Báo Cáo Tình hình dân số nước ta giai đoạn 1975-2000

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Tình hình dân số nước ta giai đoạn 1975-2000
    Phần mở đầu

    Mỗi nước có trình độ phát triển khác nhau thì tình trạng dân số cũng khác nhau : Qui mô dân số ở các nước đang phát triển lớn hơn và tăng nhanh hơn nhiều so với các nước đang phát triển, tỷ lệ trẻ em dưới 14 tuổi trong tổng dân số ở các nước đang phát triển (năm 1999) lại thấp hơn nhiều so với các nước đã phát triển 4% so với 14%, tình hònh sinh sản và tử vong ở hai nhóm nước này cũng có sự khác biệt rất lớn : theo thống kê từ năm 1950 tới nay, số con trung bình của một phụ nữ ởi các nước nghèo bao giờ cung nhiều gấp hơn hai lần ở những nước giàu . Tại sao lại có sự khác nhau ở các nước như vậy? Phải chăng là do sự phát triển khác nhau ở các nước khác nhau? Qua kết quả nghiên cứu dân số người ta giải thích được tại sao lại có sự khác nhau này, bởi vì tại giữa sự phát triển kinh tế - xã hội và dân số có mối quan hệ hai chiều, chuyển hóa nhân quả giữa chúng, đó là các quá trình dân số : sinh, tử và di cư có mức độ cao hay thấp, nhiều hay ít, đưa tới việc xác định tình trạng dân số ở một lãnh thổ nhất định và tại một thời điểm nhất định, trên các phương diện quy mô, cơ cấu và phân bố theo lãnh thổ. Kết quả này sẽ tác động theo nhiều cách khác nhau đến quá trình phát triển như tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ, tỷ lệ tiêu dùng và tích luỹ, sử dụng các nguồn vốn . Các quá trình trên dẫn tới mức độ bảo đảm việc làm, chất lượng môi trường, tình trạng công nghệ, y tế và giáo dục, địa vị phụ nữ . Đến lượt nó, các kết quả này lại tác động mạnh đến các quá trình dân số sinh, tử, di cư; từ đó chúng ta thấy tồn tại mối quan hệ chặt chẽ hai chiều giữa một bên là dân số và bên kia là sự phát triển. Để có thể hiểu sâu hơn mối quan hệ này chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích ảnh hưởng của từng nhân tố phát triển đến dân số : y tế, giáo dục, việc làm . và dân số tác động ngược trở lại.

    Bài tiểu luận này sẽ làm rõ một phần những tác động, mối quan hệ giữa chúng qua từng phần của bài tiểu luận. Bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót do trình độ cũng như thời gian có hạn, mong thầy chỉ bảo thêm cho em để có bài viết hoàn thiện hơn.

    Phần kết luận

    Sau khi nghiên cứu sự tác động của dân số đến một số vấn đề như: tăng trưởng kinh tế, tiết kiệm và đầu tư, giáo dục, y tế Ta có thề kết luận giữa dân số và phát triển Kinh tế - Xã hội có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Dân số có thể thúc đẩy , cũng có thể kìm hãm sự phát triển Kinh tế - Xã hội và phát triển Kinh tế - Xã hội sẽ cũng tác động trở lại dân số. các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin, tuy không có các chuyên đề bàn riêng về dân số nhưng trong khi trình bày các quan điểm duy vật về lịch sử đã thể hiện một cách chính xác khoa học về vấn đè này: “ Một xã hội biết điều chỉnh số dân như điều chỉnh phát triển kinh tế thì xã hội đó mới thật sự phát triển
     
Đang tải...