch cúm gia cầm trên ñịa bàn
    `tỉnh Bắc Ninh các năm 2004, 2005 . 46
    Bảng 4.2b. Tổng hợp chung tình hình dịch cúm gia cầm trên ñịa bàn
    tỉnh Bắc Ninh các năm 2007, 2009 và 2010 . 47
    Bảng 4.3. Tình hình dịch cúm gia cầm trên ñịa bàn tỉnh Bắc Ninh
    năm 2004 . 49
    Bảng 4.4. Tình hình dịch cúm gia cầm trên ñịa bàn tỉnh Bắc Ninh
    năm 2005 . 50
    Bảng 4.5. Tình hình dịch cúm gia cầm trên ñịa bàn tỉnh Bắc Ninh
    trong các năm 2007, 2009 và 2010 . 51
    Bảng 4.6. Tổng hợp về ñịa ñiểm, thời gian và loài gia cầm mắc bệnh ở
    ổ dịch ñầu tiên từ năm 2004 ñến năm 2010 57
    Bảng 4.7. Tình hình dịch cúm xảy ra ở ñàn gà nuôi trên ñịa bàn tỉnh
    Bắc Ninh từ năm 2004 ñến năm 2010 60
    Bảng 4.8. Tình hình dịch cúm xảy ra ở ñàn thủy cầm nuôi trên ñịa
    bàn tỉnh Bắc Ninh từ năm 2004 ñến năm 2010 62
    Bảng 4.9. Tổng hợp kết quả tiêm vacxin phòng bệnh cúm cho gà, vịt
    nuôi trên ñịa bàn tỉnh Bắc Ninh từ năm 2005 ñến năm2010 67
    Bảng 4.10. Tổng hợp kết quả theo dõi gà, vịt phản ứng sau khi tiêm
    vacxin cúm 69
    Bảng 4.11. Tỷ lệ bảo hộ của gà ñược tiêm vacxin H5N1 Trung Quốc
    năm 2010 . 70
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
    viii
    Bảng 4.12. Phân bố mức kháng thể trong các mẫu huyết thanh của gà
    ñược tiêm vacxin H5N1 năm 2010 ñã kiểm tra 72
    Bảng 4.13. Tỷ lệ bảo hộ của vịt ñược tiêm vacxin H5N1 Trung Quốc
    năm 2010 74
    Bảng 4.14. Phân bố mức kháng thể trong các mẫu huyết thanh của vịt
    ñược tiêm vacxin H5N1 năm 2010 ñã kiểm tra . 76
    Bảng 4.15. Kết quả giám sát sự lưu hành của virus cúm trên ñàn
    gà, vịt . 78
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
    ix
    DANH MỤC CÁC HÌNH
    Trang
    Hình 4.1. Biến ñộng số lượng gia cầm nuôi trên ñịabàn tỉnh Bắc Ninh
    từ năm 2004-2010 . 43
    Hình 4.2. Tỷ lệ loài gia cầm mắc bệnh và buộc phảitiêu hủy trong các
    năm 2004, 2005, 2007-2009-2010 52
    Hình 4.3. Tỷ lệ gà mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy trong các năm
    2004, 2005, 2007- 2010 58
    Hình 4.4. Tỷ lệ thủy cầm mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy trong các
    năm 2004, 2005, 2007 và 2009 . 63
    Hình 4.5. Tỷ lệ mức kháng thể trong các mẫu huyết thanh của gà ñược
    tiêm vacxin H5N1 ñã kiểm tra 73
    Hình 4.6. Tỷ lệ mức kháng thể trong các mẫu huyết thanh của vịt ñược
    tiêm vacxin H5N1 ñã kiểm tra 77
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
    1
    1. MỞ ðẦU
    1.1. ðẶT VẤN ðỀ
    Trong những năm gần ñây ngành chăn nuôi gia cầm ở nước ta ñã có
    những bước phát triển vượt bậc kể cả về số lượng cũng như chất lượng, góp
    phần nâng cao ñời sống của người dân. Tuy nhiên, việc phát triển ngành chăn
    nuôi gia cầm ổn ñịnh và bền vững ñang ñặt ra nhiều vấn ñề cần phải giải
    quyết như: thức ăn, con giống, . ñặc biệt là dịch bệnh. Nói ñến bệnh dịch
    không thể không nhắc ñến bệnh cúm gia cầm thể ñộc lực cao (Highly
    Pathogenicity Avian Influenza - HPAI).
