Tiểu Luận Tình hình của công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. LỜI MỞ ĐẦU

    Ngân sách nhà nước (NSNN) là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được cơ quan có thẩm quyền quyết định và thực hiện trong một năm nhằm thực hiện chức năng nhiệm vụ của Nhà nước. Ngân sách Nhà nước là một bản dự toán thu – chi. Cơ cấu nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước bao gồm: thu ngân sách nhà nước và chi ngân sách nhà nước. Trong đó, chi ngân sách nhà nước là hoạt động phân phối và sử dụng quỹ NSNN theo dự toán NSNN đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước. Chi NSNN gồm: chi đầu tư phát triển; chi thường xuyên; chi trả nợ, cho vay, tài trợ nước ngoài; chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính và chi khác.
    Chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước là quá trình phân phối và sử dụng một phần vốn tiền tệ từ NSNN để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất và dự trữ vật tư hàng hóa của Nhà nước, nhằm thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Căn cứ vào tính chất của các hoạt động đầu tư phát triển thì chi đầu tư phát triển NSNN bao gồm: chi đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN và các khoản chi đầu tư phát triển không có tính chất đầu tư xây dựng cơ bản.
    Chi đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước là yêu cầu tất yếu nhằm đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Trước hết, chi đầu tư phát triển của NSNN nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất phục vụ và vật tư hàng hóa cần thiết của nền kinh tế; đó chính là nền tảng bảo đảm cho sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Đồng thời là “vốn mồi” để tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi nhằm thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước vào đầu tư phát triển theo định hướng của Nhà nước ở từng thời kỳ nhất định.
    Đối với Việt Nam – một đất nước đang trong giai đoạn đầu của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vấn đề quản lý chi đầu tư phát triển, đặc biệt là chi đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN cần được quan tâm, chú trọng. Từ đó tạo nền tảng và động lực cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
    MỤC LỤC
    A. LỜI MỞ ĐẦU 2
    B. NỘI DUNG 4
    Phần 1. Khái quát chung về quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản của Ngân sách Nhà nước. 4
    1. Khái niệm Chi đầu tư xây dựng cơ bản. 4
    2. Nội dung quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản. 6
    3. Quy trình quản lý NSNN trong chi đầu tư xây dựng cơ bản. 7
    3.1. Quy trình lập, điều chỉnh kế hoạch vốn và thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản. 7
    3.2. Quy trình quản lý thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản. 9
    3.2.1. Quy trình chung: 9
    3.2.2 Quy trình quản lý dự án. 10
    4. Nguyên tắc quản lý và cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách Nhà nước. 12
    4.1. Đúng đối tượng. 12
    4.2. Đúng mục đích, đúng đối tượng. 12
    4.3. Theo mức độ, khối lượng thực tế và hoàn thành kế hoạch, chỉ tiêu trong phạm vi giá trị dự toán được duyệt. 13
    4.4. Giám đốc bằng đồng tiền. 13
    5. Điều kiện cấp phát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản cảu NSNN. 14
    6. Cấp phát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Ngân sách Nhà nước. 14
    Phần 2: Tình hình của công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam. 17
    1. Thực trạng. 17
    2. Thành tựu. 20
    3. Hạn chế. 21
    4. Giải pháp. 22
    C. KẾT LUẬN 24
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...