Tiểu Luận Tình hình dân số và tài nguyên sinh vật trên thế giới và ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong những năm qua, Việt Nam đã lỗ lực và thành công trong công việc mở rộng diện tích rừng trồng nhưng chưa thành công trong việc làm giảm sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên có chát lượng và mức độ đa dạng sinh học cao. Theo Bộ Tài Nguyên và Môi Trường hiện nay, diện tích giàu, có tính đa dạng sinh học đang giảm mạnh so với trước đây. Tị những vùng có nhiều rừng cũng là vùng có trữ lượng và có chất lượng cao như Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, cấu trúc rừng và cơ cấu rừng bị phá vỡ.
    Nhũng thống kê gần đây cho thấy số lượng cá thể của 1 số loài động vật quý hiếm đang bị giảm rõ rệt và có nguy cơ tuyệt chủng cao. Điển hình nhất là loài tê giác mọc sừng, hiện chỉ có vài cá thể; voi Châu Á hiện chỉ còn 100 con; Hổ Đông Dương cũng tương tự. Một số loài thực vật như Sâm Ngọc Linh, Hoàn Đàn, Thông Nước, Trầm Hương, Lát Hoa .đang bị đe doạ tuyệt chủng.
    Trong số những mối đe doạ trực tiếp hay gián tiếp đã trình bày ở phần trên, gia tăng dân số là mối đe doạ rõ ràng nhất. Dự báo đến năm 2020, dân số nước ta khoảng 100 triệu người, việc mở rộng và thâm canh nông nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Điều này đồng nghĩa với sự gia tăng áp lực lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên sinh vật.
    Để giải quyết vấn đề trên nhà nước, các cấp quản lý, các nhà hoạt động môi trường cần phải có biện pháp, hành động tổng thể, phối hợp đa ngành đa lĩnh vực, tranh thủ sự giúp đỡ của các cá nhân, tổ chức quốc tế. Nhưng quan trọng nhất vẫn là các biện pháp hạn chế sự gia tăng dân số.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...