    Bệnh cúm gia cầm là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus cúm type
    A thuộc họ Orthomyxoviridae với nhiều subtype khác nhau. Bệnh có tốc ñộ
    lây lan rất nhanh với tỷ lệ gây chết cao trong ñàn gia cầm nhiễm bệnh (Trần
    Hữu Cổn, Bùi Quang Anh, 2004), gây thiệt hại nghiêmtrọng ñến nền kinh tế,
    xã hội và ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
    Các virus cúm type A có thể gây bệnh cho nhiều loàiñộng vật khác
    nhau như gà, vịt, ngan, ngỗng, ñà ñiểu, các loại chim, ñộng vật có vú như lợn,
    ngựa, chồn, hải cẩu, cá voi và có thể gây bệnh cho cả con người. Chủng virus
    có ñộc lực cao thường gây bệnh trầm trọng với tỷ lệchết cao, có thể lên tới
    100% số gia cầm nhiễm bệnh chỉ trong vài giờ ñến vài ngày. Do tính chất
    nguy hiểm của bệnh, Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) xếp bệnh vào Bảng A -
    Danh mục các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất (TrầnHữu Cổn, Bùi Quang
    Anh, 2004).
    Virus cúm gia cầm phân bố rộng rãi trên khắp các châu lục, vì vậy dịch
    bệnh xảy ra ở nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam, dịch cúm gia cầm xuất
    hiện lần ñầu tiên vào cuối năm 2003. ðến nay ñã xảyra nhiều ñợt dịch lớn
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
    2
    với tổng số gia cầm chết do dịch và phải tiêu hủy trên 50 triệu con, ước thiệt
    hại kinh tế lên ñến hàng ngàn tỷ ñồng (Báo cáo Chính phủ, 2007).
    Tại Bắc Ninh, theo báo cáo của Chi cục Thú y tỉnh, từ năm 2004 ñến
    nay dịch cúm gia cầm ñã xảy ra 7 ñợt và ñược phát hiện ñầu tiên vào ngày
    23/01/2004 tại huyện Từ Sơn, sau ñó dịch xảy ra trên diện rộng. ðến hết năm
    2010 ñã có 65 lượt xã, thị trấn ở 8/8 huyện, thị xã, thành phố có dịch .với số
    gia cầm chết do dịch và phải tiêu hủy hàng trăm ngàn con, ước thiệt hại hàng
    chục tỷ ñồng.
    ðể làm rõ một số ñặc ñiểm dịch tễ học của bệnh cúm gia cầm và kết
    quả công tác phòng chống dịch cúm trên ñịa bàn tỉnhBắc Ninh, chúng tôi
    thực hiện ñề tài: "Tình hình dịch cúm gia cầm và kết quả tiêm phòng
    vacxin H5N1, H5N2 của Trung Quốc cho gà, vịt nuôi tại Bắc Ninh từ năm
    2004 ñến năm 2010".
    1.2. MỤC TIÊU CỦA ðỀ TÀI
    - Làm rõ một số ñặc ñiểm dịch tễ của bệnh cúm gia cầm, mức ñộ thiệt
    hại và kết quả thực hiện các biện pháp phòng, chốngdịch trên ñịa bàn tỉnh
    Bắc Ninh.
    - ðánh giá hiệu quả của việc tiêm vacxin H5N1, H5N2trong việc
    phòng chống bệnh cúm gia cầm tại Bắc Ninh.
    1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ðỀ TÀI
    - Các kết quả ñiều tra, nghiên cứu về dịch cúm gia cầm tại Bắc Ninh
    nhằm cung cấp, bổ sung và hoàn thiện các thông tin về tình hình dịch bệnh và
    ñặc ñiểm dịch tễ bệnh cúm gia cầm ở Việt Nam.
