Luận Văn Tình hình các tội phạm về tham nhũng ở nước ta từ năm 2003 đến 2009

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    các tội phạm về tham nhũng ở nước tatừ năm 2003 đến 2009.​ ​1. Tính cấp thiết của đề tài.

    Tham nhũng hiện nay đang là vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Trong những năm gần đây tình hình kinh tế xã hội của nước ta đang có sự thay đổi nhanh chóng về mọi mặt, đặc biệt từ khi Việt Nam ra nhập WTO (2006), cơ hội mở cửa thị trường giao lưu hợp tác ngày càng phát triển, bên cạnh những thành tựu nhất định mà chúng ta đã đạt được, đất nước cũng đứng trước một nguy cơ và thách thức lớn của cơ chế thị trường đó là sự phân hóa giàu nghèo, lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền , đặc biệt là tệ tham nhũng đang ngày càng ăn sâu vào một bộ phận không nhỏ của những người có chức vụ quyền hạn.
    Trong khi đất nước ta còn nghèo nàn, đời sống còn muôn vàn khó khăn thì tệ tham nhũng là một sự kìm hãm ngấm ngầm và khủng khiếp đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, là “con sâu bỏ giàu nồi canh” gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, của tập thể và công dân, làm giảm lòng tin của nhân dân trước Đảng và nhà nước.
    Hơn bao giờ hết, tình hình tham nhũng được đặt ra hàng đầu trên thế giới, hàng loạt các biện pháp được đưa ra, đặc biệt Hiến chương liên hiệp quốc về tham nhũng được thông qua và có hiệu lực từ 12/2005 đã tạo một khuôn khổ pháp lí Quốc tế trong việc chống lại tham nhũng. Ở nước ta chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng được thể hiện trong quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng đến năm 2020; là sự thể chế hóa Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 3 khóa X về"Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí", đồng thời tiếp tục cụ thể hóa Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005. Đảng cũng xác định đấu tranh phòng chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết, trước mắt và lâu dài của Đảng và nhân dân ta, tệ tham nhũng quan liêu đang là một nguy cơ lớn cản trở công cuộc đổi mới của đất nước. Để ngăn chặn và bài trừ “quốc nạn” này, Đảng và nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương chính sách như lập cục phòng chống tham nhũng thuộc Chính Phủ theo quyết định 1424 ngày 31/10/2006, thông qua phòng chống tham nhũng ngày 29/11/2005 và có hiệu lực ngày 1/6/2006; ban hành Nghị quyết của Chính phủ số 27/2008/NQ-CP ngày 25/11/2008 về phòng chống tham nhũng và pháp lệnh số 03/1998/PL-UBTVQH10 của Ủy ban thường vụ quốc hội cùng với nhiều nghị quyết, chỉ thị khác. Những chiến lược này
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...