Báo Cáo Tình hình chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn huyện đức phổ

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 26/3/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    Đặc điểm tình hình của huyện Đức Phổ:
    Nằm cách thành phố Quảng Ngãi 30km về hướng Đông Nam, đây là một huyện nghèo khó của tỉnh Quảng Ngãi. Trong chiến tranh huyện Đức Phổ phải gánh chịu nhiều tổn thất nặng nề về người và của. Trong thời bình phải chịu nhiều hậu quả khắc nghiệt do thiên tai gây ra, chính vì thế mà huyện Đức Phổ được mệnh danh là mãnh đất “Nắng không ưa, mưa không chịu”, nhưng không vì lẽ đó mà người dân nản lòng. Cùng với sự phát triển của ngành đánh bắt thuỷ hải sản và trồng cây nông – lâm nghiệp, ngành chăn nuôi cũng rất phát triển, đặc biệt là chăn nuôi trâu, bò không những cung cấp đủ thực phẩm thiết yếu cho người dân trong huyện mà còn xuất khẩu. Ngoài ra ngành chăn nuôi còn cung cấp sức cày kéo và phân bón hữu cơ cho cây trồng. Chính vì thế mà ngành chăn nuôi góp phần làm cho huyện Đức Phổ “Thay da đổi thịt” từng ngày.
    Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là: 37.163,561 ha.
    Trong đó: Diện tích đất nông nghiệp: 23.120,904ha.
    Diện tích đất lâm nghiệp: 1.746,013 ha.
    Diện tích đất chuyên dùng: 11.274,615ha.
    Diện tích đất chưa sử dụng: 1.021,912 ha.
    Riêng đất nông nghiệp gồm:
    - Đất trồng cây lâu năm: 3.661649 ha.
    - Đất trồng cây hàng năm: 12.069,583ha.
    - Đất vườn tạp: 6.214,141 ha.
    - Đất có mặt nước: 1.175,531 ha.
    Tổng diện tích đất tự nhiên ở huyện Đức Phổ được phân bố ở 14 xã và 1 thị trấn:
    - Xã Phổ An: 2.405,76ha.
    - Xã Phổ Quang: 2.374,73ha.
    - Xã Phổ Nhơn: 4.697,46ha.
    - Xã Phổ Ninh: 4.397,54ha.
    - Xã Phổ Cường: 3.418,93ha.
    - Xã Phổ Thuận: 3.510,71ha.
    - Xã Phổ Văn: 2.268,18 ha.
    - Xã Phổ Thạnh: 3.381,88 ha.
    - Xã Phổ Minh: 1.364,75ha.
    - Xã Phổ Phong: 1.400,441ha.
    - Xã Phổ Vinh 1.351,24ha.
    - Xã Phổ Khánh 2.381,65ha.
    - Xã Phổ Châu: 2.427,43ha.
    - Xã Phổ Hoà: 1.267,58ha.
    - Thị trấn Đức Phổ: 515,28 ha.
    Dân số toàn huyện có 190.850 người và 40.718 hộ.

    MỤC LỤC
    Trang
    PHẦN THỨ NHẤT 1
    TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI TRÂU, BÒ TRÊN ĐỊA BÀN 1
    HUYỆN ĐỨC PHỔ. 1
    I. Đặc điểm tình hình của huyện Đức Phổ: 1
    1. Điều kiện tự nhiên: 2
    1.1 Vị trí địa lý: 2
    1.2. Thời tiết khí hậu: 3
    2. Tình hình chăn nuôi trâu, bò hiện nay, kế hoạch phát triển trong những năm tới. 7
    3. Về công tác thý y: 8
    II. Tình hình chăn nuôi ở huyện Đức Phổ: 9
    PHẦN THỨ HAI: 11
    NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 11
    I. Đặt vấn đề: 11
    II. Cơ sở lý luận: 12
    1. Sơ lược tình hình nghiên cứu bệnh sán lá gan ở trâu, bò của các tác giả trong và ngoài nước. 13
    2. Sán lá gan : 13
    2.1. Phân loại: 13
    2.2. Đặc điểm hình thái và cấu tạo: 14
    2.2.1. Fasciola gigantica 14
    2.2.2. Fasciola hepatica 14
    3. Chu kỳ phát triển của Fasciola 15
    3.1 Giai đoạn từ mao ấu ( Miracidium ) đến bào ấu ( Sporocyst ). 16
    3.2 Giai đoạn từ Sporocyst đến Redia 17
    3.3 Giai đoạn Redia đến Cercaria 17
    3.4 Giai đoạn từ Cercaria đến kén Adolescaria 17
    4. Dịch tễ học: 18
    5. Vật chủ trung gian: 19
    6. Cơ chế gây bệnh: 21
    7. Triệu chứng – Bệnh tích: 22
    8. Chẩn đoán: 23
    9. Những thiệt hại kinh tế do bệnh gây ra. 23
    10. Phòng, trị bệnh: 24
    10.1 Phòng: 24
    10.2 Điều Trị: 24
    III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
    1. Nội dung nghiên cứu: 27
    1.1: Đối tượng nghiên cứu: 27
    1.2 : Địa điểm nghên cứu 27
    2.1 Vật liệu: 28
    2.2 Phương pháp nghiên cứu: 28
    2.2.1 Phương pháp lấy mẫu: 28
    2.2.2 Phương pháp lắng cặn 28
    2.2.3 Phương pháp phân loại: 28
    2.2.4 Phương pháp tính trọng lượng trâu, bò: 29
    2.2.5 Phương pháp xác định tuổi trâu, bò: 29
    2.2.6 Phương pháp thu lượm ký chủ trung gian: 29
    2.2.7 Phương pháp kiểm tra vĩ ấu ( Cercaria ) có trong ốc: 30
    2.2.8 Phương pháp đánh giá: 30
    2.2.9 : Hiệu lực thuốc tẩy 30
    3. Bố trí thí nghiệm: 31
    IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32
    1. Tình hình nhiễm sán lá gan ở trâu, bò trên địa bàn huyện Đức Phổ 32
    2. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu, bò theo các nhóm tuổi và cường độ nhiễm. 34
    3. Nhiễm sán lá gan theo loài gia súc. 36
    4. Mật độ ốc ( ký chủ trung gian ) trên địa bàn huyện Đức Phổ 37
    5. Tỷ lệ ốc nhiễm ấu trùng sán lá gan: 38
    6. So sánh hiệu quả thuốc tẩy: 39
    V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45
    1. Kết luận: 45
    2. Tồn tại và đề nghị: 46
    2.1 Tồn tại: 46
    2.2 Đề nghị: 46
    2.2.1 Đối với nhà trường: 46
    2.2.2.Đối với trạm thú y Đức Phổ: 46
    2.2.3 Đối với Nhà nước: 47
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...