    - Các biện pháp tổ chức thực hiện và kết quả tiêm vacxin cúm gia cầm
    ñại trà qua các năm nhằm rút kinh nghiệm ñể chỉ ñạothực hiện tốt hơn ở Bắc
    Ninh nói riêng và cả nước nói chung.
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
    3
    2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    2.1. LỊCH SỬ BỆNH CÚM GIA CẦM
    Bệnh cúm gia cầm lần ñầu tiên ñược Porroncito mô tảvào năm 1878 và
    ông nhìn nhận một cách sáng suốt rằng tương lai sẽ là một bệnh quan trọng và
    nguy hiểm. Năm 1901, Centanni và Svunozzi ñã ñề cậpñến ổ dịch này và xác
    ñịnh ñược căn nguyên siêu nhỏ qua lọc (Filterableagent) là yếu tố gây bệnh.
    Mãi ñến năm 1955, Achfer ñã xác ñịnh ñược căn nguyên gây bệnh thuộc
    nhóm virus cúm type A thông qua kháng nguyên bề mặtlà H7N1 và H7N7,
    gây chết nhiều gà, gà tây và chim hoang ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Phi,
    Trung Cận ðông (Lê Văn Năm 1, 2004).
    Năm 1963, virus cúm type A ñược phân lập từ gà tây ở Bắc Mỹ do loài
    thuỷ cầm di trú dẫn nhập virus vào ñàn gà. Cuối thập kỷ 60 của thế kỷ XX,
    phân type H1N1 phân lập ñược từ lợn và có liên quanñến những ổ dịch ở gà
    tây. Mối liên hệ giữa lợn và gà tây là những dấu hiệu ñầu tiên về virus cúm ở
    ñộng vật có vú có thể lây nhiễm và gây bệnh cho giacầm. Các nghiên cứu
    ñều cho rằng virus cúm type A phân type H1N1 ñã ở lợn và truyền cho gà tây,
    ngoài ra phân type H1N1 ở vịt còn truyền cho lợn. Từ khi phát hiện ra virus
    cúm type A, các nhà khoa học thấy rằng virus cúm cóở nhiều loài chim
    hoang dã và gia cầm nuôi ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới. Dịch bệnh
    nghiêm trọng nhất ñối với gia cầm là do những chủnggây bệnh có ñộc lực
    cao thuộc phân type H5 và H7 như ở Scotland năm 1959 là H5N1, ở Mỹ năm
    1983-1984 là H5N2 (Trần Hữu Cổn, Bùi Quang Anh, 2004).
    Năm 1971, Beard C.W ñã mô tả virus gây bệnh và ñặc ñiểm bệnh lý
    lâm sàng của gà trong các ổ dịch cúm khá lớn xảy raở Hoa Kỳ. Từ năm
    1960-1979 bệnh ñược phát hiện ở Canada, Mehico, Achentina, Braxin, Nam
    Phi, Ý, Pháp, Anh, Hà Lan, Australia, Hông Kông, Nhật Bản, các nước vùng
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
    4
    Trung Cận ðông, các nước thuộc liên hiệp Anh và Liên Xô cũ (Phạm Sỹ
    Lăng , 2004).
    Dịch cúm gia cầm ñã xảy ra ở khắp các châu lục trênthế giới và ngày
    càng nguy hiểm ñối với các loài gia cầm và sức khoẻcủa cộng ñồng, nó ñã
    thôi thúc Hiệp hội các nhà chăn nuôi gia cầm và cácnhà khoa học tổ chức hội
    thảo chuyên ñề về bệnh cúm gia cầm. Năm 1981, hội thảo lần ñầu tiên tổ chức
    tại Beltsville MD, tiếp theo ñó hội thảo lần thứ 2 và thứ 3 ñều ñược tổ chức tại
    Ailen vào các năm 1987, 1992. Từ ñó ñến nay trong các hội nghị về dịch tễ
    trên thế giới, bệnh cúm gia cầm luôn là một trong những nội dung ñược coi
    trọng (Lê Văn Năm 1, 2004).
    2.2. TÌNH HÌNH DỊCH CÚM GIA CẦM TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC
    2.2.1. Trên thế giới
    Virus cúm gia cầm phân bố khắp toàn cầu, vì vậy dịch bệnh ñã xảy ra ở
    nhiều nước trên thế giới.
