Luận Văn Tình hình buôn lậu và công tác kiểm soát chống buôn lậu tại chi cục Hải quan cửa khẩu Chi Ma

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Hải quan Việt Nam là một trong những công cụ quản lý đắc lực của nhà nước, là lực lượng biên phòng trên mặt trận kinh tế, góp phần bảo vệ lợi ích chủ quyền và an ninh quốc gia.
    Được thành lập vào ngày 10/9/1945, trải qua 58 năm hình thành và phát triển Hải quan Việt Nam ngày càng lớn mạnh về số lượng và chất lượng đáp ứng kịp thời sự phát triển của nền kinh tế đất nước, trong giai đoạn mở cửa và hoà nhập với nền kinh tế thế giới. Việc mở rộng giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hoá quốc tế ngày càng phát triển mạnh kéo theo không ít tiêu cực, đặc biệt là các lực lượng chuyên nghiệp luôn lợi dụng các chính sách, chế độ của nhà nước, lợi dụng hàng hoá đa dạng, phức tạp, số lượng lớn để buôn lậu và gian lận thương mại. Chính vì vậy một nhiệm vụ đặt ra cho ngành Hải quan là phải làm sao hạn chế tối đa các hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại nhưng phải bảo đảm cho hàng hoá thông quan nhanh gọn.
    Để làm được việc đó, thì lực lượng điều tra chống buôn lậu đóng vai trò quan trọng trong việc phân loại, sắp xếp, rà soát, quản lý địa bàn khu vực, đối tượng, mặt hàng trọng điểm, có nhiều nghi vấn . mới có thể phá, huỷ mạng lưới của các bọn đầu nâu chủ chốt.
    Trước bối cảnh đó, Việt Nam chúng ta đang đứng trước những thử thách to lớn, đồng thời cũng tạo những cơ hội thuận lợi để đưa đất nước đi lên, và tiến kịp với tốc độ phát triển kinh tế thế giới và khu vực. Nhận thức được tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã chủ động kịp thời vạch ra những chủ trương đường lối về phát triển kinh tế đất nước trong những năm tới, đó là xây dựng và phát triển. Nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước dựa vào tiềm lực sẵn có, đồng thời chúng ta cũng mở cửa để thu hút, đón nhận sự hợp tác, đầu tư nước ngoài.
    Để thực hiện được các chủ trương đường lối đó một cách hiệu quả, Nhà nước ta đã đưa ra các chính sách thông thoáng hơn: cải cách thủ tục đơn giản hơn, đây vừa là điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư chân chính từ nước ngoài vào nước ta, vừa là cơ hội để các phần tử xấu lợi dụng để buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép . nhằm thu lợi bất chính và cũng là cơ hội để các thế lực thù địch thực hiện âm mưu phá hoại đất nước ta.
    Trước tình hình đó đã đặt ra cho Đảng và Nhà nước ta, mà cụ thể là các ngành các cấp một nhiệm vụ to lớn, làm thế nào tạo được sự thông thoáng để hội nhập kinh tế thế giới, vừa bảo vệ được chủ quyền kinh tế đất nước và ngăn chặn được âm mưu chống phá từ bên ngoài: Ngành Hải quan là một trong những ngành đảm nhiệm nhiệm vụ đó, mỗi cán bộ chiến sĩ Hải quan được xem là người lính gác cửa nền kinh tế đất nước.
    Là một sinh viên của Trường Cao đẳng Hải quan, sau gần 3 năm theo học tại trường và sau 2 tháng thực tập tại các đơn vị thuộc Cục Hải quan Lạng Sơn, em đã tiếp thu được rất nhiều điều bổ ích từ hoạt động thực tiễn nghiệp vụ Hải quan. Trên cơ sở lý thuyết đã học và được tìm hiểu thực tế qua kỳ thực tập, em hoàn thành báo cáo này. Với kinh nghiệm còn thiếu và thời gian thực tập có hạn nên báo cáo sẽ không tránh khỏi những sai sót nhất định. Rất móng được sự giúp đỡ, góp ý của quý thầy cô, các anh chị, các cô chú tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn cũng như các bạn để bản báo cáo được đầy đủ và xúc tích hơn.
    Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn, cán bộ nhân viên phòng tham mưu chống buôn lậu và xử lý, các cô chú, các anh chị thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu Chi Ma . đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập cũng như thực hiện bản báo cáo này.

    MỤC LỤC

    Lời cảm ơn 1
    Lời nói đầu 2
    Phần I. 4
    I. Giới thiệu chung về Hải quan – Hải quan Việt Nam 4
    1. Khái quát về lịch sử Hải quan 4
    2. Chức năng, nhiệm vụ của Hải quan Việt Nam 6
    3. Vị trí, vai trò và tầm quan trọng của Hải quan trong
    giai đoạn hiện nay 6
    II. Giới thiệu sơ lược về Cục Hải quan Lạng Sơn 7
    III. Giới thiệu về Chi cục Hải quan cửa khẩu Chi Ma 12
    1. Đặc điểm tình hình, sự hình thành và phát triển 12
    2. Tổ chức bộ máy và cán bộ 14
    3. Chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ 16
    Phần II. Tình hình buôn lậu và công tác kiểm soát chống buôn lậu tại
    chi cục Hải quan cửa khẩu Chi Ma 21
    I. Thực trạng về tình hình buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hoá
    qua biên giới 21
    1. Cơ sở lý luận 21
    2. Khái niệm cơ bản về buôn lậu, gian lận thương mại kiểm soát
    Hải quan 23
    3. Đặc điểm tình hình 24
    4. Thành phần tham gia buôn lậu 25
    5. Phân tích thủ đoạn của các đối tượng buôn lậu 25
    6. Phân tích những nguyên nhân đến buôn lậu phát sinh, phát triển
    ở nước ta và các vùng biên giới nói riêng 29
    II. Tình hình thực tế về công tác kiểm soát chống buôn lậu của lực
    lượng chi phí Cục Hải quan cửa khẩu Chi Ma 31
    1. Những thuận lợi và khó khăn 31
    2. Công tác tổ chức triển khai kế hoạch chống buôn lậu tại chi cục 34
    Phần III. Hoạt động kiểm tra giám sát, kiểm tra thu thuế và giám
    sát quản lý 53
    1. Cơ sở lý luận 53
    2. Đối tượng chịu sự kiểm tra, giám sát Hải quan 55
    3. Hoạt động thực tiễn về thủ tục Hải quan, kiểm tra
    giám sát Hải quan 55
    4. Thực tế hoạt động nghiệp vụ giám sát quản lý và thu thuế tại
    cửa khẩu Chi Ma 68
    * Ý kiến đề xuất và kết luận 72
    I. Những giải pháp đề xuất mang tính cấp bách và lâu dài 72
    1. Đầu tư phát triển kinh tế đất nước, tạo khả năng cạnh tranh giữa
    hàng hoá trong nước và hàng hoá nước ngoài 72
    2. Vấn đề giải quyết việc làm và nâng cao mức sống của nhân dân
    đặc biệt ở các vùng biên giới 74
    3. Tăng cường công tác giáo dục văn hoá, chính trị tư tưởng và công
    tác tuyên truyền pháp luật ở các vùng biên giới 74
    II. Một số tồn tại và kiến nghị 75
    III. Kết luận 80
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...