Tiểu Luận Tình hình cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯờNG ĐạI HọC KINH Tế QUốC DÂN
    KHOA ngân hàng – tài chính





    Bài tập nhóm
    tài chính quốc tế nâng cao
    đề tài :

    VẤN ĐỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY
    Nhóm thực hiện
    :
    Nhóm 5
    NGUYỄN THỊ MINH HƯNG
    CAO THỊ HỒNG LINH
    CAO BÍCH PHƯƠNG
    ĐẶNG MINH TRANG
    SOMPHAPHONMACNO MEK
    Chuyên ngành
    :
    Tài chính quốc tế
    Lớp
    :
    Tài chính quốc tế 50
    Hà Nội, NĂM 2011







    LỜI MỞ ĐẦU


    Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang là xu thế của thời đại và diễn ra ngày càng sâu rộng về nội dung, quy mô trên nhiều lĩnh vực. Trong xu thế đó, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã diễn ra từ lâu, kể từ khi Việt Nam khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện đất nước vào năm 1986. Việt Nam đã gia nhập khối ASEAN năm 1995; tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) năm 1996; ký Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2000 và ký kết các hiệp định thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư song và đa phương khác. Đặc biệt từ năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), là mốc son quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, đánh dấu cho việc hội nhập ngày càng sâu rộng với thị trường quốc tế nói chung và trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng. Trong bối cảnh đó, để có những chính sách đúng đắn và kịp thời cho nền kinh tế thì việc theo dõi sự biến động của cán cân thanh toán quốc tế ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Với đề tài “Tình hình cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam hiện nay”,nhóm trình bày sẽ làm rõ một số vấn đề về cán cân thanh toán và thực tế diễn biến ở Việt Nam, cũng như chỉ ra những biện pháp nhằm thăng bằng cán cân thanh toán của Việt Nam trong thời gian gần đây.






    CHƯƠNG I :
    TỔNG QUAN VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ ( BOP)
    1. Khái niệm hay quan điểm về cán cân thanh toán quốc tế

    Thuật ngữ cán cân thanh toán quốc tế xuất hiện cùng với sự ra đời và phát triển của phạm trù tài chính quốc tế.
    Vào thế kỷ thứ 15,16 hoạt động thương mại quốc tế trở nên phát triển, các nhà kinh tế rất quan tâm đến sự cân bằng giữa kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu( cán cân thương mại) bởi lẽ nó ảnh hưởng đến trạng thái thị trường kim loại vàng của một quốc gia. Cuối thế kỷ thứ 18 đầu thế kỷ thứ 19, chủ nghĩa kinh tế tự do phát triển mạnh, bên cạnh các khoản thu nhập thu nhập từ hoạt động xuất nhập khẩu, các quốc gia còn có những khoản thu nhập từ các hoạt động cung cấp dịch vụ quốc tế lẫn nhau. Từ đó cán cân đối ngoại mở rộng hơn ngoài phạm vi là cán cân thương mại. Đến đầu thế kỷ 20, do sự phát triển các hình thức đầu tư vốn trực tiếp, gián tiếp giữa các quốc gia, cho nên nhu cầu thiết lập một cán cân thanh toán tổng hợp để phản ánh tất cả những ràng buộc lẫn nhau trong quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng trở nên cấp bách.
    Tuy vậy, sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2, các nước mới thiết lập cán cân thanh toán quốc tế hoàn chỉnh. Để thực hiện chức năng giám sát tiền tệ của các nước thành viên, vào năm 1948 IMF đã đưa ra những hướng dẫn cụ thể cho các nước thành viên trong việc thống nhất lập báo cáo về cán cân thanh toán quốc tế của mình.
    Theo IMF thì, cán cân thanh toán quốc tế là một bản báo cáo thống kê ghi chép và phản ánh các giao dịch kinh tế giữa những người cư trú với người không cư trú.
    Ngoài ra, cũng có nhiều quan điểm khác nhau về BOP như sau:
    BOP là bảng cân đối, so sánh và đối chiếu giữa các khoản tiền thu được với các khoản tiền chi trả cho nước ngoài của một nước trong một thời gian nhất định.
    BOP là một biểu tổng hợp phản ánh tất cả các giao dịch dưới hình thức tiền tệ của một nước với các nước khác.
    Từ các khái niệm trên cần lưu ý một vài điểm như sau:

    Thứ nhất, “Người cư trú” và “không cư trú” là các cá nhân, các gia đình, các công ty, các cơ quan đại diện cho các quốc gia, các tổ chức quốc tế Căn cứ xác định “người cư trú” hay “không cư trú” chủ yếu dựa vào qui định về thời gian sinh sống, làm việc liên tục cần thiết tại quốc gia đó của nước sở tại, thường là 1 năm (một số qui định là hơn 6 tháng).

    Thứ hai, Các cơ quan và những người làm việc tại các cơ quan đại diện cho Chính phủ các quốc gia (đại sứ quán, tổng lãnh sự quán, ), cho các tổ chức quốc tế (IMF, WB, UN, WTO ) đều được coi là “người không cư trú”.

    Thứ ba, Các công ty xuyên quốc gia có chi nhánh ở nhiều nước khác nhau, thì chỉ những chi nhánh ở nước sở tại mới được coi là “người cư trú”.

    Thứ tư, Công dân của quốc gia này đến quốc gia khác học tập, du học, chữa bệnh không kể thời gian dài hay ngắn đều được coi là “người không cư trú”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...