    Năm 1983-1984 tại Mỹ, dịch cúm gà xảy ra do chủng virus H5N2 ở 3
    bang Pensylvania, Virginia, Newtersey làm chết và tiêu huỷ hơn 19 triệu gà
    (Phạm Sỹ Lăng, 2004). Cũng trong thời gian này tại Ireland, người ta phải
    tiêu huỷ 270 nghìn con vịt tuy không có triệu chứnglâm sàng nhưng ñã phân
    lập ñược virus cúm chủng ñộc lực cao (HPAI) ñể loạitrừ bệnh một cách hiệu
    quả, nhanh chóng.
    Năm 1977 ở Minesota ñã phát hiện dịch bệnh ở gà tâydo chủng H7N7.
    Năm 1986 ở Australia dịch cúm gà xảy ra tại bang Victoria do chủng H5N2.
    Năm 1997 ở Hông Kông dịch cúm xảy ra do virus cúm type A subtype
    H5N1. Toàn bộ ñàn gia cầm của lãnh thổ này ñã bị tiêu diệt vì ñã gây tử vong
    cho con người (Trần Hữu Cổn, Bùi Quang Anh, 2004). Như vậy ñây là lần
    ñầu tiên virus cúm gia cầm ñã vượt “rào cản về loài” ñể lây cho người ở Hồng
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
    5
    Kông làm cho 18 người nhiễm bệnh trong ñó có 6 người chết (Nguyễn Hoài
    Tao, Nguyễn Tuấn Anh, 2004).
    Năm 2003, ở Hà Lan dịch cúm gia cầm xảy ra với quy mô lớn do
    chủng H7N7, 30 triệu gia cầm bị tiêu huỷ, 83 người lây nhiễm và 1 người
    chết, gây thiệt hại hết sức nghiêm trọng về kinh tế(Phạm Sỹ Lăng 1, 2004).
    Cuối năm 2003 ñầu năm 2004 ñã có 11 quốc gia ở châuÁ thông báo có
    dịch cúm là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, ðặc khuhành chính Hồng
    Kông, Thái Lan, Lào, Campuchia, Indonexia, ðài Loan, Pakistan và Việt Nam
    (Bùi Quang Anh, 2005).
    Tại Hàn Quốc ổ dịch cúm gia cầm ñầu tiên ñược xác ñịnh vào ngày
    12/12/2003 và ñến ngày 24/03/2004 mới ñược khống chế, do chủng virus
    H5N1 gây bệnh cho gà. ðợt dịch thứ 2 kết thúc ngày 10/12/2004 do chủng
    virus H5N2 gây ra.
    Ngày 12/01/2004 dịch cúm gia cầm H5N1 phát ra tại Nhật Bản ñến
    ngày 05/03/2004, ñã tiêu huỷ 275.000 con gà. ðợt dịch thứ 2 xảy ra từ ngày
    01/07/2005 ñến ngày 09/12/2005 do chủng virus H5N2 gây bệnh cho gà.
    Ổ dịch cúm gia cầm H5N1 ñầu tiên xuất hiện tại TháiLan ñược xác
    ñịnh vào ngày 23/01/2004 ở tỉnh Chiang Mai do chủngvirus H5N1 gây bệnh
    cho gà, vịt, ngỗng, chim cút, gà tây, cò, hổ. ðợt dịch thứ 2 từ ngày
    03/07/2004 ñến ngày 14/02/2005. Sau ñó dịch vẫn xảyra rải rác, ngày
    17/03/2005 dịch xảy ra ở một ñàn gà 50 con thuộc tỉnh Sukhothai. Tháng
    08/2006 dịch ñã tái phát gây bệnh cho gia cầm và người.
    Ở Campuchia, dịch cúm H5N1 xảy ra từ ngày 24/01/2004, ổ dịch cuối
    cùng ñược ghi nhận vào tháng 04/2005, virus gây bệnh cho gà, vịt, ngỗng, gà
    tây, gà nhật và chim hoang.
    Tại Lào, bệnh cúm H5N1 bắt ñầu xuất hiện từ ngày 27/01/2004 ñến
    13/02/2004 ở 3 tỉnh, ñã tiêu huỷ hơn 155.000 con gà.
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
    6
    Ổ dịch cúm gia cầm H5N1 ñầu tiên xuất hiện tại Indonesia ñược xác
    nhận vào ngày 06/02/2004, ñợt dịch thứ 2 xảy ra ngày 25/11/2005 do chủng
    virus H5N1 gây bệnh cho gà, vịt, chim cút, và lợn (lợn không có triệu chứng
    lâm sàng).
    Tại Trung Quốc, ngày 06/02/2004 ổ dịch cúm ñầu tiênxuất hiện, virus
    phân lập từ gà, vịt, ngỗng, chim cút, bồ câu, chim trĩ, thiên nga ñen, ngỗng
    ñầu khoang, mòng ñầu ñen, mòng ñầu nâu, vịt lông ñỏvà chim cốc.
    Ngày 19/08/2004 ở tỉnh Kalantan, Malaisia ổ dịch cúm ñầu tiên xuất
    hiện, ñợt dịch thứ 2 phát ra ngày 22/11/2004, số gia cầm tiêu huỷ trên 18.000
    con. Trong tháng 07 và tháng 08 năm 2006 dịch xảy ra rất nặng nề ở người.
    Tại Hồng Kông, dịch cúm xảy ra ngày 26/01/2004, cabệnh cuối cùng
    ghi nhận ngày 10/01/2005, virus ñược phân lập từ chim cắt, diệc xám và diệc
    Trung Quốc.
    Myanmar, cuối tháng 03/2005 ñã phát hiện hàng nghìn gà chết nghi
    nhiễm virus cúm gia cầm.
    Ngoài các ổ dịch do virus cúm H5N1 nêu trên còn có 7 nước và vùng
    lãnh thổ có các ổ dịch cúm gia cầm do các chủng khác gây ra, gồm Cộng hoà
    dân chủ nhân dân Triều Tiên, ðài Loan, Pakistan, Canada, Hoa Kỳ, Nam Phi
    và Ai Cập (Tô Long Thành, 2004); (Tô Long Thành, 2006).
    Cuối năm 2005, dịch cúm gia cầm H5N1 bắt ñầu lan sang các nước
    Trung Á, Nga, rồi tràn sang ðông Âu, xâm nhập vào các nước vùng Tiểu Á,
    Thổ Nhĩ Kỳ và các nước Bắc- Trung Phi (Salzberg SL,2007).
    Các năm tiếp theo, dịch cúm gia cầm vẫn liên tục xảy ra ở nhiều nước
    và vùng lãnh thổ. Năm 2007, dịch cúm gia cầm ñã xuất hiện ở 30 quốc gia và
    vùng lãnh thổ trên thế giới. ðặc biệt tại Indonesia, dịch cúm gia cầm dây dưa
    kéo dài. Ở một số quốc gia Châu Phi, nơi ñược cho là virus cúm gia cầm có
    nguy cơ biến ñổi cũng ñã phát dịch. Tại Châu Á, dịch ñã tái phát ở Lào,
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
    7
    Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc, Myanmar và Việt Nam. Một số quốc gia
    có ngành chăn nuôi phát triển trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc dịch
    cũng tái phát. Dịch cúm gia cầm cũng ñã xảy ra ở một số nước Châu Âu như
    Nga, Hungari, Rumani và Anh.
    Năm 2008, có 28 quốc gia và vùng lãnh thổ xuất hiệndịch cúm gia
    cầm, bao gồm: Bangladesh, Benin, Campuchia, Canada,Trung Quốc, Hàn
    Quốc, Ai Cập, ðức, ðặc khu hành chính Hồng Kông, Ấnðộ, Israel, Iran,
    Nhật Bản, Lào, Myanmar, Nigeria, Pakistan, Ba Lan, Rumani, Nga, Ả rập Xê
    út, Thái Lan, Thụy Sỹ, Togo, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine, Vương quốc Anh và Việt Nam.
    Năm 2009, có 17 quốc gia và vùng lãnh thổ thông báocó dịch, bao
    gồm: Afghanistan, Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, ðức, ðặc khu hành
    chính Hồng Kông, Ấn ðộ, Nhật Bản, Lào, Mông Cổ, Nepal, Nigeria, Nga,
    Tây Ban Nha, Thái Lan, Togo và Việt Nam. Tại Trung Quốc ñã có 7 người
    nhiễm virus cúm.
    Năm 2010, dịch cúm gia cầm phát ra tại 16 quốc gia và vùng lãnh thổ,
    bao gồm: Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, ðặc khuhành chính Hồng
    Kông, Ấn ðộ, Lào, Myanmar, Mông Cổ, Nepal, Bhutan, Rumani, Bungari,
    Nga, Tây Ban Nha, Israel và Việt Nam.
    2.2.2. Trong nước
    Cuối tháng 12/2003, dịch cúm gia cầm ñã bùng phát ởViệt Nam, dịch
    phát ra tại trại gà giống của công ty C.P (Thái Lan) trên ñịa bàn xã Thuỷ Xuân
    Tiên, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây (cũ) gây ốm, chết 8.000 gà trong 4
    ngày. Sau ñó dịch ñã nhanh chóng lây lan ra hầu hếtcác tỉnh, thành trong cả
    nước chỉ trong một thời gian ngắn. Dịch ñã làm hàngchục triệu gia cầm phải
    tiêu hủy, gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng tới
    các hoạt ñộng xã hội, ñặc biệt là sức khỏe cộng ñồng. Tính ñến tháng 1/2004

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    I. Tài liệu tiếng Việt
    1.Vũ Triệu An (1998), Miễn dịch học, NXB Y học, Hà Nội.
    2. Bùi Quang Anh, Văn ðăng Kỳ (2004), "Bệnh cúm gia cầm, lưu hành bệnh,
    chẩn ñoán và kiểm soát dịch bệnh",Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y,
    XI (3), tr.69-75.
    3. Bùi Quang Anh (2005), "Báo cáo về dịch cúm gia cầm tại Hội nghị kiểm
    soát dịch cúm gia cầm khu vực Châu Á"do FAO, OIE tổ chức tại
    thành phố Hồ Chí Minh từ 23-25/2/2005.
    4. Ban chỉ ñạo Quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm (2005), "Báo cáo
    tổng kết 2 năm (2004 - 2005) phòng chống dịch cúm gia cầm, Hội
    nghị tổng kết 2 năm phòng chống dịch cúm gà", ngày 18 tháng 4 năm
    2005, Hà Nội.
    5. Báo cáo Chính phủ (2007), Báo cáo Quốc hội về công tác phòng chống
    dịch bệnh gia súc, gia cầm.
    6. J.H. Breytenbach (2004), "Tiêm chủng, một phần của chiến lược khống chế
    bệnh cúm gà", Khoa học kỹ thuật thú y, 11(2), tr. 72-80.
    7. Caraline Yuen (2004), "ðánh giá tiêm chủng vacxin cúm gà H5 năm 2003
    tại Hồng Kông", Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, XI (2), tr.79-80.
    8. Trần Hữu Cổn, Bùi Quang Anh (2004), " Bệnh cúm gia cầm và biện pháp
    phòng chống", NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
    9. D. J. Alexander (2007), "Tổng quan về dịch tễ học bệnh cúm gia cầm",Tạp
    chí Khoa học kỹ thuật Thú y, XIV (6), tr.71-86.
    10. Trương Văn Dung, Nguyễn Viết Không (2004), "Một số hoạt ñộng nghiên
    cứu khoa học của Viện Thú y Quốc gia về bệnh cúm gia cầm và giải
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
    83
    pháp khoa học công nghệ trong thời gian tới", Tạp chí Khoa học kỹ
    thuật Thú y, XI (3), tr.62-68.
    11. Nguyễn Tiến Dũng (2004), "Bệnh cúm gia cầm", hội thảo một số biện
    pháp khôi phục ñàn gia cầm sau dập dịch, Hà Nội, tr.5-9.
    12. Nguyễn Tiến Dũng, Malik Peiris, Robert Webster,ðào Thanh Vân, Bùi
    Ngọc Anh, Bùi Nghĩa Vượng, Nguyễn Thế Vinh, Kent Inui, Nguyễn
    Viết Không, Ngô Thành Long (2004), Nguồn gốc virus cúm gia cầm
    H5N1 tại Việt Nam năm 2003-2004", Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú
    y, XI (3), tr.6-9.
    13. Nguyễn Tiến Dũng, ðỗ Quí Phương, ðào Thanh Vân,Bùi Ngọc Anh, Bùi
    Nghĩa Vượng, Nguyễn Thế Vinh, Nguyễn Thúy Duyên (2005), "Giám
    sát bệnh cúm gia cầm tại Thái Bình",Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y,
    XII (2), tr.6-12.
    14. Nguyễn Tiến Dũng, ðào Thanh Vân, Bùi Ngọc Anh, Kent Inui, Bùi Nghĩa
    Vượng, Nguyễn Thế Vinh, Nguyễn Bá Thành, Phạm Thị Kim Dung
    (2005), "Giám sát tình trạng nhiễm virus cúm gia cầm tạiñồng bằng
    sông Cửu Long cuối năm 2004",Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y,
    XII (2), tr.13-18.
    15. Dự án sử dụng vacxin nhằm khống chế và thanh toán bệnh cúm gia cầm
    thể ñộc lực cao H5N1, 2005.
    16. Trần Mạnh Giang (2009), "Nghiên cứu tình hình dịch tễ và xác ñịnh các
    yếu tố nguy cơ gây dịch cúm gia cầm (H5N1) tại Hà Nội", Luận án
    tiến sỹ Nông nghiệp.
    17. Trần Xuân Hạnh (2004), "Một vài vấn ñề phòng bệnh cúm gia cầm bằng
    vacxin", Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, XI (3), tr.84-85.
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
    84
    18. Vũ Thị Mỹ Hạnh (2007), "Kiểm nghiệm và khảo nghiệm vacxin H5N1 của
    Trung Quốc trên vịt",Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Trường ðại học
    Nông nghiệp Hà Nội.
    19. Ninh Văn Hiểu (2006),"Tình hình dịch cúm gia cầm và kết quả tiêm
    phòng vacxin H5N2, H5N1 của Trung Quốc ñể phòng bệnh cho gà, vịt
    trên ñịa bàn tỉnh Nam ðịnh",Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Trường
    ðại học Nông nghiệp Hà Nội.
    20. Nguyễn Mạnh Hùng (2008),"ðánh giá hiệu quả sử dụng vacxin phòng
    bệnh cúm gia cầm trên ñịa bàn Thành phố Hải Phòng", Luận văn thạc
    sỹ nông nghiệp, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội.
    21. Vũ Quốc Hùng (2005), "Nghiên cứu một số ñặc ñiểm bệnh lý chủ yếu của
    bệnh cún gia cầm", Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Trường ðại học
    Nông nghiệp Hà Nội.
    22. Ilaria Capua, Stefano Marangon (2004), "Sự tiêm chủng vacxin như một
    biện pháp khống chế bệnh cúm gà",Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y,
    XI (2), tr.59-70.
    23. ðào Yến Khanh (2005), "Kiểm nghiệm và khảo nghiệm vacxin cúm gia
    cầm ngoại nhập",Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Trường ðại học
    Nông nghiệp Hà Nội.
    24. Phạm Sỹ Lăng (2004), " Diễn biến bệnh cúm gia cầm ở Châu Á và các
    hoạt ñộng phòng chống bệnh", Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, XI(3),
    tr.91-94.
    25. Phạm Sỹ Lăng và cộng sự (2004), "Bệnh mới ở gia cầm và kỹ thuật phòng
    trị", NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
    26. Lê Văn Năm (2004), " Bệnh cúm gà",Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y,
    XI(1), tr.81-86.
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
    85
    27. Lê Văn Năm (2004), " Kết quả khảo sát các biểu hiện lâm sàng và bệnh
    tích ñại thể bệnh cúm gia cầm ở một số cơ sở chăn nuôi các tỉnh phía
    Bắc",Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, XI(3), tr.86-90.
    28. Lê Thị Nương (2010), "Khảo sát sự biến ñộng hiệu giá kháng thể của ñàn
    gà sinh sản nuôi trong nông hộ tại huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà
    Nội sau khi tiêm vacxin H5N1 nhập từ Trung Quốc", Luận văn thạc sỹ
    nông nghiệp, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội.
    29. Dư ðình Quân (2006), "Khảo sát ñáp ứng miễn dịch của ngan, vịt ñối với
    vacxin cúm gia cầm trên thực ñịa", Luận văn thạc sỹ nông nghiệp,
    Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội.
    30. Nguyễn Như Thanh (1997), Miễn dịch học Thú y, NXB Nông nghiệp.
    31. Tô Long Thành (2004), "Thông tin cập nhật về tái xuất hiện bệnh cúm gia
    cầm tại các nước Châu Á",Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, XI(4),
    tr.87-93.
    32. Tô Long Thành (2006), "Thông tin cập nhật về bệnh cúm gia cầm và
    vacxin phòng chống", Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, XIII(1), tr.66-7 6.
    33. Nguyễn Hoài Tao, Nguyễn Tuấn Anh (2004), "Một số thông tin về dịch
    cúm gia cầm",Chăn nuôi số 3-2004. tr.27.
    34. Trương Quang (2009), Bệnh cúm gia cầm, Bài giảng sau ñại học.
    35. Trung tâm Chẩn ñoán Thú y Trung ương (2004), "Tài liệu tập huấn chẩn
    ñoán bệnh cúm và bệnh lở mồm long móng", Hà Nội.
    36. Lương Thị Hải Yên (2010), "Khảo sát một số chỉ tiêu vacxin cúm A/H5N1
    ñược sản xuất thử nghiệm tại Xí nghiệp thuốc thú y Trung ương",
    Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội.
    II. Tài liệu tiếng Anh
    37. Alexander D.J. (2007), An overview of the epidemiology of avian
    influenza. Vaccinne 25(30): 5637-5644. Review.
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
    86
    38. Capua I. & Marangon S. (2000), Review article: "The avian influenza
    epidermic in Italy",1999-2000. Avian Pathol., 29, 289-294.
    39. Collins RA, Ko LS, So KL, Ellis T, Lau LT, Yu AC (2002), "Detection of
    hyghly pathogenic avian influenza subtype H5(Euracian lineage)
    using NASBA", J. Virology Methods, 103(2): 213-215.
    40. Horimoto T and Kawaoka Y (2001), "Pandemic threat posed by avian
    influenza viruses",Clind Microbiol Rev, 14(1): 129-149.
    41. Hulse-Post, D.J., Sturm-Ramirez, K.M., Humberd,J., Seiler, P.,
    Govorkova, E.A., Krauss, S., Scholtissek, C., Puthavathana, P.,
    Nguyen, T.D., Long, H.T., Naipospos, T.S., Chen, H., Ellis, T.M.,
    Guan, Y., Peiris, J.S. & Webster, RG. (2005)
    42. Ito. T and Y. Kawaoka (1998), "Avian influenza", p. 126-136. In K.G.
    Nicholson, R.G. Webster, and A.J. Hay (ed). Textbook of influenza.
    Blackwell sciences Ltd, Oxford, United Kingdom.
    43. Ito. T, J.N. Couceiro, S. Kelm, L.G. Baum, S. Krauss, M.R. Castrucci, I.
    Donateli, H. Kida, J.C. Pauson, R.G. Webter, and Y.Kawaoka (1998).
    44. Kawaoka Y (1991), "Difference in receptor specificity among influenzaA
    viruses from different species of animals",J. Vet. Med. Sci, 53: 357-358.
    45. Kishida N, Sakoda Y, Isoda N, Matsuda K, Eto M,Sunaga Y, Umemura
    T, Kida H. (2005), "Pathogenesis of H5 influenza viruses for ducks".
    Arch Virol. Jul; 150(7): 1383-92.
    46. Klenk, H.D., W, H Niemann, R. Geyer, R. T Schwarz (1983), "The
    characterrization of influenza viruses by carbonhydrate analysis",
    Curr top Microbiol Immuno, 104: 247-57.
    47. Luschow D., Werner O., Mettenleiter T.C. & Fuchs W. (2001).
    "Protection of chickens from lethal avian influenzaA virus infection
    by live-virus vaccination with infectious laryngotracheitis virus
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...